Bao nhiêu tuần thì bị rạn da

Trong suốt 9 tháng thai kỳ cùng với sự phát triển của con yêu trong bụng, không chỉ vóc dáng mà làn da mẹ bầu cũng sẽ có sự thay đổi rõ rệt ở một số vị trí.

Da trở nên nhạy cảm hơn, rạn da, ngứa, nổi mụn, nám sạm là tất tần tật những thay đổi của làn da khi mang thai mẹ bầu phải đối mặt. Trong đó, rạn bụng, sạm da là một trong những hiện tượng phổ biến, gây ra “sự mặc cảm” cho không ít bà mẹ trẻ.

Nếu mẹ không chăm sóc và nâng niu da ngay từ khi mang bầu thì làn da của mẹ sẽ khó phục hồi, săn chắc trở lại sau khi sinh [ảnh minh hoạ]

Khi mang thai, vòng eo con gái ngày nào nay đã lớn dần, da bụng người mẹ kéo căng tối đa để có không gian cho bé, nhưng theo đó là những vết rạn da loang lổ ở vùng bụng, mông, đùi bắt đầu xuất hiện. Tốc độ tăng cân cũng như số cân nặng của người mẹ là yếu tố quyết định mức độ rạn da, ngoài ra thì gen di truyền cũng đóng vai trò quan trọng trong việc làn da của mẹ bầu bị rạn nhiều hay ít.

Thông thường, chị em khi mang thai xuất hiện vết rạn vào sau tháng thứ 3 của thai kỳ vì từ tháng thứ 4, bé bắt đầu phát triển về cân nặng. 3 tháng cuối của thai kỳ lớn nhanh nhất, do đó, thời gian này vết rạn da xuất hiện nhiều nhất. Đối với chị em có làn da không được săn chắc và sẫm màu thì có thể xuất hiện sớm hơn.

Với mẹ mang thai lần đầu các vết rạn có màu hồng, đỏ hoặc đôi khi là màu hồng tía, sau đó chuyển dần sang trắng sau khi sinh. Với mẹ bầu sinh con lần thứ hai, vết rạn thường nhạt màu, có thể tiệp với màu da.

Nỗi lo về rạn bụng chưa hết, mẹ lại phải đối mặt với làn da ngày càng sạm, vết nám lộ diện khiến càng thêm muộn phiền.

Trong quá trình mang thai, các hắc tố melamin trong da tăng lên đáng kể khiến cho mẹ bầu xuất hiện các mảng da tối màu trên trán, má, cổ, nách, ngực. Các nốt ruồi và tàn nhang cũng trở nên đậm màu hơn. Làn da lúc này trở nên nhạy cảm và dễ bị ảnh hưởng hơn bao giờ hết từ tia cực tím. Có khoảng 50% trong số các phụ nữ mang thai mắc phải vấn đề về da này.

Bí quyết “nằm lòng” giúp làn da bầu bí tươi trẻ, khỏe, đẹp

Làm mẹ là thiên chức của người phụ nữ nên thường các chị em tập trung cho thai nhi nhưng song song đó cũng cần có biện pháp chăm sóc, để giữ được làn da tươi trẻ sau khi sinh.

Để tránh rạn bụng, sạm da mẹ cần đảm bảo đủ độ ẩm bằng cách uống nhiều nước. Đây là biện pháp tăng cường độ ẩm cho da hiệu quả, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai. Nước giúp thải độc, giúp làn da đối phó với sự căng thẳng, co giãn khi mang thai. Mẹ nên uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày.

Ngoài ra, các loại thực phẩm có hàm lượng nước cao cũng là cách hiệu quả giúp cơ thể ngậm nước và ngăn ngừa rạn da. Lựa chọn lý tưởng là dưa hấu, dưa chuột, bầu, bí, rau lá xanh...

Bên cạnh đó, tập thể dục đều đặn như bơi lội, yoga, đi bộ còn giúp da duy trì sự đàn hồi, tăng lưu thông trong cơ thể, đồng thời giúp mẹ thở dễ dàng hơn, tốt cho cả em bé. Hơn nữa, việc tập thể dục trong thai kỳ là tránh tăng cân quá nhanh, ngăn ngừa rạn da sớm…

Để bảo vệ làn da của mình tốt hơn, mẹ bầu nhớ bôi kem chống nắng [chỉ số SPF dao động từ 30-50 là tốt nhất], đội mũ khi đi ra ngoài hoặc dưới trời nắng để hạn chế tia cực tím và nguy cơ sạm da, nám da.

Kiểm soát trọng lượng cơ thể, tập thể dục nhẹ nhàng là một trong những bí quyết để ngăn ngừa rạn da ở mẹ mang thai [ảnh minh hoạ]

Đặc biệt, dinh dưỡng cũng là vấn đề rất quan trọng. Cơ thể khỏe mạnh thì làn da mới khỏe mạnh. Mẹ cần chăm sóc bên trong lẫn bên ngoài, bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất không chỉ giúp bé khỏe mạnh, thông minh mà còn bảo vệ làn da, mang lại vẻ đẹp cơ thể lẫn tinh thần.

Trong đó, vitamin A và C đóng vai trò quan trọng trong quá trình nuôi dưỡng, thúc đẩy sự hình thành các tế bào da mới và bảo vệ, duy trì làn da sáng khỏe. Mẹ có thể bổ 2 loại vitamin này thông qua thực phẩm như bưởi, cam, quýt, kiwi, dâu tây, bông cải xanh, cà rốt, khoai lang, dưa đỏ, bí ngô, rau lá xanh như bina và cải xoăn…

Tương tự, vitamin E vốn nổi tiếng trong việc tái tạo, phục hồi nhanh chóng những tế bào da tổn thương, làm sáng và mịn da. Các loại hạt, ngũ cốc, quả bơ, cà chua, yến mạch… là những thực phẩm giàu vitamin E, mẹ có thể thay đổi trong khẩu phần ăn của mình hằng ngày.

Bên cạnh đó, dùng thực phẩm giàu kẽm như đậu hà lan, nho khô, thịt đỏ, đậu lăng và chuối là động lực để cơ thể sản sinh ra nhiều collagen. Đây là yếu tố không thể thiếu giúp trẻ hóa làn da, tăng độ đàn hồi. Nếu thiếu dưỡng chất này, vết rạn da, đặc biệt ở vùng bụng và đùi dễ xuất hiện.

Tuy nhiên, vì nhiều lý do nên việc cung cấp dưỡng chất từ nguồn thực phẩm thường không đủ, vì thế phải bổ sung thêm bằng viên uống.

Một trong những sản phẩm bổ sung vi chất mà rất nhiều phụ nữ châu Âu tin tưởng là Vital Pregna. Ngoài công dụng bổ sung dưỡng chất, vitamin và khoáng chất trong suốt thai kỳ của phụ nữ, Vital Pregna còn có những ưu điểm nổi trội mà không có sản phẩm cùng dòng nào trên thị trường có được.

Vital Pregna giúp giảm tình trạng rạn da bụng khi mang thai nhờ sự kết hợp của tổ hợp 4 chất Vitamin C Kẽm Biotin Niacin. Các chất này có tác dụng kích thích sản sinh tế bào mới từ sâu bên trong cơ thể, đồng thời, tái tạo collagen cần thiết cho da, giúp se nhỏ vết rạn da ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai.

Ngoài chức năng hỗ trợ giảm rạn da bụng khi mang thai và các biểu hiện tiêu cực khi mang thai, công thức của Vital Pregna còn đảm bảo cung cấp đủ hàm lượng vitamin và khoáng chất mà bà bầu cần cho cả mẹ và thai nhi, giúp giảm nguy cơ dị tật thai nhi.

Vital Pregna được biết đến là một trong những sản phẩm chăm sóc sức khỏe phụ nữ chuẩn bị mang thai, đang mang thai và thời kỳ cho con bú chiếm thị phần lớn tại Đức.

Trong mỗi viên Vital Pregna có chứa đầy đủ các loại vitamin như E, D3, C, B1, B2, B6, B12, axit folic… cùng các vi chất khác như Pantothenic acid, Biotin, Nicotinamide [Niacin], Sắt [iron], Đồng [copper], Magnesium, Kẽm, Iốt, Omega-3.

Đặc biệt hàm lượng Omega 3 từ cá hồi Na Uy chứa DHA giúp thai nhi phát triển hệ thần kinh, trí tuệ cho trẻ từ trong bụng mẹ, giúp ngăn ngừa dị tật thai nhi

Vital Pregna với công thức kết hợp VitC Biotin Nicotinamid Kẽm giúp làm giảm rạn da bụng cho phụ nữ mang thai và giảm sạm da, nám da

Sản phẩm của tập đoàn Quessier Pharma, công ty chăm sóc sức khỏe số 1 tại Đức với lịch sử hơn 100 năm.

Tại nước ta, sản phẩm nhận được sự đánh giá cao từ các bác sĩ chuyên khoa cho đến phụ nữ đang mang thai, trong đó có các bác sĩ đến từ Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.

Mang thai bao nhiêu tuần thì bị rạn da?

Hầu hết mẹ bầu thường phát hiện các vết rạn da vào tháng thứ 6 hoặc thứ 7. Tuy nhiên, một số mẹ có thể nhận thấy mình bị rạn da ngay khi bụng bắt đầu to lên. Ngược lại, có những mẹ vào những tháng cuối thai kỳ hoặc sau sinh mới xuất hiện vết rạn da.

Nên bôi kem chống rạn da vào tháng thứ mấy?

Sử dụng thuốc chống rạn da từ tháng thứ 3 của thai kỳ trở đi, ngay từ khi người mẹ chưa có dấu hiệu rạn da. Bôi kem vào vùng bụng không quá 4 lần trong ngày, mỗi lần không quá 5 phút, không thoa kem quá mạnh mà phải thực hiện động tác nhẹ nhàng bằng đầu ngón tay, không sử dụng cả bàn tay để ấn mạnh vào bụng.

Tại sao lại bị rạn da khi mang thai?

Rạn da khi mang thai xảy ra khi da bị kéo dãn quá mức trong thời gian ngắn gây ra hiện tượng đứt gãy các sợi sợi collagen và elastin. Các nguyên nhân chính bao gồm: Tăng cân nhanh chóng: Khi mang thai, cơ thể của phụ nữ trải qua sự thay đổi về cân nặng. Việc tăng cân quá nhanh có thể gây căng da và dẫn đến rạn da.

Vết rạn bụng xuất hiện khi nào?

Rạn ra không cố định thời gian xảy ra trên mẹ bầu mà thời gian xuất hiện các vết rạn sớm hay muộn hoặc không có tùy vào cơ địa của mỗi người. Đa số, khoảng 90% mẹ bầu gặp phải tình trạng rạn da khi bước vào tháng thứ 6 – 7 của thai kỳ. Các vết rạn sẽ lớn dần theo tuổi thai và theo cân nặng của mẹ nếu mẹ tăng cân nhanh.

Chủ Đề