Bảo vệ 5 điểm hàng đầu ngay bây giờ năm 2022

Thư ngỏ từ Giám đốc Điều hành UNICEF

Bà Henrietta Fore - Giám đốc Điều hành UNICEF

  • Ngôn ngữ tài liệu bằng:
  • English
  • Tiếng Việt

COVID-19 là cuộc khủng hoảng toàn cầu thật sự đầu tiên mà chúng ta từng chứng kiến trong cuộc đời mình. Đại dịch đã ảnh hưởng đến mỗi người trong chúng ta - đặc biệt là trẻ em, bất kể chúng ta sinh sống ở nơi nào trên thế giới. Hàng triệu người không được hưởng quyền chăm sóc sức khỏe cơ bản, quyền học tập và quyền được bảo vệ chỉ vì họ sinh ra trong nghèo đói hoặc bị phân biệt chủng tộc và tôn giáo. COVID-19 đã làm sâu sắc thêm tình trạng bất bình đẳng, gây ra tác động dai dẳng đối với tình hình kinh tế, xã hội và sức khỏe của người dân trong nhiều năm tới, đe dọa quyền lợi của trẻ em.  

Nhưng bây giờ không phải là lúc để sợ hãi và bị tê liệt bởi những thách thức này. Lễ kỷ niệm UNICEF bước sang tuổi thứ 75 gợi nhắc chúng ta về thời điểm tổ chức được thành lập ngay giữa cuộc khủng hoảng lịch sử xảy ra sau khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc. Vào thời điểm đó, chúng ta dễ bị choáng ngợp trước quy mô của những vấn nạn mà trẻ em phải đối mặt trong một thế giới bị tàn phá bởi chiến tranh. Tuy nhiên, chúng ta đã xác định được những điều có thể thực hiện. Chúng ta đã xây mới hệ thống phúc lợi và chăm sóc sức khỏe trên toàn thế giới. Chúng ta đã đánh bại bệnh đậu mùa. Chúng ta đã xây dựng nên Liên Hợp Quốc.

Lịch sử đang gọi tên chúng ta một lần nữa. Trong các cuộc khủng hoảng toàn cầu trước đây, từ chiến tranh thế giới đến đại dịch, lãnh đạo các nước đã cùng nhau đàm phán các thỏa thuận và hiệp định, nhất trí xây dựng những phương thức mới nhằm khôi phục nền hòa bình, thực hiện phục hồi, tái thiết và hợp tác.

Chúng ta cần kêu gọi thế giới bảo vệ trẻ em bằng một một kế hoạch thực tế và cụ thể – cũng là thực hiện lời hứa dành cho thế hệ mai sau thông qua đầu tư vào y tế và giáo dục, thiết lập các hệ thống và dịch vụ linh hoạt hơn, tiếp cận được mọi trẻ em và có khả năng ứng phó trong bối cảnh suy thoái kinh tế và cắt giảm ngân sách.

Trong khi tìm hiểu quy mô của những thách thức mà trẻ em trên toàn thế giới đang phải đối mặt, chúng ta vẫn có thể tiến tới xây dựng các mối quan hệ hợp tác và củng cố sức mạnh bằng cách phát huy những thành tựu trong quá khứ cũng như khát vọng và lòng tin vào tương lai.

Chúng ta sẽ không quay trở lại trạng thái bình thường cũ. Bởi đối với hàng chục triệu trẻ em trên toàn thế giới, ‘bình thường’ chưa bao giờ đủ để là một khởi đầu tốt.

Dưới đây là năm cơ hội mà đại dịch COVID-19 đã mở ra cho trẻ em trên thế giới, và năm bài học giúp chúng ta xây dựng tương lai tốt đẹp hơn cho các em, thể hiện qua tiếng nói của những người trẻ.

“Những luận điệu chống đối tiêm chủng vắc-xin ngày càng gia tăng đang đặt con người trước nguy cơ mắc những căn bệnh hiểm nghèo mà lẽ ra phải được xóa bỏ hoàn toàn trong thời đại ngày nay. Không ai đáng phải mắc một căn bệnh mà vắc-xin có thể ngăn ngừa một cách an toàn. Không một ai.”

Ridhi, 20 tuổi, Thái Lan

Để tiêm chủng vắc-xin hiệu quả, chúng ta cần phải xây dựng lòng tin    

Lịch sử và khoa học đã chứng minh vắc-xin là hy vọng lớn nhất để có thể chấm dứt loại vi-rút này, góp phần xây dựng lại cuộc sống và sinh kế của chúng ta

Tuy vậy, Ridhi cũng gợi nhắc chúng ta rằng nguy cơ nhiều người cần tiêm chủng không thể tiếp cận được vắc-xin COVID-19 là có thật.

Vấn đề quan ngại vắc-xin sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến khả năng vượt qua COVID-19. Một nghiên cứu trên gần 20.000 người trưởng thành đến từ 27 quốc gia cho thấy cứ 4 người thì có 1 người từ chối tiêm vắc-xin. Một nghiên cứu tương tự đối với người dân Hoa Kỳ cho thấy việc các chính trị gia và giới chức y tế công cộng đưa ra thông báo không rõ ràng và thiếu tính nhất quán có thể làm giảm tỷ lệ sử dụng vắc-xin.

Loan tin sai lệch về vắc-xin cũng đang trở thành một hình thức kinh doanh ngày càng lớn mạnh. Những chủ doanh nghiệp chống đối tiêm chủng vắc-xin đã tăng lượng theo dõi trực tuyến của họ thêm ít nhất 20% trong thời gian đại dịch. Theo Avaaz, 10 trang web đứng đầu được các nhà nghiên cứu đánh giá là lan truyền thông tin y tế sai lệch có lượng truy cập trên Facebook gấp bốn lần thông tin đăng trên các trang web sức khỏe chính thống. 

Tóm lại, chúng ta đang yếu thế trong cuộc đấu tranh giành lòng tin của người dân. Và nếu không có sự tin tưởng thì dù phát triển vắc-xin COVID-19 nào cũng đều vô ích. Tuy vậy, với việc tung ra các vắc-xin COVID-19 trên quy mô toàn cầu, giờ đây chúng ta có cơ hội thực sự tiếp cận và tiêm chủng cứu sống mọi trẻ em. Ánh sáng phía cuối đường hầm cần phải chiếu rọi cho tất cả.

Biện pháp

Trong bối cảnh toàn cầu phát triển nhiều loại vắc-xin COVID-19, chúng ta cần tập trung chiến đấu lâu dài và gian nan để có thể diệt trừ triệt để chủng vi-rút này một cách bình đẳng và công bằng cho tất cả mọi người, kể cả những nhóm đối tượng nghèo nhất và bị loại trừ nhiều nhất.

  Các công tác cần thiết đang được chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc chiến đó. UNICEF là đối tác cam kết AMC của COVAX, cơ chế toàn cầu được thiết lập nhằm đảm bảo các quốc gia được tiếp cận công bằng với vắc-xin COVID-19. Mục tiêu của chúng ta là đảm bảo không có quốc gia nào và không có gia đình nào bị đẩy lùi về phía sau khi có vắc-xin. Nỗ lực này được thực hiện thông qua thu mua và cung cấp vắc-xin COVID-19, đồng thời tận dụng cơ sở hạ tầng hiện có để hỗ trợ công tác vận chuyển vắc-xin đến các vùng hẻo lánh nhất. Các chính phủ cần phải phối hợp để đảm bảo rằng vắc-xin COVID-19 có giá cả phải chăng và có thể tiếp cận được với tất cả các quốc gia.

Quan trọng hơn cả là sự tin tưởng của người dân đối với các loại vắc-xin, vì vậy UNICEF đang triển khai một chiến dịch số trên toàn cầu nhằm củng cố sự ủng hộ của cộng đồng và nâng cao nhận thức của người dân về giá trị và tính hiệu quả của các loại vắc-xin.

Các công ty công nghệ đóng vai trò to lớn trong chiến dịch này và đã bước đầu thực hiện những biện pháp quan trọng để xử lý việc lan truyền các thông tin sai lệch gây nguy hại trên các nền tảng của họ. Vào tháng 10, Facebook đã công bố một chính sách toàn cầu cấm các quảng cáo không khuyến khích tiêm vắc-xin. Ngay sau đó, YouTube đã tuyên bố đàn áp nội dung chống tiêm chủng, gỡ các video chứa thông tin sai lệch về vắc-xin COVID-19. Nỗ lực của chúng ta không chỉ dừng ở đó. Các nền tảng mạng xã hội cần phải có biện pháp gắn cờ và xóa nội dung bóp méo sự thật.

Tâm lý quan ngại vắc-xin không chỉ xảy ra đối với vắc-xin COVID-19. Năm 2019, Tổ chức Y tế Thế giới đã liệt kê vấn đề này trong danh sách 10 mối đe dọa hàng đầu đối với sức khỏe toàn cầu bởi liều vắc-xin được điều chế thiếu cơ sở lòng tin sẽ chỉ như lọ thuốc đắt tiền trong tủ thuốc.

> Quay về đầu trang

“Tôi cho rằng đây là thời điểm thích hợp để các trường học lắng nghe ý kiến của học sinh, từ đó tìm ra giải pháp khắc phục chất lượng cơ sở học tập từ xa. Kể cả sau khi đại dịch chấm dứt, học từ xa vẫn có thể là công cụ hữu ích giúp người dạy và người học tiếp cận giáo dục một cách linh hoạt.”

Kamogelo, 18 tuổi, Nam Phi

Thu hẹp khoảng cách số giúp đảm bảo chất lượng giáo dục cho mọi người dân

Kamogelo nói đúng. Trong thời gian nhiều trường học đóng cửa vào đầu năm 2020, khoảng 30% học sinh trên thế giới không thể tham gia học từ xa. Thực tế cho thấy chỉ hơn một nửa số hộ gia đình ở phần lớn các nước trên thế giới có truy cập Internet.

Những trẻ em không thể tham gia học từ xa nói trên vốn đã không thể tiếp cận nền giáo dục công bằng. Thực trạng hơn 50% trẻ em ở độ tuổi lên 10 tại các nước có mức thu nhập thấp và trung bình chưa biết đọc hiểu một mẩu chuyện đơn giản vào thời điểm tốt nghiệp tiểu học là minh chứng cho một cuộc khủng hoảng giáo dục toàn cầu. Nếu chúng ta không nhanh chóng thu hẹp khoảng cách số, lớp người trẻ tuổi đang phát triển nhanh chóng này sẽ bị bỏ lại phía sau.

COVID-19 đã làm gia tăng tính cấp thiết của tình trạng này. Chúng ta đang đứng trước cơ hội duy nhất trong cả một thế hệ để giúp mọi trẻ em, mọi trường học kết nối Internet, cũng như cung cấp cho họ các công cụ kỹ thuật số mới nhằm tạo điều kiện phát triển kỹ năng để phát huy tiềm năng trong và sau COVID-19.

Biện pháp

Trước tiên, chính quyền các nước cần phải ưu tiên mở cửa trường học trở lại và thực hiện mọi biện pháp an toàn trong khả năng có thể để đón học sinh quay lại trường học.

Tuy vậy khoảng thời gian dài tạm ngưng việc học vừa qua cũng cho chúng ta cơ hội suy ngẫm về cách thức dạy và học.

  Chiến dịch Reimagine Education (Tái hiện giáo dục) của UNICEF đang nỗ lực cách mạng hóa việc học tập và phát triển kỹ năng nhằm mang lại nền giáo dục có chất lượng cho mọi trẻ em thông qua học trực tuyến, khả năng kết nốt Internet, thiết bị cần thiết để học trực tuyến, nguồn dữ liệu có giá cả phải chăng và sự hưởng ứng tham gia của thanh thiết niên. Chúng tôi đặt mục tiêu đến cuối năm 2021 sẽ tiếp cận được 500 triệu trẻ em và thanh thiếu niên; con số này dự kiến sẽ tăng lên 3,5 tỷ vào năm 2030. Cùng với các đối tác tư nhân và chính phủ, UNICEF sẽ hỗ trợ cung cấp sách giáo khoa đến các vùng sâu vùng xa, thực hiện các chương trình phát thanh giáo dục và phổ cập giáo dục tới mọi nơi có trẻ em sinh sống thông qua hình thức SMS, nhóm WhatsApp và podcast.

Các công cụ số có thể giữ vai trò như các yếu tố đột phá. Bộ công cụ hỗ trợ học trực tuyến toàn cầu của UNICEF đang mở rộng khả năng tiếp cận các kỹ năng số cơ bản, có thể chuyển giao và phục vụ trong công việc cho những đối tượng khó tiếp cận nhất và dễ bị tổn thương nhất. Chẳng hạn, UNICEF đang làm việc với Microsoft để mở rộng nền tảng học tập “Learning Passport” cho phép truy cập trực tuyến và ngoại tuyến bài giảng được trình bày bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau kể cả trong thời kỳ khủng hoảng; hợp tác với tổ chức Khan Academy phát triển bộ kỹ năng STEM và kỹ năng số căn bản; cung cấp chương trình dạy học ngôn ngữ trực tuyến cho người tị nạn và di cư, giúp họ tiếp cận giáo dục và cơ hội việc làm; và phối hợp với Quỹ Age of Learning hỗ trợ miễn phí trong việc chuẩn bị sẵn sàng cho trẻ bắt đầu đi học và bồi dưỡng khả năng biết đọc, viết và tính toán cho hơn 180.000 học sinh trên toàn thế giới.

Tuy vậy, khả năng kết nối và sử dụng các công cụ hỗ trợ học tập cần phải phù hợp. Chúng tôi đang phối hợp với các đối tác nhà nước và tư nhân triển khai sáng kiến GIGA nhằm mục tiêu mở rộng khả năng tiếp cận Internet cho mọi trẻ em ở mọi cộng đồng và trường học tính đến năm 2030.

Cụ thể, vừa qua chúng tôi đã triển khai quan hệ đối tác toàn cầu với Ericsson nhằm đưa ra khả năng kết nối của trường học tại 35 quốc gia vào cuối năm 2023. Đây là bước đầu quan trọng nhằm mang đến cơ hội học tập trực tuyến cho mọi trẻ em.

Kamogelo gợi nhắc chúng ta rằng nhờ nắm bắt kịp thời sức mạnh của các giải pháp trực tuyến vào thời điểm quan trọng này, chúng ta có thể cách mạng hóa việc học tập và phát triển kỹ năng cho cả một thế hệ trẻ em.

> Quay về đầu trang

“Vì sao chúng ta không coi trọng sức khỏe tâm thần?Vì sao chúng ta phán xét một người đang đau khổ rằng họ chỉ đang suy nghĩ quá nhiều? Vì sao chúng ta rập khuôn những người mắc bệnh tâm thần là những kẻ điên?... Đã đến lúc chúng ta cần gạt bỏ những định kiến và thừa nhận sức khỏe tâm thần cũng quan trọng như sức khỏe thể chất.”

Tulika, 18 tuổi, Ấn Độ

COVID-19 đã mở rộng sự quan tâm tới sức khỏe tâm thần của giới trẻ toàn cầu 

Tulika nói đúng: sức khỏe tâm thần cũng quan trọng như sức khỏe thể chất. Quan niệm này đặc biệt đúng đối với giai đoạn thơ ấu và thanh thiếu niên, đây là thời điểm xây dựng nền tảng cho khả năng nhận thức và học tập suốt đời, trí tuệ cảm xúc và khả năng thích ứng với áp lực.

Một lần nữa, đại dịch COVID-19 đã cho thấy rõ tính dễ bị tổn thương của trẻ em và thanh thiếu niên.

  COVID-19 đã đảo lộn cuộc sống, phá vỡ thói quen thường ngày của trẻ em khắp mọi nơi như đi học và vui chơi ngoài trời.

Tình trạng cách ly đã khiến mối quan hệ bạn bè và xã hội vốn rất quan trọng đối với lứa tuổi thanh thiếu niên trở nên lỏng lẻo. Đối với trẻ bị ảnh hưởng tâm lý do bạo lực, sao nhãng và xâm hại trong gia đình, tình trạng cách ly kéo dài đã khiến nhiều em mắc kẹt và bị bạo hành trong chính ngôi nhà của mình mà không hề nhận được sự hỗ trợ từ trường học cũng như người thân và cộng đồng. COVID-19 đã làm gián đoạn hoặc tạm dừng các dịch vụ sức khỏe tâm thần ở 93% các quốc gia trên thế giới.

Những tác động này càng làm gia tăng những tổn thất đáng quan ngại đã có từ trước. Trong lá thư trước, tôi đã đề cập đến sự gia tăng chứng rối loạn sức khỏe tâm thần ở những người dưới 18 tuổi - thời kỳ phát triển quan trọng của thanh niên. Một nửa số chứng rối loạn tâm thần xảy ra trước tuổi 15; ở giai đoạn đầu của tuổi trường thành, con số này là 75%. Trong 800.000 người tự tử hàng năm, đa số là người trẻ tuổi; và hội chứng ngược đãi bản thân là nguyên nhân tử vong phổ biến thứ hai ở trẻ em gái độ tuổi từ 15 đến 19.

Đáng buồn thay, có quá nhiều trẻ em và thanh thiếu niên không tìm kiếm sự trợ giúp vì lo sợ bị kỳ thị và phân biệt đối xử xung quanh việc bị xâm hại và suy nhược sức khỏe tâm thần. Sức khỏe tâm thần cũng không phải là lĩnh vực được quan tâm tài trợ ở hầu như mọi nơi, đòi hỏi chính phủ cần phải vào cuộc tích cực hơn. Chưa đến 1% ngân sách y tế của các nước thu nhập thấp được chi cho sức khỏe tâm thần.

Với vô vàn thách thức mà trẻ em và người trẻ đang phải gánh chịu trên phương diện sức khỏe tâm thần, đại dịch này chính là cơ hội để chúng ta thảo luận và tìm hiểu về sức khỏe tâm thần ở trẻ em và thanh thiếu niên.


Biện pháp

Những thanh niên điển hình như Tulika đang kêu gọi sự trợ giúp, do đó chúng ta cần phải lắng nghe những trăn trở của họ.

Chính quyền nhiều quốc gia cũng đang hành động tương tự. Các đường dây hỗ trợ miễn phí tại Bangladesh, Geogrgia và Ấn Độ hiện cung cấp các dịch vụ chăm sóc và trợ giúp quan trọng cho trẻ em. Đường dây nóng cho trẻ em ở Ấn Độ đã tiếp nhận hơn 92.000 cuộc gọi yêu cầu được bảo vệ khỏi xâm hại và bạo hành trong 11 ngày cách ly COVID-19 đầu tiên, tăng 50% so với giai đoạn trước đó.

  Tháng 04/2020, UNICEF đã chọn Kazakhstan, một trong các quốc gia có tỷ lệ tự tử tuổi thanh thiếu niên cao nhất thế giới, làm nơi triển khai nền tảng dịch vụ tư vấn trực tuyến cá nhân cho thanh thiếu niên, đồng thời tổ chức giáo dục và đào tạo cho các chuyên gia sức khỏe tâm thần trước những lo lắng, căng thẳng và bất ổn do COVID-19 gây ra. Chỉ trong vòng ba tháng, chương trình đã đào tạo cho hơn 5.000 bác sĩ tâm lý và chuyên gia sức khỏe tâm thần học đường. Bên cạnh đó còn có các chương trình giúp tăng cường hoạt động kết nối xã hội cho trẻ vị thành niên thông qua các nhóm hỗ trợ đồng đẳng và thảo luận với cha mẹ, chuyển quan điểm về sức khỏe tâm thần từ việc kỳ thị sang truyền đạt kiến thức và chăm sóc, đồng thời tăng cường hoạt động tư vấn và hỗ trợ.

Các tổ chức trên khắp thế giới cũng đang phối hợp với giới trẻ nhằm nỗ lực bình thường hóa hành vi tìm kiếm sự trợ giúp về sức khỏe tâm thần thông qua các biện pháp can thiệp và vận động đã được kiểm chứng. Ví dụ, chiến dịch Time to Change đang góp phần chấm dứt hành vi phân biệt đối xử xung quanh vấn đề sức khỏe tâm thần ở Vương Quốc Anh thông qua phối hợp với giáo viên, cán bộ quản lý trường học và học sinh để tổ chức những buổi trò chuyện, giải quyết tâm lý kỳ thị và hỗ trợ thanh thiếu niên.

Chúng ta cần phải nỗ lực nhiều hơn: Các nước cần đầu tư xứng đáng cho vấn đề này bằng cách mở rộng đáng kể dịch vụ tư vấn và chăm sóc sức khỏe tâm thần, hỗ trợ trẻ thanh thiếu niên trong cộng đồng và trong trường học, xây dựng chương trình nuôi dạy con cái để đảm bảo trẻ em đến từ các gia đình dễ bị tổn thương sẽ nhận được sự hỗ trợ và bảo vệ cần thiết.

> Quay về đầu trang

“Chúng ta phải loại bỏ niềm tin về sự vô năng của bản thân, mà trái lại cần nhận ra rằng chúng ta có sức mạnh vô hạn.”

Clover, 20 tuổi, Úc

COVID-19 không phân biệt bất kỳ ai, nhưng xã hội chúng ta thì có

Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến tất cả mọi người trên hành tinh này nhưng mức độ ảnh hưởng đối với mỗi người không giống nhau. Tại nhiều quốc gia trên thế giới, hệ quả có thể khác nhau tùy theo sắc tộc, màu da và mức độ giàu có. Ví dụ, người Mỹ gốc Phi chiếm 13% dân số Hoa Kỳ trong khi họ chiếm 1/4 số ca tử vong do COVID-19 tại quốc gia này. Đây là đối tượng có tỷ lệ tử vong do COVID-19 cao gấp bốn lần người da trắng.

  Ngay cả những người đang làm việc ở tuyến đầu, những nhân viên thiết yếu, dân tộc thiểu số, người nghèo và người chịu thiệt thòi trên khắp thế giới cũng phải chịu rủi ro không tương xứng. Họ có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn vì phơi nhiễm nhiều hơn, cũng như khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc và điều trị hạn chế hơn. Điều đó khiến tất cả chúng ta đều gặp nguy hiểm. Dù bạn giàu hay nghèo, bạn đều có khả năng nhiễm bệnh khi hàng xóm của bạn bị bệnh. Cuộc khủng hoảng này sẽ không chấm dứt đối với riêng ai cho đến khi tất cả mọi người cùng nhau loại bỏ nó.

Và đói nghèo đang gia tăng nghiêm trọng. Trên thế giới, ước tính đến cuối năm 2020 đã có thêm 142 triệu trẻ em sống trong các hộ nghèo.

Thế nhưng những tác động của đói nghèo còn vượt xa cả vấn đề thể trạng. Trẻ em sinh ra trong những hộ nghèo nhất không chỉ có khả năng bảo vệ bản thân khỏi vi-rút kém nhất mà còn có ít khả năng tiếp cận công cụ, dịch vụ hỗ trợ học tập từ xa và rửa tay nhất. Rủi ro đối với những trẻ sống trong khủng hoảng nhân đạo thậm chí còn lớn hơn.

Trẻ em không chỉ có nguy cơ nghèo đói gấp đôi người trưởng thành mà còn dễ phải chịu những hậu quả không thể thay đổi trong suốt cuộc đời.

Hiếm khi trẻ em có cơ hội thứ hai để nhận được dinh dưỡng sớm thiết yếu, nền giáo dục có chất lượng hay chăm sóc sức khỏe tốt giúp trẻ tồn tại, sinh trưởng và phát triển. Nếu không có những hành động can thiệp kịp thời, hệ quả có thể kéo dài suốt đời.

Biện pháp

Như Clover đã khẳng định một cách chắc chắn, trẻ em và thanh thiếu niên không hề vô năng. Chúng ta phải đảm bảo rằng tất cả trẻ em đều có cơ hội đóng góp cho xã hội và không có trẻ nào bị bỏ lại phía sau bất kể giới tính, chủng tộc hay tôn giáo. Chúng ta cần tái cam kết giải quyết vấn đề bất bình đẳng và phân biệt đối xử. Theo tuyên bố của Tổng thư ký Guterres vào năm ngoái, chúng ta không chỉ cần có các chính sách bảo trợ xã hội mới mà còn cần phải giải quyết vấn nạn phân biệt giới, phân biệt chủng tộc và sắc tộc đã ăn sâu bén rễ thông qua các chương trình mục tiêu và chính sách.

Còn rất nhiều trẻ em không thể tiếp cận các dịch vụ cơ bản mà chúng ta coi là đương nhiên phải có, chẳng hạn như nước sạch và xà phòng là hai yếu tố căn bản để phòng tránh sự lây lan của COVID-19 và các căn bệnh khác. Các sáng kiến như trạm rửa tay di động hoạt động bằng bàn đạp để tránh tiếp xúc tay với các bề mặt khác được lắp đặt tại các khu chợ, trung tâm y tế và trường học ở Ecuador và các nước khác nhằm bảo vệ trẻ em khỏi nhiễm vi-rút và vi khuẩn.

Các biện pháp bảo trợ xã hội như trợ giúp tiền mặt không chỉ hữu ích giúp các gia đình trang trải trong thời gian ngắn mà còn giúp đấu tranh chống bất bình đẳng trên phạm vi rộng hơn thông qua hỗ trợ gửi trẻ tới trường và các cơ sở y tế, mua thực phẩm bổ dưỡng và giảm thiểu lao động trẻ em. UNICEF hiện đang làm việc với chính phủ 115 quốc gia nhằm hỗ trợ các chương trình bảo trợ xã hội mở rộng trong ứng phó và phục hồi sau COVID-19.

Kinh nghiệm từ các cuộc khủng hoảng trong quá khứ cho thấy sự cần thiết phải đầu tư mạnh mẽ và ưu tiên các lĩnh vực xã hội, ngay cả trong thời kỳ suy thoái kinh tế. Nỗ lực bảo vệ người dân khỏi dư chấn COVID-19 của chính phủ các nước cần phải bao gồm cả nỗ lực tránh cắt giảm đầu tư vào các dịch vụ xã hội và đảm bảo sử dụng nguồn lực có hiệu quả nhằm duy trì việc cung cấp các dịch vụ đó.

> Quay về đầu trang

“Rất nhiều điều đã thay đổi kể từ khi chúng ta không thể ra ngoài và kêu gọi hành động, nhưng điều đó không có nghĩa là phong trào khí hậu đã bị lãng quên. ...Chúng ta không thể im lặng bởi cuộc khủng hoảng khí hậu vẫn đang tiếp diễn. Nó chưa qua đi. Nó chưa thay đổi.”

Vanessa, 24 tuổi, Uganda

Biến đổi khí hậu - cuộc khủng hoảng toàn cầu nhãn tiền

COVID-19 đã dạy chúng ta rằng các vấn đề mang tính toàn cầu đòi hỏi những giải pháp có quy mô toàn cầu. Không ai chịu ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu sâu sắc hơn trẻ em. Trẻ em rất dễ bị tổn thương do những thay đổi trong bầu không khí, nguồn nước và nguồn thức ăn. Chúng ta đều biết rằng trẻ em dễ bị tổn thương hơn các đối tượng khác do biến đổi khí hậu gây ra sự khan hiếm nước uống, thức ăn cũng như các bệnh lây qua đường nước. Theo quỹ đạo hiện tại, chỉ trong vòng 20 năm tới, 1/4 trẻ em trên toàn cầu sẽ sống trong những khu vực thiếu nước trầm trọng. Là người lớn, chúng ta có trách nhiệm đối với sức khỏe của hành tinh mà chúng ta sẽ để lại cho con cháu.

Việc không trực diện giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu sẽ chỉ khiến cho tình trạng bất bình đẳng trầm trọng thêm. Tính đến năm 2050, thiệt hại tích lũy do biến đổi khí hậu dự kiến sẽ lên tới 8 nghìn tỷ đô la Mỹ, làm suy giảm 3% GDP toàn thế giới; tỷ lệ suy giảm ở các khu vực nghèo nhất thậm chí còn cao hơn.

Nếu chúng ta không hành động ngay bây giờ, hơn 1 tỷ người sẽ phải di dời trong vòng 30 năm tới khi khủng hoảng khí hậu, thiên tai và xung đột vũ trang làm gia tăng xu hướng di cư, ảnh hưởng lớn tới các nước đang phát triển lẫn các nước phát triển.

Biện pháp

Chúng ta cần phải gắn biện pháp phục hồi và ứng phó COVID-19 với những hành động cấp bách và táo bạo giúp giải quyết tình trạng biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.


Chúng ta cần có những chương trình kích thích của chính phủ ưu tiên phương pháp tiếp cận ít phát thải cac-bon và phương pháp tiếp cận toàn cầu kết hợp với hành động quốc gia. Chúng ta đã biết đến các giải pháp như cải thiện khả năng chống chịu thiên tai và khí hậu của các dịch vụ nước sạch, vệ sinh và môi trường; phát triển khả năng học tập bền bỉ thông qua xây dựng trường học xanh và an toàn; dịch vụ y tế thích ứng với khí hậu và thiên tai; giảm thiểu ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất và ô nhiễm nước; thu hút thanh niên trở thành tác nhân thay đổi cũng như đối tác của chúng ta trong hành động vì môi trường và biến đổi khí hậu; bảo trợ xã hội thích ứng với khí hậu để hỗ trợ những đối tượng chịu ảnh hưởng của thảm họa khí hậu; và xây dựng các hệ thống thực phẩm và khẩu phần ăn thích ứng với khí hậu và thiên tai. Nếu không tăng cường đầu tư vào các biện pháp này, quá trình phục hồi sau COVID-19 sẽ gian nan hơn rất nhiều.

Nhiều giải pháp trong số này tạo hiệu ứng lan truyền, không chỉ có lợi cho sức khỏe và nền kinh tế mà còn tăng cường khả năng thích ứng trước những thảm họa trong tương lai.

Trong một thế giới nơi 17 quốc gia khai thác và sử dụng hơn 80% nguồn nước sẵn có mỗi năm, chúng ta cần phải tái hiện một thế giới đảm bảo về nguồn nước hơn cho trẻ em. Tăng cường phối hợp và cộng tác trong khai thác chung nguồn tài nguyên nước là chất xúc tác cho hòa bình và là cơ hội kiến thiết các thành phố bền vững hơn, sinh kế bền vững hơn và môi trường sống sạch, an toàn hơn cho trẻ em.

Đồng thời, cung cấp nước sạch cho 40% dân số thế giới không được tiếp cận nước sạch và các công trình vệ sinh có thể ngăn ngừa sự lây lan các bệnh truyền nhiễm như COVID-19 trong khi sinh lợi 4 đô la Mỹ từ mỗi 1 đô la Mỹ đầu tư. Vào thế kỷ 21, không có lý do gì khiến chúng ta không thể trang bị nước sạch và xà phòng cho từng hộ gia đình, trường học, bệnh viện và phòng khám.

Chúng ta có thể đi theo sự dẫn dắt của những người trẻ như Vanessa, họ đang không chỉ kêu gọi thay đổi mà còn có những hành động thiết thực. Chẳng hạn như quán quân cuôc thi Thử thách Đổi mới Sáng tạo trong bối cảnh COVID-19 (COVID-19 Innovation Challenge) của UNICEF tại Nigeria đã xây dựng một giải pháp cho các cộng đồng có nguồn nước không an toàn và không có đủ nước sử dụng pin mặt trời để phát triển hệ thống cấp nước bền vững.

Những giải pháp này không chỉ hữu ích trong việc giải quyết những ảnh hưởng kinh tế xã hội ngắn hạn của COVID-19 mà còn tăng cường khả năng thích ứng và giảm phát thải trong thời gian dài hơn.

> Quay về đầu trang

Lời kết thư...

Trong bức thư ngỏ viết năm 2019, tôi đã chỉ ra những lo ngại cũng như những hi vọng cho tương lai của trẻ em và thanh thiếu niên. Bản thân tôi không ngờ rằng chỉ trong vòng một năm kể từ thời điểm đó, một đại dịch toàn cầu đã chứng minh một cách rõ ràng rằng những lo ngại đó là dựa trên những cơ sở vững chắc.

Tin xấu: Khủng hoảng tiếp diễn và suy thoái kinh tế ngày càng sâu sắc sẽ còn để lại trước mắt chúng ta những tháng ngày khó khăn. Cơn bão kinh tế này đang tiêu hao ngân sách nhà nước và đảo lộn nhiều thập kỷ phát triển và tiến bộ. Nếu chúng ta không hành động quyết đoán và kịp thời, những hệ lụy đó sẽ còn dư âm đến các thế hệ mai sau.

Tin tốt: Chúng ta có thể đảo ngược xu hướng này bằng cách tận dụng chính thời điểm này như một cơ hội chưa từng thấy nhằm tái thiết và tái hiện những hệ thống tin cậy cho trẻ em và thanh thiếu niên.

Đây là lời kêu gọi hành động vì trẻ em và thanh thiếu niên dành cho các nhà lãnh đạo trên mọi bình diện xã hội - chính trị gia trên trường quốc tế, các vị lãnh đạo kiên trung, nhà hoạch định chính sách của các chính phủ, ngôi sao điền kinh, chủ sở hữu các kênh truyền thông, những nhà hoạt động và mỗi người trong chúng ta.

Cộng đồng quốc tế cần hỗ trợ phục hồi toàn diện, ưu tiên đầu tư cho trẻ em và quyền trẻ em. Khu vực tư nhân cần phải nỗ lực hơn nữa trong một loạt vấn đề từ an toàn mạng và quyền riêng tư cho đến học trực tuyến hay cung cấp nước sạch để có thể tiếp cận và bảo vệ trẻ em bằng các biện pháp đổi mới sáng tạo. Mỗi công dân cần phải tiếp tục là những người nắm quyền giải trình và đấu tranh chống nạn phân biệt đối xử và bất bình đẳng.

Năm nay, nhân dịp kỷ niệm 75 năm UNICEF xây dựng tương lai cho thế hệ trẻ, hãy cùng nhau hỗ trợ trẻ em và các lớp thanh thiếu niên với một tinh thần khẩn trương mới bằng cách ươm mầm những cơ hội, khơi dậy những ước mơ và ủng hộ trẻ em trên mọi phương diện cuộc sốn

COVID-19 sẽ không phải là cuộc khủng hoảng cuối cùng mà nhân loại phải đối mặt. Vì vậy, hãy sát cánh bên nhau như những đối tác và những người bạn để vượt qua đại dịch này mạnh mẽ hơn trước.

Bảo vệ 5 điểm hàng đầu ngay bây giờ năm 2022

Henrietta Fore
Giám đốc Điều Hành UNICEF

Ai là người bảo vệ 5 điểm hàng đầu ở NBA?

Bảng xếp hạng bảo vệ điểm NBA 2022-23..
Stephen Curry, Chiến binh. Curry đã chứng minh cho tất cả những người nghi ngờ anh ấy thực sự có giá trị như thế nào trong trận chung kết NBA 2022. ....
Luka Doncic, Mavericks. ....
Trae Young, Hawks. ....
James Harden, 76ers. ....
Ja Morant, Grizzlies. ....
Damian Lillard, Trail Blazers. ....
Chris Paul, Mặt trời. ....
Jrue Holiday, Bucks ..

Ai là người bảo vệ quan điểm tốt nhất ngay bây giờ?

Dưới đây là 10 người bảo vệ điểm tốt nhất bước vào mùa giải NBA 2021-22 ...
01 Stephen Curry: Golden State Warriors ..
02 Luka Doncic: Dallas Mavericks.....
03 Damian Lillard: Blazers Portland Trail.....
04 Kyrie Irving: Brooklyn Nets.....
05 Trae Young: Atlanta Hawks.....
06 Chris Paul: Phoenix Suns.....
07 JA Morant: Memphis Grizzlies.....

10 người bảo vệ điểm NBA hàng đầu ngày hôm nay là ai?

Bảng xếp hạng giá trị thương mại: 20 điểm bảo vệ hàng đầu trong NBA..
Luka Doncic (Dallas) Kevin Jairaj-USA Today Sports.....
JA Morant (Memphis) ....
Stephen Curry (Golden State) ....
Trae Young (Atlanta) ....
Shai Gilgeous-Alexander (Thành phố Oklahoma) ....
Damian Lillard (Portland) ....
Cade Cickyham (Detroit) ....
Lamelo Ball (Charlotte).

Ai là người bảo vệ quan điểm tốt nhất 2022?

Bảng xếp hạng cơ sở bảo vệ quan điểm 2022.