Bắt đầu chạy bộ như thế nào

Chạy bộ là một bộ môn ai cũng có thể làm được, không yêu cầu những dụng cụ phức tạp, nhưng thực tế thì nó cũng không hề dễ dàng. Đặc biệt khi bạn là một người mới bắt đầu. “ Bạn phải bắt đầu ở đâu đó, không phải là ở một cái đích mà bạn nghĩ bạn sẽ đạt được” – Huấn luyện viên chạy bộ Janet Hamilton nói. “ Nếu bạn chạy xa và nhanh hơn mức độ bạn chịu được, cơ thể bạn sẽ không thể thích ứng kịp thời và dẫn đến chấn thương.” Đó là lý do tại sao, với một kế hoạch được chuẩn bị bởi huấn luyện viên giàu kinh nghiệm – Sam Murphy, đã giúp chúng ta phát triền một chương trình gồm 5 phần, giúp bạn từ những bước chạy đầu tiên tới cuộc đua của chính bạn. Bạn đã sẵn sàng chưa ?

Bắt đầu chạy bộ như thế nào

Bước 1: Tự tạo động lực cho chính mình

“Khi đã trở thành một thói quen, việc tập luyện thể thao sẽ trở nên dễ dàng hơn cho cơ thể và tâm lý của bạn.” – Charles Duhigg (Tác giả cuốn Sức Mạnh Của Thói Quen)

Lên kế hoạch: Duhigg nói rằng mọi thói quen đều được tạo nên dựa trên một nhóm các tín hiệu (thời gian, địa điểm, âm nhạc, hay những người xung quanh); một phần thưởng (chocolate, một tiếng massage, hay một ly smoothie); và một bài tập luyện thường ngày. Hãy viết xuống những tín hiêu, phần thưởng và dán nó ở nơi bạn dễ nhìn thấy nhất. Có thể là ở bàn làm việc, trên điện thoại, hay lịch của bạn!

Bắt đầu chạy bộ như thế nào

Giữ mức độ thường xuyên: Chạy vào cùng một thời điểm trong ngày và nghe cùng một bản nhạc trước khi luyện tập. Các tín hiệu phải nhất quán! Bạn có thể tạo ra các con đường thần kinh làm cho hoạt động trở thành thói quen.
Tự thưởng cho bản thân: Hãy tự thưởng cho mình một thứ bạn thích ngay sau khi bạn tập thể dục, vì vậy bô não của bạn sẽ liên kết tập thể dục với phần thưởng ngay lập tức. Bạn hãy dạy cho bộ não thông qua kinh nghiệm.
Xây dựng một hệ thống hỗ trợ: Trang bị cho thói quen của bạn những thứ sẽ khiến bạn cảm thấy tốt hơn. Chạy bộ với bạn bè hoặc đi đến một công viên có những người cùng chạy bộ, theo dõi chặng đường chạy của bản thân để có thể nhìn thấy sự tiến bộ của bạn.

Bước 2: Luôn chuyển động
“Trước buổi chạy bộ đầu tiên, hãy bắt đầu bài tập luyện thường ngày của bạn bằng cách đi bộ. Đây nên là một buổi đi bộ nhanh. Bạn cũng có teher sử dụng một máy đạp xe nhưng đi bộ là nền tảng tuyệt vời để chạy. Bài tập tốt nhất là bài tập bạn sẽ thực hiện được một cách nhất quán” – Steven Blair, Giáo sư khoa học teher dục tại Đại học South Carolina, Hoa Kỳ cho biết.

Một kế hoạch đi bộ 7 tuần để giúp cơ thể bạn sẵn sang chạy bộ:
Mục tiêu tập luyện đầu tiên:
 15 phút.
Mục tiêu tập luyện: 60 phút.
Bạn đã sẵn sang chưa? Kế hoạch này dành cho cả những người chưa từng tập luyện. Nó chỉ bao gồm việc đi bộ, để giúp cho xương khớp, các cơ, gân cốt sẵn sàng với việc chạy bộ và không bị chấn thương. 
Nếu bạn không có nhiều thời gian: Bạn có thể chia kế hoạch của một tuần thành 2 buổi sang và chiều.
*Nếu chỉ số BMI của bạn là 35 hoặc cao hơn, hay bạn đã trên 60 và chỉ muốn có sự tiến triển dần dần, hãy sử dụng kế hoạch này trong 8 đến 12 tuần!

Bắt đầu chạy bộ như thế nào

Bước 3: Bắt đầu chạy
Bạn đã bắt đầu dể chạy! Và đây là tin tốt: Vì bạn sẽ di chuyển nhanh hơn, bạn sẽ bao quát khoảng cách xa hơn mà không cần them thời gian tập luyện vào lịch trình của mình. Khi kết thúc kế hoạch 7 tuần này, bạn sẽ có thể hoàn thành 175 phút tập luyện mỗi tuần, chạy trong khoảng thời gian dài gấp đôi khi bạn đi bộ.

Kế hoạch 7 tuần chạy bộ cho người mới bắt đầu
Thời gian: 7 tuần
Bài tập đầu tiên: Đi bộ 30 phút
Mục tiêu bài tập: 1 tiếng tập luyện chạy/ đi bộ (cứ 2 phút chạy thì 1 phút đi bộ)
Bạn đã sẵn sàng chưa? Kế hoạch này dành cho những người đã hoạt động, bao gồm những người đã hoàn thành bài tập giai đoạn 1. Trong 2 tuần đầu tiên, bạn tập thể dục trong khoảng 30 phút, 5 ngày mỗi tuần. Sau đó, vào tuần thứ 3, bạn sẽ bắt đầu chạy!
Nếu bạn cảm thấy mình đã sẵn sàng cho một chút thử thách, hãy bỏ qua một tuần. Nhưng đừng quá vội vàng. Sẽ tốt hơn để xây dựng dần dần cho cơ thể bạn quen dần, thay vì đẩy nhanh quá trình và có khả năng rủi ro bạn sẽ bị chấn thương. Nếu phản ứng cơ thể của bạn cho bạn biết rằng việc đào tạo đang diễn ra quá nhanh, hãy dành 2 tuần trở lên cho mỗi tuần luyện tập – mặc dù lý tưởng nhất là bạn sẽ hoàn thành chương trình trong vòng tối đa 14 tuần!

Phương pháp chạy bộ đúng cách không chỉ giúp bạn có được một sức khỏe bền bỉ mà còn hỗ trợ giảm cân, giữ dáng và có được tinh thần thoải mái. Có nhiều thời điểm khác nhau trong ngày để bạn lựa chọn làm thời gian chạy bộ như buổi sáng, chiều hay tối đều được. Thế nhưng cách chạy bộ khoa học để đạt được hiệu quả cao nhất thì không phải ai cũng nắm rõ.

Bài viết dưới đây, Toshiko sẽ chia sẻ đến bạn đọc những thông tin bổ ích về môn thể thao này.

Bắt đầu chạy bộ như thế nào

Phương pháp chạy bộ

Phương pháp chạy bộ khoa học giúp tăng sức bền, lâu mệt cho người mới

Lựa chọn trang phục chạy bộ đúng cách

Trang phục chạy bộ phải tiện lợi, gọn nhẹ, không gò bó. Bởi khi chạy, nhiệt lượng cơ thể cao, mặc quần áo nhiều không thấm hút mồ hôi dễ khiến cảm lạnh. Không nên sử dụng thắt lưng, nịt áo quá chặt, quần áo chẽn… cản trở động tác, hạn chế tuần hoàn máu. Trời lạnh, bạn cần mặc quần áo đủ ấm, nhưng vẫn đảm bảo dễ thoát mồ hôi.

Giày dùng để chạy bộ đúng cách nên lựa chọn vừa chân, nếu giày quá chật hoặc rộng sẽ dẫn đến tình trạng phồng rộp, sưng rát và làm tổn thương mắt cá chân. Giày để chạy bộ thường có trọng lượng nhẹ, độ ma sát và đàn hồi cao, đồng thời làm giảm bớt áp lực cho chân trong khi chạy.

Thời gian cho cách chạy bộ hiệu quả

Với những bạn mới bước vào giai đoạn đầu tập luyện, cách chạy bộ không mệt là không nên tập hàng ngày, trung bình 2 buổi/tuần là hợp lý. Thời gian chạy bộ đúng cách và quãng đường cũng như tốc độ sẽ điều chỉnh tăng dần lên từ 3-4 buổi/tuần sau 6-12 tháng tập.

Lưu ý không nên chạy bộ quá muộn vào buổi tối dễ gây mất ngủ, hoặc quá sớm vào buổi sáng ngay sau khi ngủ dậy, vì khi ấy cơ thể chưa sẵn sàng vận động mạnh.

Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi phù hợp theo cách chạy bộ khoa học

Cách chạy bộ khoa học là sau khi ăn cơm ít nhất 2 giờ hoặc trước khi ăn ít nhất 30 phút. Muốn chạy bộ không mệt đừng quên bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể bằng cách uống sữa hoặc nước hoa quả trước khi bắt đầu và mang theo chai nước khoáng để uống khi nghỉ ngơi.

Bạn hãy uống một lượng nước vừa đủ, khoảng một cốc đầy trước khi thực hiện chạy bộ đúng cách 30 phút. Nếu cơ thể thiếu nước sẽ rất hay bị đau một bên bụng. Mất nước sẽ dễ dẫn đến hiện tượng căng cơ.

Khởi động theo cách chạy bộ khoa học

Trước khi chạy bộ đúng cách luôn phải khởi động kĩ càng để tránh chấn thương cơ bắp. Khởi động cơ thể khoảng 5 phút sẽ giúp cho cơ thể sẵn sàng và tăng sức chịu đựng dần dần. Các bài khởi động trước khi chạy bộ gồm đi bộ và những động tác làm nóng các cơ vai, lưng, bụng cùng các bài tập bàn chân như xoay mũi bàn chân, di chuyển chéo chân, chạy bước nhỏ, ép gối… lặp lại từ 4-6 lần.

Bắt đầu chạy bộ như thế nào

Tư thế chạy bộ đúng cách

Tư thế chuẩn của cách chạy bộ không mệt

Đầu và thân người thẳng tự nhiên: Trong khi chạy, đầu và thân người cần giữ thẳng tự nhiên. Khi chạy nên nhìn về trước khoảng 10-15m.

Lưng và vai thẳng một đường: Lưng và vai cũng phải được đặt trên một đường thẳng. Tốt nhất nên thả lỏng và giữ cho cơ thể thăng bằng trong khi chạy.

Thả lỏng các cơ: Thả lỏng các cơ khi chạy, nhất là cơ vai. Chỉ cần các ngón tay gấp nhẹ, ngón cái gập sát đốt thứ hai của ngón trỏ. 

Chạm đất bằng gót rồi đến mũi bàn chân: Cách chạy bộ hiệu quả yêu cầu đặt chân xuống đất bằng cả bàn chân, bắt đầu từ gót rồi lên mũi bàn chân. 

Kết thúc quá trình chạy bộ nên thả lỏng các cơ bằng cách đi lại và rũ các khớp tay, khớp chân, tuyệt đối không ngồi đột ngột. 

Cách chạy bộ không mệt nhờ hít thở đúng cách

Một yếu tố quan trọng trong cách chạy bộ không mệt nằm ở việc hít thở nhịp nhàng bằng cách hít vào, sau đó chạy và thở ra. Bạn có thể hít thật sâu bằng mũi và thở chậm ra bằng miệng. Các tỷ lệ nhịp thở khi chạy bộ đúng cách bạn có thể tham khảo:

Nếu bạn chạy ở cường độ thấp – 3:3 (chạy 3 bước, hít vào và chạy 3 bước thở ra)

Nếu bạn chạy ở cường độ trung bình – 2:2

Nếu bạn chạy ở cường độ cao – 1:1

Cách tốt nhất là thử một vài nhịp thở khác nhau và tìm cảm giác thoải mái nhất với bạn.

Ngoài ra, hãy học cách thở sâu để không khí lưu thông tốt hơn qua cơ thể, giúp bạn cảm thấy bớt mệt mỏi hơn khi chạy bộ đúng cách và cũng giúp ngăn ngừa sốc hông. 

Bạn có thể tập thở bằng bụng (thở cơ hoành) khi cơ thể nghỉ ngơi với 3 bước sau:

Tư thế thẳng, đôi vai thư giãn, không bị gù hoặc hướng về phía trước, bởi bạn sẽ không thể thở sâu nếu còng lưng. Đầu thẳng với cơ thể, không đưa về phía trước. .

Hít vào bằng mũi. Đẩy bụng phồng ra, đồng thời, hạ cơ hoành xuống. Bụng của bạn sẽ phồng lên, cho phép hít nhiều không khí vào hơn trong mỗi hơi thở.

Thở ra từ từ và đều qua miệng của bạn.

Đến khi bạn cảm thấy thoải mái hơn với nhịp thở bằng bụng, việc kết hợp thực hành thở hiệu quả trong quá trình chạy sẽ dễ dàng hơn. Cuối mỗi buổi chạy bộ nên đi bộ thư giãn thả lỏng, thở nhẹ 5-10 phút để hô hấp trở lại bình thường.

Tốc độ của cách chạy khoa học là bao nhiêu?

Tốc độ trung bình, tốc độ phù hợp hoặc lý tưởng khi chạy bộ đúng cách còn tùy thuộc ở mức độ thể lực hiện tại của mỗi người. Đối với người mới bắt đầu, tốc độ tối ưu nhất là khoảng 13,3 km/giờ (khoảng 4:30 phút mỗi km) ở người nam và 10,5 km/ giờ (5:42 phút mỗi km) ở người nữ.

Cách chạy bộ khoa học là khi bắt đầu hãy chạy chậm để tìm nhịp chạy của mình, tăng dần lên đến khi đạt được nhịp tim mà bạn muốn. Người tập cần làm chủ tốc độ của mình và chạy với những người cùng tốc độ thay vì cố chạy theo nhóm đầu. Nếu kiểm soát tốt bạn có thể chạy một mạch 400m mà không thấy mệt.

Mỗi khi chạy mà thấy hụt hơi, hãy giảm tốc độ lại để cơ thể điều hòa lại, chạy với nhịp độ chậm và tăng dần, không nên chạy quá nhanh. Khối lượng tập luyện cần tăng dần đều. 

Quy tắc chạy bộ giảm cân trên máy chạy bộ 

Một quy tắc trong cách chạy bộ giảm cân nhanh nhất mà bạn cần tuân thủ chính là đảm bảo khi chạy bộ, nhịp tim nằm trong khoảng nhịp tim mục tiêu. Cách tính như sau:

Nhịp tim mục tiêu: 60% – 90% nhịp tim tối đa (tốt nhất là 60% – 70%).

Nhịp tim tối đa dành cho nam giới = (220 – Số tuổi của bạn) X (60% -> 90%).

Nhịp tim tối đa cho phụ nữ = (226 – Số tuổi của bạn) X (60% ->90%).

Ví dụ: Một phụ nữ 30 tuổi muốn chạy bộ giảm cân trên máy chạy bộ, khi tập luyện cần duy trì nhịp tim từ: (226-30) x 60% = 118 cho tới  (226-30) x 70% = 137

Như vậy, màn hình máy chạy bộ sẽ hiển thị nhịp tim của bạn, từ con số nhịp tim bạn dễ dàng điều chỉnh tốc độ chạy để đạt được hiệu quả giảm cân mong muốn. Đây cũng là một trong các ưu điểm vượt trội của máy chạy bộ điện so với việc chạy ngoài trời.

Cách chạy bộ trên máy đúng cách để giảm cân hiệu quả nhanh nhất

Đầu tiên khi bắt đầu chạy bộ tại nhà bạn sẽ băn khoăn không biết chọn máy chạy bộ nào tốt? Khi mua máy bạn cần xác định mục ddischs sử dụng là gì? tần suất sử dùng cho cả gia đình 4-5 người hay chỉ 1-2 người,… Rồi từ đó nhờ sự tư vấn của nhân viên và ra quyết định chọn máy.

Khi đã mua máy về, bạn dành rất nhiều thời gian cho việc chạy bộ nhưng lại sử dụng sai cách chạy bộ trên máy sẽ dễ dẫn đến mất cơ, chấn thương. Chính vì vậy, chạy bộ trên máy đúng cách sẽ là bước đầu tiên khi bạn quyết định luyện tập môn thể thao này. 

Sự tác động đến cơ bắp ở chân khi bạn chạy bộ nhanh hoặc chậm

Tùy thuộc vào việc bạn chạy bộ với tốc độ chậm hay chạy nước rút, bạn sẽ sử dụng một trong hai loại sợi cơ: co giật chậm hoặc co giật nhanh. Chạy đường dài sử dụng sợi co giật chậm, không mạnh bằng co giật nhanh nhưng có nguồn cung cấp oxy tốt và có thể hoạt động trong thời gian dài mà không mệt mỏi.

Ngược lại, cơ co giật nhanh mạnh hơn nhưng sẽ tổn hao năng lượng nhanh. Vì vậy nó hoạt động khi bạn đang chạy nước rút. Hiện tượng các cơ chân phình ra khi runners chạy nước rút là do cơ co giật nhanh hơn.

Chạy bộ một cách kiên trì và bền bỉ

Sẽ có bốn cơ – gọi là cơ tứ đầu của bạn nâng và mở rộng đầu gối trong khi chạy. Trong một cuộc chạy nhanh, bộ tứ này tham gia một cách năng suất và mạnh mẽ hơn để nâng đầu gối của bạn lên cao hơn và do đó mở rộng sải chân của bạn. Đó là lý do tại sao chạy nước rút có cơ tứ đầu mạnh mẽ như vậy.

Chạy bền bỉ, mặt khác, làm cho nhu cầu ít hơn trên cơ tứ đầu, bởi vì nó là một chuyển động về phía trước được điều khiển từ hông. Chạy bộ đường dài là một trong những cách tuyệt vời nhất để xây dựng cơ bắp săn chắc cho chân.

Thử chạy chân trần ở những đoạn đường bằng phẳng, an toàn

Có thể bạn chưa biết: Chạy chân trần có thể giúp tăng cường bắp chân của bạn, cũng như chạy trên đồi. Và nếu bạn bị đau một chút do chưa quen với việc chạy chân trần, hãy massage cơ bắp chân thường xuyên để phá vỡ mô sẹo; lần lượt từng chút một, nó sẽ làm cho cơ bắp chân của bạn mạnh mẽ hơn.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý trong việc chọn địa hình bằng phẳng, không có sỏi đá để chạy. Vì nếu không, việc gặp chấn thương là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Tổng kết: Bằng cách thay đổi phương pháp đào tạo và kế hoạch tập chạy của bạn, bạn có thể phát triển cơ bắp chân một cách an toàn và hiệu quả. Rất hy vọng những tips mà chúng tôi chia sẻ phía trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình chạy bộ để chân to và xây dựng cơ bắp mạnh mẽ, rắn rỏi.

Kết hợp với tập cùng máy chạy bộ đa năng, xe đạp thể thao tại nhà

Việc kết hợp với máy chạy bộ, xe đạp thể thao tại nhà sẽ giúp bạn không bỏ lỡ đi những ngày mưa nắng, rét gây khó khăn cho việc tới phòng gym để luyện tập. Bạn có thể tập bất kỳ thời gian nào trong ngày.

Máy chạy bộ của Toshiko còn có tạ tay, đai rung massage, thanh gập bụng sẽ giúp bạn tập đa năng cho sự phát triển các vùng cơ như: eo, mông, bắp chân, tay, bụng và vai. Với xe đạp thể thao sẽ giúp bạn tập luyện làm săn chắc vùng đùi, mông và phần eo.

Chúc Quý khách lựa chọn được một sản phẩm tốt cho gia đình. Cùng tham khảo thêm các dòng máy chạy đa năng của Toshiko tại đây: Máy chạy bộ Toshiko