Bệnh đái tháo đường nguy hiểm như thế nào năm 2024

VTV.vn - Bệnh tiểu đường nếu không được quan tâm và chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm như: mờ mắt, suy thận, bệnh huyết áp…

Biến chứng bàn chân của bệnh nhân tiểu đường.

Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương [Phú Thọ] chỉ ra những biến chứng của bệnh tiểu đường thường gặp nhất giúp người dân phòng tránh và chữa trị hợp lý.

Biến chứng cấp tính

Đối với những biến chứng cấp tính, thường xảy ra rất đột ngột và không có dấu hiệu báo trước. Chính vì vậy có thể gây nguy hiểm tính mạng nếu không được phát hiện và xử lý đúng cách.

Hạ đường huyết

Những người đang bị tình trạng lượng đường huyết cao thường sẽ dùng thuốc hoặc biện pháp nào đó nhằm mục địch hạ đường xuống ở mức an toàn.

Tuy nhiên, trong trường hợp nếu người bệnh dùng thuốc quá liều, đặc biệt là thuốc tây, quá lạm dụng sẽ dẫn đến tình trạng hạ đường huyết. Ngoài ra, nguyên nhân có thể do tập luyện quá sức, ăn uống không đầy đủ cũng khá phổ biến.

Khi bạn bị hạ đường huyết đột ngột, cơ thể sẽ rất mệt mỏi, mồ hôi vã ra liên tục kèm theo triệu chứng hồi hộp tim đập nhanh. Cách xử lý trong những trường hợp này là bổ sung ngay một chút đồ ngọt vào cơ thể, có thể là một miếng bánh hoặc trái cây.

Lưu ý chỉ áp dụng đối với những người bị nhẹ, nếu hạ đường huyết nặng cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ chuyên môn xử lý kịp thời.

Ngất xỉu, hôn mê

Khi đường huyết lên cao quá đột ngột, người bệnh có thể rơi vào trạng thái ngất xỉu và hôn mê. Đây là tình huống nguy hiểm cần đặc biệt lưu ý đưa bệnh nhân đến bệnh viện nhanh chóng, tuyệt đối không được chủ quan.

Biến chứng mãn tính

Khi lượng đường huyết trong máu của bạn cao và đã xuất hiện trong một thời gian dài được gọi là mãn tính. Chứng rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể dẫn đến việc làm suy giảm chức năng của các bộ phận khác như tim, thận, mắt…

Thường những trường hợp mãn tính này chỉ có thể giúp đường huyết ổn định không diễn biến xấu hơn, hầu như không thể trị dứt điểm.

Biến chứng về mắt

Các mạch máu nhỏ ở võng mạc bị tổn thương bởi bệnh tiểu đường. Lâu ngày thị lực của người bệnh sẽ giảm dần, thậm chí không thể tránh khỏi tình trạng mù lòa. Ngoài ra có thể gặp phải các bệnh liên quan đến mắt khác như đục thủy tinh thể…

Biến chứng ở tim

Tim là cơ quan đặc biệt quan trọng trong cơ thể con người, bệnh tiểu đường và tim mạch có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Người bị bệnh trong thời gian dài sẽ khiến các mạch máu bị tắc nghẽn, tim bị ảnh hưởng. Nguy hiểm hơn, đường huyết cao rất dễ gây ra các trường hợp tai biến, nhồi máu cơ tim và bệnh mạch vành.

Biến chứng cao huyết áp

Đa số những bệnh nhân bị tiểu đường mãn tính đều bị cao huyết áp, Glucose trong máu lên cao sẽ gây xơ vữa động mạch và tăng huyết áp. Tương tự khi bị tăng huyết áp trong thời gian dài không được điều trị cũng có thể dẫn đến tiểu đường. Những trường hợp người bệnh mắc cả hai chứng bệnh thì cần quan tâm và lưu ý đặc biệt hơn nữa.

Biến chứng ở thận

Đây là biến chứng phổ biến nhất của người bị tiểu đường mãn tính. Lượng đường huyết cao ảnh hưởng đến các mạch máu ở thận khiến thận không thể làm sạch được máu, gây suy giảm chức năng của thận.

Từ đó cơ thể sẽ giữ lại nước và muối, lâu dần tích tụ chất thải độc hại trong máu của bạn. Tình trạng suy thận vì thế xảy ra, khi đó bạn phải đến bệnh viện thường xuyên để chạy thận.

Biến chứng thần kinh

Hệ thần kinh bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu người bệnh tiểu đường không được điều trị trong khoảng thời gian dài. Đầu tiên sẽ là các triệu chứng tê chân tay, mất cảm giác tức thời. Lâu dần người bệnh sẽ mất phản xạ, ảnh hưởng đến khả năng di chuyển và giữ thăng bằng.

Tiểu đường gây rối loạn hoạt động và chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể, từ đó gây nhiều bệnh lý liên quan với triệu chứng lâm sàng đa dạng. Những biến chứng này, đặc biệt là biến chứng tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở bệnh nhân tiểu đường.

Các bác sĩ khuyến cáo nên khám xét nghiệm chỉ số đường huyết 6 tháng/1 lần hoặc trang bị máy đo đường huyết tại nhà là cách tốt nhất để phòng ngừa, phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

Bệnh đái tháo đường hay còn gọi là bệnh tiểu đường, là bệnh rối loạn chuyển hóa đặc trưng với biểu hiện lượng đường ở trong máu luôn ở mức cao hơn so với bình thường.

Xảy ra tình trạng này vì cơ thể thiếu hụt về tiết insulin hoặc đề kháng với insulin hoặc cả 2, dẫn đến rối loạn quan trọng về chuyển hóa đường, đạm, mỡ, chất khoáng.

Insulin là một hormone từ các tế bào đảo tụy ở tuyến tụy tiết ra giúp cho glucose [đường] có thể đi vào và nạp năng lượng cho các tế bào. Nếu không có insulin, quá nhiều glucose sẽ tích tụ trong máu dẫn đến bệnh tiểu đường.

Bệnh đái tháo đường nguy hiểm như thế nào?

Việt Nam hiện nay có khoảng 5 triệu người dân mắc bệnh đái tháo đường, cao nhất trong các nước Đông Nam Á. Đây thực sự là một tình trạng đáng báo động vì bệnh đái tháo đường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống và tuổi thọ của người dân.

- Tim và mạch máu: Vì sự tăng đường glucose máu mạn tính dẫn đến rối loạn và suy yếu chức năng của nhiều cơ quan, đặc biệt là tim mạch. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây tử vong ở bệnh nhân đái tháo đường.

- Thận: Suy thận cũng là một trong những biến chứng thường gặp của người đái tháo đường. Nếu nặng bệnh nhân phải chạy thận hoặc ghép thận.

- Biến chứng mắt: Lượng đường trong máu cao có thể làm hư các mạch máu nhỏ ở đáy mắt gây tổn thương thị giác. Nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn tới mù lòa.

- Dây thần kinh bị ảnh hưởng có thể gây ra biến chứng bàn chân đái tháo đường và các rối loạn tình dục.

- Tổn thương da lâu lành: Người bị bệnh đái tháo đường vết thương lâu lành dẫn đến tình trạng dễ nhiễm trùng do máu huyết lưu thông kém.

- Rối loạn giấc ngủ: Ngủ không ngon, bị mất ngủ, hay ngủ gà ngủ gật.

Làm thế nào để hỗ trợ kiểm soát bệnh đái tháo đường?

Để kiểm soát bệnh đái tháo đường hiệu quả đòi hỏi bệnh nhân cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý kết hợp với luyện tập thể dục thể thao.

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Người bệnh tiểu đường cần đảm bảo nguyên tắc cơ bản trong chế độ ăn như sau: được cung cấp đủ dinh dưỡng, không làm tăng đường huyết nhiều sau ăn, và không làm hạ đường huyết xa bữa ăn.

Cân bằng tỷ lệ carbohydrate, protein và chất béo; bổ sung những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, ít chất béo và calo như rau củ, trái cây, các loại ngũ cốc nguyên hạt;...

Tập luyện thể dục thể thao

Vận động sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát được cân nặng cũng như phòng ngừa các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra. Vì thế khuyến cáo người bệnh đái tháo đường mỗi ngày nên dành khoảng 30 phút để tập luyện thể dục thể thao.

Bổ sung sản phẩm Nutri Fucoidan

Nutri Fucoidan là thực phẩm bảo vệ sức khỏe [TPBVSK] với nguồn nguyên liệu từ thực vật như fucoidan, betaglucan, gạo lứt huyết rồng nảy mầm và các loại hạt... giúp hỗ trợ tăng cường khả năng chống oxy hóa, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng. Đặc biệt, đạm thực vật chất lượng cao bổ sung nguồn dinh dưỡng xanh với các vitamin và khoáng chất dồi dào giúp hỗ trợ tăng cường sức khỏe, hỗ trợ kiểm soát đường huyết hiệu quả, chống chọi bệnh tật.

Nutri Fucoidan thực phẩm bảo vệ sức khỏe giúp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng.

Chỉ với 3 muỗng Nutri Fucoidan với 170ml nước ấm mỗi ngày giúp hỗ trợ tăng cường khả năng chống oxy hóa, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng.

Chủ Đề