Bhyt thanh toán cấp cứu ngừng tuần hoàn năm 2024

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư số 13/2020/TT-BYT ngày 22/6/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2016/TT-BYT ngày 28/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với dịch vụ kỹ thuật y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT.

Thông tư 13/2020/TT-BYT hướng dẫn sửa đổi khoản 1 Điều 1 về Danh mục chuyên môn kỹ thuật trong khám, chữa bệnh ban hành kèm theo Thông tư số 43/2013/TT-BYT ngày 11/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Thông tư số 21/2017/TT- BYT ngày 10/5/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tể sửa đổi, bổ sung danh mục kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh ban hành kèm theo Thông tư số 43/2013/TT-BYT ngày 11/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

Danh mục phân loại phẫu thuật, thủ thuật ban hành kèm theo Thông tư số 50/2014/TT-BYT ngày 26//12/ 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc phân loại phẫu thuật, thủ thuật và định mức nhân lực trong từng ca phẫu thuật, thủ thuật.

Các dịch vụ kỹ thuật y tế đã được Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt thực hiện tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mà chưa có trong Thông tư số 43/2013/TT-BYT, Thông tư số 50/2014/TT-BYT, Thông tư số 21/2017/TT-BYT.

Đồng thời, hướng dẫn sửa đổi Mục 4 của Danh mục 1 - Dịch vụ kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính 64 dãy đến 128 dãy có quy định cụ thể điều kiện, tỷ lệ và mức giá thanh toán bằng giá DVKT, trường hợp chụp từ hai vị trí trở lên thanh toán tối đa bằng giá DVKT “Chụp cắt lớp vi tính toàn thân”.

Sửa đổi Mục 5 của Danh mục 1 - Dịch vụ kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính từ 256 dãy trở lên có quy định cụ thể điều kiện, tỷ lệ và mức giá thanh toán bằng giá DVKT.

Sửa đổi Mục 7 của Danh mục 1 - Dịch vụ kỹ thuật chụp PET/CT có quy định cụ thể điều kiện, tỷ lệ và mức giá thanh toán 01 lần bằng giá DVKT cho lần chẩn đoán đầu tiên.

Sửa đổi mục 66 của Danh mục 2 - Dịch vụ kỹ thuật chụp động mạch vành có quy định cụ thể điều kiện thanh toán đối với các trường hợp sau: a) Nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên; b) Đau thắt ngực không ổn định; c) Nhồi máu cơ tim không có ST chênh lên; d) Đau thắt ngực ổn định nhưng điều trị nội khoa tối ưu không khống chế được triệu chứng; đ) Sau cấp cứu ngừng tuần hoàn; e) Đau ngực tái phát sau can thiệp động mạch vành hoặc sau phẫu thuật làm cầu nối; g) Suy tim không rõ nguyên nhân; h) Người bệnh có rối loạn nhịp nguy hiểm (nhịp nhanh thất, block nhĩ thất); i) Người bệnh có chỉ định phẫu thuật tim, mạch máu lớn, tuổi > 45 đối với nam hoặc > 50 đối với nữ; Người bệnh có chỉ định ghép tạng; k) Các dị tật bẩm sinh, mắc phải về hệ mạch vành.

Sửa đổi mục 84 của Danh mục 2 - Dịch vụ kỹ thuật y tế Định lượng HbA1c [Máu] để xác định phác đồ điều trị hoặc để đánh giá kết quả điều trị bệnh đái tháo đường có quy định cụ thể điều kiện thanh toán cho xét nghiệm định lượng HbA1c trong máu đối với trường hợp đã được chẩn đoán xác định đái tháo đường để xác định phác đồ điều trị nếu chưa thực hiện xét nghiệm HbA1c trong vòng 90 (chín mươi) ngày. Thanh toán cho xét nghiệm từ lần thứ 2 trở đi để đánh giá kết qua điều trị bệnh đái tháo đường tối thiểu sau mỗi 90 (chín mươi) ngày.

Sửa đổi, bổ sung Mục 87, 88 Danh mục 2 - Dịch vụ kỹ thuật y tế HBV đo tải lượng Real-time PCR; HBV đo tải lượng hệ thống tự động và HCV đo tải lượng Real-time PCR; HCV đo tải lượng hệ thống tự động có quy định cụ thể điều kiện thanh toán khi được bác sỹ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đơn vị điều trị viêm gan chỉ định.

Vợ ông Đức đăng ký khám, chữa bệnh (KCB) theo chế độ bảo hiểm y tế (BHYT) ở quận Bình Thạnh, tuy nhiên, khi làm thủ tục thanh toán BHYT, vợ ông Đức chỉ được thanh toán 1,2 triệu đồng, với lý do vợ ông vào bệnh viện trái tuyến và bệnh viện này không có dịch vụ khám BHYT.

Ông Đức cho rằng, trường hợp của vợ ông là cấp cứu nên vẫn được BHYT chi trả bình thường. Ông Đức đề nghị được giải thích về khúc mắc này.

Về vấn đề này, ông Lê Văn Phúc, Phó Trưởng ban Ban Thực hiện chính sách BHYT, Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời như sau:

Theo quy định, người có thẻ BHYT, trong trường hợp cấp cứu có thể vào bất cứ cơ sở KCB nào cũng được hưởng BHYT theo quy định (xuất trình thẻ BHYT chậm nhất trước khi ra viện).

Trường hợp vợ ông Đức, nếu Bệnh viện Đại học Y Dược xác định nhập viện trong tình trạng cấp cứu thì được hưởng chế độ BHYT theo quy định, bao gồm: tiền giường bệnh, xét nghiệm, thuốc, dịch truyền, máu, phẫu thuật, thủ thuật theo mức giá mà cơ quan bảo hiểm xã hội TP. Hồ Chí Minh ký hợp đồng với Bệnh viện Đại học Y Dược.

Trường hợp không phải cấp cứu (KCB vượt tuyến), nếu trình thẻ BHYT thì được quỹ BHYT chi trả 30% chi phí trong phạm vi quyền lợi BHYT (KCB tại Bệnh viện hạng I, 50% chi phí KCB tại Bệnh viện hạng II hoặc 70% chi phí KCB Bệnh viện hạng III).

Trường hợp KCB không xuất trình thẻ BHYT (KCB tự chọn): Căn cứ dịch vụ kỹ thuật mà người bệnh được cung cấp, tuyến chuyên môn kỹ thuật của cơ sở y tế và chứng từ hợp lệ, Bảo hiểm xã hội thanh toán cho người bệnh theo chi phí thực tế nhưng mức tối đa không vượt quá mức quy định tại điểm 1 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 09/2009/TTLT-BYT-BTC ngày 14/8/2009 của liên Bộ Y tế - Tài chính hướng dẫn thực hiện BHYT.