Nhân viên trạm cân là làm gì năm 2024

Nhân viên trạm cân là làm gì năm 2024

Số lượng: 02

Ngày hết hạn: 30/10/2020

MÔ TẢ CÔNG VIỆC

  • Vận hành trạm cân theo đúng quy trình sản xuất.
  • Ghi chép lại tình trạng vận hành và kiểm tra thiết bị trong sổ báo cáo ca
  • Các công việc khác theo yêu cầu của cấp trên.

CÁC PHÚC LỢI DÀNH CHO BẠN

  • Các chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội theo quy định của nhà nước và quy chế của công ty
  • Được hưởng đầy đủ các chế độ Bảo hiểm của người lao động
  • Được xét tăng lương, thưởng hàng năm tùy theo năng lực bản thân, có nhiều cơ hội thăng tiến nghề nghiệp
  • Cơ hội đi du lịch hàng năm.
  • Tăng lương và thưởng hằng năm.

YÊU CẦU CÔNG VIỆC

  • Nam, tuổi dưới 35 tuổi trở xuống.
  • Trình độ sơ cấp chuyên ngành Cơ khí.
  • Có ít nhất 1 năm kinh nghiệm làm việc.
  • Sức khoẻ tốt, tuân thủ người quản lý cấp trên.
  • Chi tiết sẽ trao đổi cụ thể hơn khi phỏng vấn.

CÁCH THỨC ỨNG TUYỂN

Ứng viên quan tâm đến vị trí tuyển dụng, vui lòng gửi CV về địa chỉ email: [email protected] với tiêu đề: [họ và tên ứng viên]_[vị trí ứng tuyển]_[tên công ty ứng tuyển]. Ví dụ: Nguyễn Văn A_Nhân viên chăm sóc khách hàng_Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Hiệp Phước. Khi hồ sơ của ứng viên đáp ứng được yêu cầu của vị trí tuyển dụng, chúng tôi sẽ liên hệ để phỏng vấn trực tiếp! Theo dõi thông tin tuyển dụng mới nhất tại Fanpage Tuyển dụng Hiệp phước: https://www.facebook.com/tuyendung.hiepphuoc/ Để biết thêm thông tin về vị trí tuyển dụng, vui lòng liên hệ hotline P.CSKH: 0982 509 898

CÔNG TY TUYỂN DỤNG

Liên hệ

Việc kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ có được thực hiện thông qua Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động không? Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động khi đưa vào hoạt động cần đáp ứng những yêu cầu gì? Người trực tiếp vận hành Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động phải đáp ứng những yêu cầu gì về nghiệp vụ? Trên đây là một vài thắc mắc của anh Thanh Việt đến từ Hà Nội.

Việc kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ có được thực hiện thông qua Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động không?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 34/2021/TT-BGTVT quy định như sau:

Nguyên tắc chung
1. Hoạt động kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ được tiến hành công khai, khách quan, đúng quy định của pháp luật.
2. Việc kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ được thực hiện thông qua:
a) Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định có hệ thống thiết bị cân kiểm tra tải trọng xe cơ giới lắp đặt cố định trên đường bộ, thiết bị ghi hình và các thiết bị phụ trợ khác;
b) Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động có hệ thống thiết bị cân kiểm tra tải trọng xe cơ giới không lắp đặt cố định trên đường bộ và các thiết bị phụ trợ khác;
c) Thiết bị cân kiểm tra tải trọng xe cơ giới lắp đặt cố định trên đường bộ; vị trí lắp đặt độc lập hoặc kết hợp với Trạm thu phí;
d) Thiết bị cân kiểm tra tải trọng xe cơ giới (cân xách tay) của lực lượng chức năng có thẩm quyền;
đ) Hệ thống giám sát, quản lý tập trung dữ liệu tải trọng xe của ngành Giao thông vận tải trên các hệ thống đường bộ cả nước do Tổng cục Đường bộ Việt Nam quản lý, vận hành, khai thác (sau đây gọi là Hệ thống quản lý dữ liệu kiểm tra tải trọng xe của Tổng cục Đường bộ Việt Nam);
e) Các biện pháp nghiệp vụ của lực lượng chức năng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Theo đó, việc kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ được thực hiện thông qua:

- Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định có hệ thống thiết bị cân kiểm tra tải trọng xe cơ giới lắp đặt cố định trên đường bộ, thiết bị ghi hình và các thiết bị phụ trợ khác;

- Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động có hệ thống thiết bị cân kiểm tra tải trọng xe cơ giới không lắp đặt cố định trên đường bộ và các thiết bị phụ trợ khác;

- Thiết bị cân kiểm tra tải trọng xe cơ giới lắp đặt cố định trên đường bộ; vị trí lắp đặt độc lập hoặc kết hợp với Trạm thu phí;

- Thiết bị cân kiểm tra tải trọng xe cơ giới (cân xách tay) của lực lượng chức năng có thẩm quyền;

- Hệ thống giám sát, quản lý tập trung dữ liệu tải trọng xe của ngành Giao thông vận tải trên các hệ thống đường bộ cả nước do Tổng cục Đường bộ Việt Nam quản lý, vận hành, khai thác;

- Các biện pháp nghiệp vụ của lực lượng chức năng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Như vậy, việc kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ có thực hiện thông qua Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động có hệ thống thiết bị cân kiểm tra tải trọng xe cơ giới không lắp đặt cố định trên đường bộ và các thiết bị phụ trợ khác.

Nhân viên trạm cân là làm gì năm 2024

Kiểm tra tải trọng xe (Hình từ Internet)

Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động khi đưa vào hoạt động cần đáp ứng những yêu cầu gì?

Căn cứ theo khoản 5 Điều 51 Luật Giao thông đường bộ 2008, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 quy định như sau:

Bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí đường bộ
...
4. Trạm kiểm tra tải trọng xe là nơi cơ quan quản lý đường bộ thực hiện việc thu thập, phân tích, đánh giá tác động của tải trọng xe, khổ giới hạn xe đến an toàn đường bộ; kiểm tra, xử lý vi phạm đối với xe quá khổ giới hạn, quá tải trọng cho phép của đường bộ và xe bánh xích lưu hành trên đường bộ, được xây dựng theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
5. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quy chuẩn kỹ thuật bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm thu phí, trạm kiểm tra tải trọng xe; quy định về tổ chức, hoạt động của trạm thu phí, trạm kiểm tra tải trọng xe.

Tại Điều 4 Thông tư 34/2021/TT-BGTVT quy định về yêu cầu của Trạm kiểm tra tải trọng xe khi đưa vào hoạt động như sau:

Yêu cầu của Trạm kiểm tra tải trọng xe khi đưa vào hoạt động
1. Đáp ứng Quy chuẩn Trạm kiểm tra tải trọng xe.
2. Có thiết bị cân kiểm tra tải trọng xe đáp ứng các yêu cầu theo quy định của pháp luật về đo lường.
3. Dữ liệu kết quả của Trạm (trừ dữ liệu kết quả của cân xách tay) phải được kết nối với hệ thống quản lý dữ liệu kiểm tra tải trọng xe của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.

Theo đó, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quy chuẩn kỹ thuật trạm kiểm tra tải trọng xe. Đồng thời, quy định về tổ chức, hoạt động của trạm kiểm tra tải trọng xe.

Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động khi đưa vào hoạt động phải đáp ứng Quy chuẩn Trạm kiểm tra tải trọng xe, có thiết bị cân kiểm tra tải trọng xe đáp ứng các yêu cầu theo quy định của pháp luật về đo lường và dữ liệu kết quả của Trạm (trừ dữ liệu kết quả của cân xách tay) phải được kết nối với hệ thống quản lý dữ liệu kiểm tra tải trọng xe của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.

Người trực tiếp vận hành Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động phải đáp ứng những yêu cầu gì về nghiệp vụ?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 7 Thông tư 34/2021/TT-BGTVT quy định về hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động như sau:

Hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động
1. Thời gian hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động theo kế hoạch do cơ quan quản lý đường bộ phê duyệt; trường hợp thực hiện nhiệm vụ đột xuất phải có chỉ đạo bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.
2. Người trực tiếp vận hành Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động do cơ quan quản lý đường bộ hoặc lực lượng chức năng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuộc cơ quan quản lý đường bộ bố trí phải đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.
3. Lực lượng chức năng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính sử dụng kết quả thu được từ Trạm kiểm tra tải trọng xe để phát hiện, xác định vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.

Tại Điều 8 Thông tư 34/2021/TT-BGTVT quy định như sau:

Yêu cầu nghiệp vụ của người trực tiếp vận hành Trạm kiểm tra tải trọng xe
1. Nắm vững chế độ quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật của Trạm kiểm tra tải trọng xe.
2. Được tập huấn về quy trình, thao tác sử dụng, bảo quản phương tiện, thiết bị kỹ thuật của Trạm kiểm tra tải trọng xe và các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính có liên quan.

Như vậy, người trực tiếp vận hành Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động do cơ quan quản lý đường bộ hoặc lực lượng chức năng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuộc cơ quan quản lý đường bộ bố trí phải đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ như sau:

- Nắm vững chế độ quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật của Trạm kiểm tra tải trọng xe.

- Được tập huấn về quy trình, thao tác sử dụng, bảo quản phương tiện, thiết bị kỹ thuật của Trạm kiểm tra tải trọng xe và các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính có liên quan.