Bị COVID có uống trà sữa được không

Vào ngày tiêm vaccine Covid-19, trẻ 5-11 tuổi không nên uống các loại đồ uống như nước ngọt, trà sữa, cà phê, nước tăng lực... Cha mẹ cần cho trẻ uống đủ nước, nhất là ở những nơi có thời tiết nắng nóng, trẻ dễ đổ mồ hôi, nhanh mệt trong khi chờ đến lượt được tiêm vaccine.

Các em học sinh lớp 6 được tiêm trong đợt đầu tiên. [Ảnh: NGUYÊN TRANG]

Câu hỏi: Con tôi học lớp 4 và cháu có lịch tiêm vaccine trong tuần tới. Tôi muốn hỏi gia đình cần lưu ý điểm gì về sức khỏe và dinh dưỡng, theo dõi cháu khi đi tiêm và sau tiêm?

Trả lời:

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Hiền Minh, Phó Trưởng đơn vị Tiêm chủng, Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh:

Rất nhiều bậc phụ huynh băn khoăn về cách chăm sóc cho trẻ trước khi tiêm. Tuy nhiên, các gia đình không nên quá lo lắng. Trước khi cho trẻ đi tiêm, nên cho trẻ ăn nhẹ. Cha mẹ lưu ý không cho trẻ nhịn đói nhưng cũng không ép trẻ ăn quá no.

Bên cạnh đó, vào ngày tiêm, trẻ không nên uống các loại đồ uống như nước ngọt, trà sữa, cà phê, nước tăng lực... Cha mẹ cần cho trẻ uống đủ nước, nhất là ở những nơi có thời tiết nắng nóng, trẻ dễ đổ mồ hôi, nhanh mệt trong khi chờ đến lượt được tiêm vaccine.

Cha mẹ có thể cho trẻ uống viên sủi hoặc siro chứa các loại vitamin mà trẻ đang thường sử dụng vào buổi sáng ngày đi tiêm vaccine. Không tự ý ngừng các loại thuốc uống điều trị bệnh mãn tính mà trẻ đang uống theo toa bác sĩ.

Trẻ không cần kiêng tắm rửa hay thức ăn, trừ những thức ăn mà đã làm trẻ dị ứng trước đây. Sau tiêm vaccine phòng COVID-19, phụ huynh, người lớn trong nhà và nhà trường cần lưu ý dặn dò trẻ nếu có dấu hiệu gì khó chịu phải báo ngay. Đặc biệt, phụ huynh cần lưu ý, trẻ cần được theo dõi 30 phút sau tiêm tại địa điểm tiêm chủng.

Trong 3 ngày đầu sau tiêm, trẻ cần phải có người lớn theo sát và kịp thời thấy những triệu chứng bất thường nếu có.

Những việc cha mẹ cần phải lưu ý trong suốt quá trình theo dõi con:

- Ghi nhận nhiệt độ của con mỗi 4-6 giờ

- Không nên cho con ngủ một mình

- Để ý khi con ở quá lâu trong nhà vệ sinh hay phòng riêng

- Nên cho con ăn uống ở nhà để đề phòng tình trạng ngộ độc thức ăn bên ngoài

- Không tập thể dục hay vận động thể lực nặng

- Trẻ cần ngủ đủ và uống đủ nước.

Một số triệu chứng cần đưa trẻ đi viện:

- Trẻ kích thích, vật vã, lừ đừ, bỏ bữa, quấy khóc dai dẳng

- Đau ngực, trống ngực, mệt lả, vã mồ hôi

- Khó thở khi hoạt động bình thường, khi nằm

- Sốt cao khó hạ nhiệt độ, hoặc kéo dài hơn 24 giờ

- Vân tím trên da

- Phát ban tiến triển nhanh trong vòng vài giờ.

Nguồn: nhandan.vn

Nếu bạn mắc COVID-19, bạn phải cung cấp đủ nước và ăn nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng cũng như năng lượng cao.

Cơ thể của bạn mất rất nhiều nước trong khi chống lại nhiễm trùng, đặc biệt nếu bạn bị sốt hoặc nếu bạn bị tiêu chảy và nôn mửa. Chú ý đầu tiên là bạn phải duy trì lượng chất lỏng của mình nếu bạn nhiễm COVID-19. Tuy nhiên, uống quá nhiều chất lỏng cũng có thể rất nguy hiểm, vì vậy, hãy lắng nghe lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng để giữ đủ nước nếu bạn bị COVID-19 hoặc bất kỳ bệnh nào khác.

‍1. Bạn cần uống bao nhiêu nước mỗi ngày?

Một nguyên tắc chung là một người khỏe mạnh cần uống khoảng 25 đến 30 ml chất lỏng cho mỗi kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày để giữ đủ nước. Vì vậy, một người nặng 60 kg sẽ cần uống tối thiểu 1,5 lít [6 cốc] chất lỏng, trong khi người nặng 80 kg sẽ cần uống 2 lít [8 cốc].

Cơ thể của bạn cũng mất nước trong một số trường hợp nhất định - chẳng hạn như đổ mồ hôi khi thời tiết nóng bức, do tập thể dục hoặc bị sốt, hoặc do tiêu chảy và nôn mửa,... Vì vậy trong những trường hợp này bạn cần uống nhiều hơn lượng nước khuyến cáo để tránh mất nước.

Khi bạn bị sốt [một triệu chứng chính liên quan đến COVID-19], bạn nên uống thêm 500 ml [2 cốc] chất lỏng mỗi ngày. Và nếu bạn bị tiêu chảy hoặc nôn mửa, bạn cũng nên đảm bảo rằng bạn đang thay thế lượng nước đã mất bằng cách uống nhiều đồ uống hơn trong ngày.

Nước lọc là lựa chọn tốt nhất, nhưng nếu bạn cảm thấy nhạt miệng và khó uống nước lọc thì đồ uống nóng và những đồ uống có nhiều calo, chẳng hạn như sinh tố và uống sữa không tách béo cũng là những lựa chọn tốt. Đặc biệt, trong trường hợp có sốt nên uống oresol để bù nước và điện giải.

Khi bị nhiễm COVID-19 và có sốt, nên tăng cường lượng nước hàng ngày.

2. Uống đồ uống có đường khi bị COVID-19 có được không?

Đồ uống có đường, bao gồm soda, trà đá, nước tăng lực và cà phê sữa, chứa rất nhiều đường và về cơ bản không có giá trị dinh dưỡng. Thường xuyên uống những thứ này có liên quan đến nguy cơ cao phát triển các bệnh mạn tính như bệnh tim, bệnh gout và bệnh đái tháo đường type 2.

Đồ uống không đường, chẳng hạn như soda ăn kiêng, có thể không ảnh hưởng đến lượng calo của đồ uống có đường, nhưng một số nhà khoa học lo ngại về tác động của chất làm ngọt nhân tạo đối với sức khỏe của chúng ta.

Dữ liệu ban đầu từ Chương trình PREDICT của ZOE, một nghiên cứu dinh dưỡng lớn nhất thuộc loại này, cho thấy chất làm ngọt nhân tạo có thể dẫn đến tăng lượng đường trong máu ở một số người.

Đồ uống có nhiều đường làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] khuyến cáo duy trì đủ nước bằng cách uống nhiều nước như một phần của chế độ ăn uống lành mạnh trong thời kỳ đại dịch COVID-19.

3. 8 dấu hiệu cơ thể bị mất nước

Học cách lắng nghe cơ thể và phát hiện các dấu hiệu mất nước. Hãy chú ý đến:

  • Nước tiểu màu vàng sẫm và có mùi nồng.
  • Đi tiểu ít và ít hơn 4 lần một ngày.
  • Khô miệng và / hoặc trũng da.
  • Khát nước.
  • Đau đầu.
  • Kém tập trung.
  • Cảm thấy mệt mỏi và / hoặc chóng mặt.
  • Lú lẫn và / hoặc kích động.

Để giữ đủ nước, hãy đảm bảo rằng bạn uống đủ nước để nước tiểu có màu vàng nhạt trong suốt cả ngày.

Tìm kiếm sự chăm sóc y tế khẩn cấp nếu bạn thường xuyên chóng mặt, bối rối, lên cơn [co giật] hoặc không đi tiểu cả ngày.

Tốt nhất bạn nên uống nước lọc nếu có thể, thay vì uống nhiều nước ngọt hoặc nước trái cây. Tránh uống quá nhiều trà, cà phê và rượu vì chúng có thể khiến bạn mất nước hơn.

4. Mối nguy hiểm của việc uống quá nhiều nước

Mặc dù điều quan trọng là phải giữ đủ nước, nhưng hãy cẩn thận đừng lạm dụng nó. Uống quá nhiều chất lỏng không giúp cải thiện sức khỏe của bạn hoặc "đẩy lùi bệnh tật", và nó có thể rất nguy hiểm.

Khi uống nhiều nước đến mức vượt qua khả năng xử lý của thận sẽ dẫn đến tình trạng mất cân bằng natri trong máu, có thể tàn phá não và cơ thể. Tình trạng này gọi là ngộ độc nước.

Ngộ độc nước nếu không được điều trị, có thể dẫn đến co giật, mất ý thức, hôn mê và tử vong. Nếu bạn đã uống một lượng lớn chất lỏng bất thường, chẳng hạn như một vài lít chất lỏng mỗi giờ trong vài giờ, hãy để ý những dấu hiệu thừa nước sau:

  • Đau đầu.
  • Chuột rút, co thắt cơ và / hoặc yếu.
  • Cảm thấy buồn nôn và / hoặc nôn mửa.
  • Cảm thấy mệt mỏi và / hoặc chóng mặt.
  • Lú lẫn và / hoặc kích động.

Một số triệu chứng này rất giống với triệu chứng mất nước, nhưng điểm khác biệt chính là màu sắc và lượng nước tiểu của bạn. Uống nhiều nước sẽ gây ra hiện tượng buồn tiểu thường xuyên và nước tiểu của bạn sẽ rất nhạt, gần như nước.

F0 nên uống nước chanh, vì sao?

Xem thêm video đang được quan tâm

F0 lâu khỏi do uống nước dừa, nước cam, quả có múi - sự thật thế nào?


Tại Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cho người nhiễm COVID-19 [F0] tại nhà vừa được Bộ Y tế ban hành, Bộ Y tế đánh giá việc cung cấp dinh dưỡng cho F0 nhẹ và không có triệu chứng tại nhà là rất cần thiết, giúp nâng cao thể trạng, tăng cường miễn dịch và hạn chế biến chứng.

Khi bị nhiễm, người bệnh thường có dấu hiệu đột ngột bị mất vị giác hoặc khứu giác, làm giảm khả năng ăn uống. Do vậy cần bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý để tránh thiếu hụt dẫn tới suy dinh dưỡng. Suy dinh dưỡng làm tăng nguy cơ bội nhiễm, bệnh trở nặng, kéo dài thời gian thở máy, tăng chi phí điều trị.

Nguyên tắc chung về chế độ dinh dưỡng cho F0 mức độ nhẹ và không có triệu chứng:

Ăn bình thường với đầy đủ và cân đối các nhóm chất dinh dưỡng bằng đa dạng loại thực phẩm để duy trì thể trạng, thể chất bình thường.

Bổ sung thêm 1 đến 2 bữa phụ như sữa và các chế phẩm từ sữa, đặc biệt khi có ăn giảm sút do sốt, ho, mệt mỏi...

Ăn tăng cường nhóm thực phẩm giàu protein [thịt, cá nạc.., đậu đỗ, hạt các loại] để ngăn ngừa teo cơ và tăng sức đề kháng.

Ăn tăng cường trái cây tươi hoặc nước ép trái cây, rau xanh các loại, gia vị [tỏi, gừng] để tăng cường sức đề kháng.

Uống đủ nước [trung bình 2 lít/ngày] hoặc nhiều hơn nếu có sốt, tiêu chảy.

F0 tại nhà cân tránh đồ ăn, uống có nhiều đường, nhiều muối, rượu, bia... Ảnh minh hoạ

Để dinh dưỡng đầy đủ và cân đối, an toàn các ca nhiễm COVID-19 cần:

Đảm bảo đủ các và đa dạng các nhóm thực phẩm bao gồm: nhóm tinh bột, nhóm sữa và chế phẩm sữa, nhóm dầu mỡ, nhóm rau củ, nhóm thịt cá, nhóm trứng, nhóm các loại hạt, nhóm rau củ màu vàng - xanh thẫm.

Không bỏ bữa, ăn đủ 3 bữa chính và tăng cường thêm các bữa phụ; Hạn chế ăn quá nhiều đồ ngọt; Không kiêng khem thực phẩm nếu không có dị ứng thực phẩm hoặc theo lời khuyên riêng của bác sĩ; Người có thể trạng gầy, trẻ em cần bổ sung thêm các thực phẩm có nhiều năng lượng và protein như sữa và các sản phẩm từ sữa.

Tránh đồ ăn, uống có nhiều đường, nhiều muối, rượu, bia; Thực phẩm phải bảo đảm an toàn, vệ sinh; không dùng thực phẩm ôi, thiu, quá hạn sử dụng; Bảo đảm vệ sinh khi chế biến thực phẩm, luôn rửa tay trước và sau khi chế biến thực phẩm; Sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng bổ sung cần theo hướng dẫn của chuyên gia dinh dưỡng.

Uống nhiều nước [40-45ml/kg cân nặng/ngày], nên uống nước ấm và rải rác trong ngày, tránh tình trạng chỉ uống khi thấy khát. Nên uống nước lọc, nước ép hoa quả. Người bệnh có sốt nên uống Orezol để bù nước và điện giải.

Hàng ngày phải ăn ít nhất là 5 trong 8 nhóm thực phẩm [nhóm tinh bột, nhóm sữa và chế phẩm sữa, nhóm dầu mỡ, nhóm rau củ, nhóm thịt cá, nhóm trứng, nhóm các loại hạt, nhóm rau củ màu vàng - xanh thẫm]. Hạn chế ăn quá nhiều đồ ngọt, mặn. Cung cấp đủ nước, đặc biệt nước trái cây tươi, tránh uống nước ngọt công nghiệp.

Khuyến khích cho trẻ 1-2 tuổi uống sữa công thức tối thiểu 600ml/ngày [trẻ không có sữa mẹ] và trẻ trên 2 tuổi 500 ml/ngày sữa công thức theo tuổi/ngày, đủ đáp ứng dinh dưỡng cho tăng trưởng và cân bằng dinh dưỡng [không cần bổ sung đa vi chất].

Trường hợp trẻ kém ăn, ăn không đủ lượng theo khuyến nghị thì phải dùng công thức hỗ trợ dinh dưỡng đường uống có đậm độ năng lượng cao thay thế hoàn toàn hay một phần cho sữa công thức thông thường.

Tránh thức ăn gây nôn và buồn nôn bằng những khẩu vị trẻ thích, thức ăn dễ tiêu hóa và có giá trị dinh dưỡng cao. Theo dõi lượng thức ăn trẻ ăn vào/ngày. Nếu lượng thức ăn trẻ ăn vào dưới 70% nhu cầu bình thường so với tuổi, cần được tư vấn cụ thể bởi nhân viên y tế.

V.Thu

//giadinh.net.vn/song-khoe/f0-tai-nha-khong-kieng-khem-thuc-pham-nen-uong-nuoc-am-20210829170909622.htm

Video liên quan

Chủ Đề