Bị đánh gãy tay thương tật bao nhiêu?

Em bị ba đối tượng chặn đánh gẫy xương tay, bầm tím một bên mắt và nhiều vết xây xát. Vậy luật sư cho hỏi như thế thì thương tật bao nhiêu %? Đã đủ để ba đối tượng kia thành tội gì chưa?

TRẢ LỜI:

Cơ sở pháp lý:

  • Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.
  • Thông tư số 20/2014/TT-BYT về QUY ĐỊNH TỶ LỆ TỔN THƯƠNG CƠ THỂ SỬ DỤNG TRONG GIÁM ĐỊNH PHÁP Y, GIÁM ĐỊNH PHÁP Y TÂM THẦN.

Thứ nhất, cách xác định mức tỉ lệ thương tích do hành vi phạm tội gây ra?

Căn cứ theo quy định tại điều 206 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 như sau:

“Điều 206. Các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định

Bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định:

  1. Tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả năng lao động;”

Do đó, theo như thông tin bạn cung cấp thì bạn ba đối tượng chặn đánh gẫy xương tay, bầm tím một bên mắt và nhiều vết xây xát tức là có thiệt hại về mặt sức khỏe, thể chất thể hiện qua thương tích trên cơ thể. Tuy nhiên để xác định chính xác tỉ lệ thương tật là bao nhiêu phần trăm, có đủ các yếu tố để cấu thành tội phạm hình sự hay không thì cần phải trưng cầu giám định thương tích trên cơ thể bạn.

Cụ thể căn cứ theo quy định tại điều 205 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 như sau:

“Điều 205. Trưng cầu giám định

  1. Khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 206 của Bộ luật này hoặc khi xét thấy cần thiết thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định.”

Đối với trường hợp của bạn có căn cứ thuộc trường hợp theo quy định tại điều 206 cho nên bạn cần làm đơn Tố cáo lên cơ quan điều tra tại nơi bạn cư trú để tố cáo về hành vi hành hung, cố ý gây thương tích của nhóm người kể trên. Nếu có căn cứ xác thực, cơ quan công an sẽ tiến hành điều tra nếu đủ các yếu tố cấu thành tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì nhóm thanh niên này sẽ bị khởi tố ra trước pháp luật.

Về vấn đề giám định, bạn có thể tự yêu cầu cơ sở y tế thực hiện giám định tỷ lệ thương tích hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng sẽ ra quyết định trưng cầu giám định. Tỷ lệ thương tích của bạn do nhóm người đó gây ra là cơ sở để xác định họ có hành vi phạm tội và có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?

Như vậy để xác định chính xác mức độ thương tích trên cơ thể bạn thì cần phải có kết luận của cơ quan trưng cầu giám định có thẩm quyền.

Và sau khi có kết luận của cơ quan giám định thương tích, tỉ lệ tổn thương cơ thể của bạn thì cơ quan điều tra sẽ đối chiếu, căn cứ theo quy định tại điều 1 Thông tư 20/2014/TT-BYT như sau:

“Điều 1. Quy định về tỷ lệ tổn thương cơ thể

1. Ban hành kèm theo Thông tư này bảng tỷ lệ phần trăm [%] tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần như sau:

a] Bảng 1: Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do thương tích;”

Thứ hai, mức độ tổn hại sức khỏe cấu thành nên hành vi phạm tội và bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 như sau:

“Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

  1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm….”

Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì tỷ lệ tổn thương cơ thể bạn do hành vi hành hung trái pháp luật của các thanh niên kể trên từ mức 11% trở lên thì họ đã bị truy tố về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

Tóm lại, khi có kết luận chính xác của cơ quan giám định về tỷ lệ tổn thương cơ thể của bạn đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì cơ quan điều tra sẽ tiến hành khởi tố vụ án để truy cứu trách nhiệm hình sự với người thực hiện hành vi phạm tội.

Trao đổi với PV Thanh Niên về vấn đề này, ông Bùi Phú Vũ, Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Quảng Ngãi, cho rằng việc anh shipper đến nhà giao hàng bị hai vợ chồng đóng cửa dùng hung khí là tuýp sắt và ghế inox đánh gây thương tích ở hai tay, phải nhập viện mổ, cho thấy hành vi trên đã có dấu hiệu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, được quy định tại Điều 134 bộ luật Hình sự năm 2015 [sửa đổi, bổ sung năm 2017].

"Với hành vi như trên, người vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, được quy định tại Điều 134 bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017. Còn áp dụng mức hình phạt nào, thì phải phụ thuộc vào kết quả giám định thương tật của cơ quan thẩm quyền để xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể, theo quy định tại Điều 134 bộ luật Hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác", ông Vũ cho biết thêm.

Người phạm tội trong trường hợp này không chỉ phải chịu trách nhiệm pháp lý hình sự [hình phạt] mà còn phải chịu trách nhiệm pháp lý dân sự [bồi thường thiệt hại cho người bị hại do sức khỏe của họ bị xâm phạm].

Làm rõ vụ shipper bị đánh gãy hai tay ở Quãng Ngãi

Theo ông Vũ, trong trường hợp có hành vi dùng tuýp sắt và ghế inox để đánh gây thương tích shipper là hành vi dùng "hung khí nguy hiểm" [đối chiếu với quy định pháp luật thì tuýp sắt, ghế inox là hung khí nguy hiểm]. Do đó, nếu tỷ lệ tổn thương cơ thể của người bị hại ở mức dưới 11% thì hành vi của hai vợ chồng này vẫn bị khởi tố theo quy định tại khoản 1 Điều 134 bộ luật Hình sự khi có yêu cầu của người bị hại. Còn mức hình phạt như thế nào thì phải phụ thuộc vào kết quả giám định tỷ lệ tổn thương cơ thể, tính chất, mức độ của hành vi để xử lý mức hình phạt tương ứng với các khung hình phạt quy định tại Điều 134 bộ luật Hình sự nêu trên.

Nếu người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% - 30%, hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm, như: Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có nguy cơ gây nguy hại cho nhiều người...

Liên quan đến tình tiết người chồng gọi người vợ đóng cổng rồi dùng tuýp sắt, ghế inox cùng đánh shipper là hành vi cố ý gây thương tích cho người khác, cả hai vợ chồng đều vi phạm. "Trong trường hợp này, người vợ vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội danh cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác quy định tại Điều 134 bộ luật Hình sự", ông Vũ nói.

Shipper Lâm Anh Đạt đang được điều trị tại Bệnh viện Quân y C17

NHÂN VẬT CUNG CẤP

Trước đó, như Thanh Niên đã đưa tin, khoảng 11 giờ ngày 17.2, shipper Lâm Anh Đạt đến nhà ông T.Đ.N [ở xã Nghĩa Lâm, H.Tư Nghĩa, Quảng Ngãi] để giao đơn hàng là 2 cây hoa đỗ quyên với tiền phí 230.000 đồng. Khi hai bên xảy ra mâu thuẫn [do ông N. không nhận hàng, không đồng ý trả phí giao hàng để anh Đạt gửi trả đơn hàng về cho người bán], anh Đạt bị hai vợ chồng ông N. dùng tuýp sắt, ghế, bình hoa đánh gãy hai tay. Sau đó, anh Đạt đến Công an xã Nghĩa Lâm để trình báo sự việc. Đến 14 giờ cùng ngày, anh Đạt được đưa đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi cấp cứu, nhưng do vết thương nặng nên gia đình xin chuyển anh đến Bệnh viện Quân y C17 [Đà Nẵng] để mổ, điều trị.

Chủ Đề