Bị ung thư giai đoạn cuối sống được bao lâu

Hầu hết người bệnh ung thư phổi thường không biểu hiện triệu chứng gì cho đến khi các khối u đã lan rộng và bắt đầu di căn. Do đó, nếu ai trong chúng ta nghi ngờ bản thân có các triệu chứng của bệnh ung thư phổi thì nên nhanh chóng đi khám càng sớm càng tốt nhằm được thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán. Bệnh này càng được phát hiện sớm thì khả năng, cơ hội điều trị và chữa khỏi càng cao, tiên lượng bệnh càng tốt hơn.

Tuy nhiên phải nhìn vào thực tế, các bệnh nhân phát hiện mình mắc phải bệnh ung thư phổi hầu hết khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn cuối cùng. Lúc này, bệnh nhân sẽ cảm thấy vô cùng hoang mang và lo sợ không biết bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối sống được bao lâu?

Thuốc lá là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư phổi

Phân loại ung thư phổi

Tại Việt Nam chúng ta, ung thư phổi là căn bệnh rất phổ biến hầu hết ở nam giới và đứng thứ 3 ở nữ giới. Khi được chẩn đoán mắc phải bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối, bác sĩ, bệnh nhân và gia đình nhanh chóng phải đưa ra sự lựa chọn trong việc điều trị. Vì vậy, chúng ta nên trang bị những kiến ​​thức về bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối này để nâng cao sức khỏe bản thân nhằm kéo dài sự sống. Bên cạnh đó, nếu bệnh nhân biết được những tiên lượng về khả năng sống sau khi mắc ung thư phổi càng sớm, sẽ chủ động được cách phòng ngừa, thay đổi lối sống theo hướng tích cực và chăm sóc điều trị bệnh tốt hơn.

Ung thư phổi theo từng giai đoạn thường có nhiều đặc điểm và triệu chứng lâm sàng khác nhau, cách điều trị và tiên lượng cũng không giống nhau. Bệnh ung thư phổi được chia thành 2 loại chính như sau:

  • Ung thư phổi không tế bào nhỏ chiếm 85%: Ung thư phổi không tế bào nhỏ lại được chia thành các giai đoạn: I, II, IIIA, IIIB, IV. Nếu bệnh nhân mắc loại ung thư này thì giai đoạn cuối tương đương với giai đoạn IV.
  • Ung thư phổi tế bào nhỏ chiếm 15%: Nếu người bệnh bị ung thư phổi tế bào nhỏ này, với ung thư phổi giai đoạn IV tương đương với giai đoạn các khối u đã di căn đến nhiều cơ quan khác nhau như xương, não, gan...

Ngoài ra, ung thư phổi ở giai đoạn cuối còn được phân loại theo đột biến gen. Một số các trường hợp ung thư phổi giai đoạn cuối có biểu hiện protein PD-1 cao hoặc mang những đột biến gen như ALK, ROS1, EGFR…

Phân loại ung thư phổi

Các yếu tố quyết định bệnh ung thư phổi sống được bao lâu?

Để xác định được thời gian sống còn của bệnh nhân, các bác sĩ xét nghiệm, chẩn đoán dựa trên 3 cơ sở chính sau đây:

Bệnh đang ở giai đoạn nào?

Đây là mức độ và tình trạng của bệnh mà bệnh nhân đang mắc phải. Giai đoạn của bệnh cho bác sĩ biết được tế bào ung thư đang phát triển như thế nào, để từ đó xác định các phương hướng điều trị phù hợp và cho bệnh nhân biết được thời gian sống còn là bao lâu để có thể chuẩn bị tâm lý.

Về phương pháp điều trị bệnh

Nếu như bệnh ung thư đang gặp phải có thể áp dụng biện pháp phẫu thuật thì thời gian sống còn của bệnh nhân tương đối sẽ dài hơn. Nhưng khi bệnh nhân vì lí do nào đó không phẫu thuật được, quyết định chữa trị bằng việc sử dụng phương pháp xạ trị, hóa trị hay thậm chí là không thể áp dụng 2 phương pháp này thì có thể thời gian sống còn lại rất ngắn.

Thể trạng và sức khỏe của bệnh nhân

Nếu bệnh nhân có thể trạng tốt, sức khỏe tốt thì thời gian sống còn có thể kéo dài lâu hơn so với người có thể trạng và sức khỏe suy yếu.

Đối với thể này ung thư phổi tế bào nhỏ [15%] – có tốc độ phát triển bệnh nhanh gấp đôi và di căn xa hơn. Bệnh nhân khi mắc phải thường có các triệu chứng như: Ho khan, ho có đờm, sụt cân nhanh chóng không lý do, khó thở và thường xuyên đau tức ngực… Thời gian sống sót của bệnh nhân ung thư phổi phần lớn sẽ phụ thuộc vào tình trạng hiện tại, phân loại của bệnh như: Giai đoạn sớm hay muộn, ung thư tế bào nhỏ hay không tế bào nhỏ.

Ung thư phổi giai đoạn cuối sống được bao lâu còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố

Trong trường hợp bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn sớm, được điều trị đầy đủ, phần trăm sống có thể thêm khoảng 5 năm. Nhưng nếu bệnh nhân ung thư phổi tế bào nhỏ di căn, thì cho dù duy trì và áp dụng các biện pháp điều trị khác nhau cũng chỉ sống được từ 6 – 18 tháng, tùy theo thể trạng.

Tuy nhiên, có những trường hợp bệnh nhân sống trên 5 năm của bệnh nhân ung thư phổi chỉ được xét trong các giai đoạn của bệnh như:

  • Ở giai đoạn chưa di căn phần trăm sống của bệnh nhân có thể trên 5 năm chiếm khoảng 52%.
  • Khi ung thư lan tới hạch bạch huyết lân cận, bệnh nhân sống được trên 5 năm chỉ còn chiếm tỷ lệ khoảng 25%.
  • Với trường hợp di căn xa hơn thì phần trăm sống trên 5 năm của bệnh nhân lúc đó chỉ còn 4%.

Y học hiện nay rất phát triển, đã có nhiều loại thuốc có thể làm ức chế các tế bào ung thư phổi nhưng cũng chỉ là biện pháp nhằm giúp làm kéo dài thời gian sống của người bệnh, không thể chữa trị dứt điểm bệnh được. Theo nghiên cứu, có khoảng 80% ca bệnh ung thư phổi liên quan tới thói quen xấu hút thuốc lá. Do đó, các bác sĩ luôn khuyên mỗi người cần phòng ngừa ung thư phổi bằng việc không hút thuốc lá và không tiếp xúc với khói thuốc lá.

Cần giữ thói quen sống và sinh hoạt lành mạnh bằng việc: Rèn luyện thể dục hàng ngày, ăn uống đầy đủ các chất, ăn nhiều trái cây tươi và rau xanh để tăng sức đề kháng, trồng nhiều cây xanh để giúp cho hệ hô hấp nhẹ nhàng hơn... Bên cạnh đó, mỗi người nên tầm soát ung thư phổi nhằm để sàng lọc và bảo vệ bản thân. Đối với những người có người thân trong gia đình từng bị bệnh ung thư phổi, càng phải khám sức khỏe định kì, xét nghiệm máu và chụp hình phổi nhằm phát hiện ung thư giai đoạn sớm nếu có.

Cần xây dựng thói quen sống lành mạnh góp phần phòng tránh bệnh ung thư phổi

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề ung thư phổi giai đoạn cuối sống được bao lâu. Hy vọng thông qua bài viết này quí đọc giả có thể hiểu thêm về ung thư phổi giai đoạn cuối, cách phòng ngừa, nhận biết cũng như các phương pháp điều trị hiệu quả.

Hoàng Yến

Nguồn: Tổng hợp

Càng phát hiện bệnh ung thư não sớm ngay từ giai đoạn đầu thì sẽ càng có lợi. Nếu may mắn phát hiện bệnh ngay ở giai đoạn đầu, bệnh nhân có thể chữa trị thành công và kéo dài thời gian sống sau chẩn đoán thêm từ 5-10 năm. Nhiều trường hợp người bệnh được chữa khỏi hoàn toàn, có thể sống thêm từ 10-15 năm và không bị giảm tuổi thọ quá nhiều so với người bình thường.

Tuy nhiên, trường hợp bệnh nhân được chẩn đoán và phát hiện bệnh ngay từ giai đoạn đầu là khá hiếm hoi. Theo ước tính, tại Việt Nam, chỉ có khoảng 20% bệnh nhân ung thư may mắn phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu nhờ khám sức khỏe định kỳ 2 lần/năm.

2/ Ung thư não giai đoạn 2 và 3

Bệnh nhân ung thư não giai đoạn 2 và 3 thường có thời gian sống ngắn hơn so với giai đoạn đầu. Theo ước tính, khoảng 45-50% bệnh nhân ung thư giai đoạn 2 và 3 có thể sống thêm 5 năm sau khi được chẩn đoán bệnh. Ung thư não sống được bao lâu còn tùy vào từng trường hợp cụ thể và hiệu quả của phác đồ điều trị ung thư được áp dụng.

3/ Ung thư não giai đoạn cuối [Ung thư não di căn]

Ung thư giai đoạn cuối hay còn gọi là ung thư di căn là giai đoạn nguy hiểm nhất, bệnh xuất hiện những triệu chứng và biến chứng nghiêm trọng hơn. Việc điều trị cho bệnh nhân ung thư não giai đoạn cuối thường chỉ nhằm mục đích giảm nhẹ các triệu chứng, hạn chế tốc độ lây lan và di căn của khối u sang các cơ quan khác trong cơ thể.

Vậy ung thư não giai đoạn cuối sống được bao lâu? Thời gian sống của bệnh nhân bị ung thư não giai đoạn cuối thường sẽ không còn nhiều, chỉ có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm. Tùy theo khả năng cơ thể đáp ứng với quá trình điều trị mà thời gian sống ở mỗi bệnh nhân là khác nhau.

4/ Ung thư di căn vào xương sống được bao lâu?

Ung thư não giai đoạn cuối rất có thể di căn vào tủy xương. Một số tình trạng mà bệnh nhân hay gặp phải khi ung thư di căn vào xương như đau nhức xương, dễ gãy xương, tê bì chân tay, liệt tứ chi,…làm ảnh hưởng đến khả năng vận động và thậm chí là gây rối loạn chức năng tạo máu của cơ thể.

GLOBOCAN 2020 chỉ rõ, Việt Nam có thêm 26.418 người mắc ung thư gan và 25.272 người tử vong vì ung thư gan. Ung thư gan là bệnh có tỷ lệ mắc mới và tử vong cao nhất trong các bệnh ung thư thường gặp.

Phần lớn người bệnh đến khám khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn muộn gây khó khăn cho việc điều trị bởi ở giai đoạn đầu ung thư gan thường không có những biểu hiện rõ ràng.

1. Nguyên nhân gây bệnh ung thư gan

Nguyên nhân gây bệnh ung thư gan đến nay vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:

  • Giới tính [thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới],
  • Những người mắc bệnh gan mạn tính [xơ gan], gan nhiễm mỡ, viêm gan B, viêm gan C, béo phì,
  • Nhiễm độc tố aflatoxin do nấm mốc….
  • Ngoài ra, nguyên nhân gây ung thư gan có thể liên quan đến các yếu tố môi trường, chế độ ăn uống lạm dụng rượu bia, thuốc lá....

TS.BS Lê Thanh Hải

Hút thuốc lá một yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh ung thư, và ung thư gan cũng không ngoại lệ. Những người vừa hút thuốc lá vừa uống rượu nhiều có nguy cơ mắc bệnh cao hơn đáng kể. Trẻ em được sinh ra từ cha mẹ hút thuốc lá trước hoặc trong khi mang thai có nguy cơ mắc một loại ung thư gan hiếm gặp gọi là u nguyên bào gan.

//suckhoedoisong.vn/diem-mat-do...

2. Triệu chứng và cách phát hiện sớm ung thư gan

Với 26.418 ca mắc mới, và 25.272 ca tử vong, ung thư gan đã, đang để lại nhiều gánh nặng cho rất nhiều người bệnh và toàn xã hội. Ung thư gan thường phát hiện ở giai đoạn muộn nên tỷ lệ tử vong rất cao. Vậy làm thế nào để phát hiện sớm căn bệnh này để việc điều trị dễ dàng, hiệu quả hơn, bạn hãy lưu ý những dấu hiệu cảnh báo dưới đây để đi khám kịp thời và có lời khuyên phù hợp của các bác sĩ.

Ở giai đoạn sớm của ung thư có thể gặp các triệu chứng của viêm gan mạn tính hoặc xơ gan tiến triển:

  • Chán ăn
  • Đau, nặng tức vùng hạ sườn phải
  • Trướng bụng.
  • Vàng da, củng mạc mắt,…

Trong giai đoạn muộn hơn của ung thư gan, các triệu chứng trên rõ ràng hơn, hoặc xuất hiện thêm các biến chứng của bệnh:

  • Sụt cân.
  • Buồn nôn, nôn.
  • Mệt mỏi.
  • Chán ăn.
  • Trướng bụng.
  • Đau, nặng tức vùng hạ sườn phải
  • Ngứa.
  • Vàng da, củng mạc mắt.
  • Đi ngoài phân trắng/bạc màu.

Cách đơn giản nhất để phát hiện bệnh là nên đi tầm soát ung thư gan 6 tháng/lần, đặc biệt là những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao [xơ gan, viêm gan mạn do rượu, viêm gan virus B, C…].

3. Các loại ung thư gan

Theo Bệnh viện K Trung ương, ung thư gan gồm có ung thư gan nguyên phát và ung thư gan thứ phát. Ung thư gan nguyên phát phát triển từ các tế bào trong gan, ung thư gan thứ phát do các tế bào ung thư ở các bộ phận khác của cơ thể và đi vào gan gây ra các khối u di căn.

Ung thư gan gồm 4 loại chính:

- Ung thư biểu mô tế bào gan là loại ung thư gan nguyên phát phổ biến nhất chiếm trên 80%, xảy ra ở cả người lớn và trẻ em.

- Ung thư đường mật [Cholangiocarcinoma] có nguồn gốc từ đường mật.

- U nguyên bào gan [Hepatoblastoma] rất hiếm gặp, nhiều trường hợp xảy ra ở trẻ em dưới 4 tuổi.

- U mạch máu ác tính của gan rất hiếm gặp, nguồn gốc từ mạch máu của gan và phát triển rất nhanh.

Ngoài ra, còn có thể phối hợp với tần suất thấp hơn. Ví dụ: ung thư biểu mô tế bào gan phối hợp ung thư đường mật.

4. Điều trị ung thư gan

- Phẫu thuật cắt bỏ u gan.

- Ghép gan.

- Phá hủy u tại chỗ:

  • Đốt u bằng sóng cao tần [RFA]
  • Đốt u bằng vi sóng [MWA]
  • Điện đông [Cryotherapy]
  • Tiêm cồn tuyệt đối qua da [PEI]

- Nút mạch hóa chất [TACE]

- Hóa chất, xạ trị

Việc lựa chọn phương pháp điều trị tùy thuộc vào vị trí, kích thước, giai đoạn của bệnh cũng như các bệnh lý kèm theo cũng có vai trò trong việc lựa chọn phương pháp điều trị. Trong các phương pháp điều trị ung thư biểu mô tế bào gan, phẫu thuật là ưu tiên lựa chọn hàng đầu vì giúp lấy bỏ được khối u.

Cùng với sự phát triển của kỹ thuật cắt gan, các phương tiện hỗ trợ cho cuộc mổ, các phương tiện hồi sức sau mổ,… thì chỉ định cắt gan hiện nay đang ngày càng được mở rộng, đem lại cơ hội sống cao hơn cho người bệnh.

Thống kê về ung thư gan rất khó áp dụng cho một bệnh nhân cụ thể, vì các hình thức, giai đoạn và phản ứng với điều trị khác nhau ở mỗi cá nhân.

+ Nếu ung thư gan khu trú [khu trú trong gan], tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 28%.

+ Nếu ung thư gan di căn [đã phát triển sang các cơ quan lân cận], tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 7%.

+ Một khi ung thư gan di căn xa [di căn đến các cơ quan hoặc mô ở xa], thời gian sống sót sẽ thấp đến 2 năm.

Để việc điều trị đạt kết quả cao và toàn diện, bệnh nhân ung thư gan sau khi ổn định ra viện sẽ được hẹn tái khám định kỳ nhằm theo dõi sát diễn biến của bệnh sau điều trị. Đây là điều kiện để đánh giá hiệu quả điều trị, cũng như phát hiện sớm các trường hợp xuất hiện tổn thương mới để có hướng xử trí sớm, phù hợp, đem lại hiệu quả điều trị cao hơn. 

Bệnh nhân tuyệt đối không nghe theo các phương pháp chưa được thực tế kiểm nghiệm: uống thuốc nam, cúng bái,… gây nguy hiểm tính mạng.

5. Phòng bệnh ung thư gan

Cách phòng chống ung thư gan:

  • Tiêm phòng vaccine viêm gan B là biện pháp quan trọng hàng đầu.
  • Tránh xa những chất độc hại, tiềm ẩn gây ung thư như thực phẩm bị ẩm mốc, nhiễm độc.
  • Hạn chế uống rượu bia, thuốc lá, chất kích thích…
  • Kiểm tra, khám định kỳ sức khỏe 6 tháng/ lần.
  • Tích cực vận động thể chất.
  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý, hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ nướng, bổ sung chất xơ trong trái cây, rau xanh...

Ung thư gan trị thế nào?

Minh Đức

Video liên quan

Chủ Đề