Biến chủng delta tồn tại bao lâu

Việt Nam đang đối mặt với đợt dịch bùng phát lần thứ 4 nghiêm trọng hơn về cả số ca lây nhiễm, tốc độ lây nhiễm và mức độ tấn công của virus vào người bệnh. Theo đánh giá của Bộ Y tế, đợt dịch này nguy hiểm hơn vì virus biến chủng kép của Ấn Độ được đánh giá có tốc độ lây nhiễm 1,7 lần so với các loại virus trước.

Bộ Y tế cũng nhận định, hiện nay virus đã có sự lây nhiễm cao trong môi trường chật hẹp. Đó là lý do vì sao chỉ trong ba tuần qua, Việt Nam đã vượt mốc 1.900 ca nhiễm mới trong cộng đồng.

BS Khanh cho biết, virus này tồn tại trong không khí dễ hơn và lâu hơn bình thường. “Virus gây bệnh hô hấp nào cũng vậy chỉ lây qua giọt bắn. Virus SARS-CoV-2 cũng vậy đường lây truyền chính là giọt bắn. Tuy nhiên đối với biến thể Ấn Độ, rất có thể giọt bắn này có thể tồn tại ở dạng lơ lửng trong phòng kín, rơi xuống chậm. Vì vậy, khi người lành hít phải giọt bắn mang virus sẽ bị mắc bệnh”, BS Khanh nói.

Cũng theo PGS, TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng Sự kiện y tế công cộng Bộ Y tế, biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 ở Ấn Độ có tốc độ lây lan nhanh hơn. Thực tế hiện nay, qua một vài ngày tiếp xúc gần, các ca F1, F2 nhanh chóng trở thành ca F0. Đặc biệt, virus lây mạnh trong môi trường kín như quán bar ở Vĩnh Phúc, bệnh viện, địa điểm massage, nhà máy trong khu công nghiệp [điều hòa, tập trung đông người, ngồi sát nhau…].

Ông Phu nhấn mạnh, hiện nay đường lây truyền của virus không thay đổi, nhưng nhiều khi người dân đã quên mất cách phòng bệnh như phải mở cửa, thông thoáng khí. "Trong môi trường kín, điều hòa, virus lơ lửng trong không khí chứ không rơi xuống, virus lây mạnh hơn. Điều này có thể thấy rõ trong ổ dịch tại quán bar, nhà máy trong khu công nghiệp”, TS Phu phân tích. 

Nhận định về vấn đề này, Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn cho hay, bản chất lây truyền của virus SARS-CoV-2 vẫn là lây qua giọt bắn. Tuy nhiên, khả năng giọt bắn tồn tại trong không khí của các biến chủng là khác nhau.

Biến chủng trong đợt dịch này lây lan nhanh khiến nhiều người nghĩ đến giả thiết do triệu chứng bệnh nhẹ, người nhiễm virus đi lại tiếp xúc gần lây lan cho người khác. Hoặc có thể giọt bắn của virus biến chủng có khả năng bay xa.

Các ổ dịch của Việt Nam gần đây đều xuất hiện ở những không gian kín như bar, máy bay, quán karaoke… Điều này phù hợp với dịch tễ của biến chủng Ấn Độ dễ lây lan ở trong không gian hẹp, kín.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, để đối phó với biến chủng virus mới, tuân thủ 5K vẫn là cách tốt nhất để ngăn ngừa đại dịch. Trong đó, đặc biệt lưu ý với việc đeo khẩu trang, giữ khoảng cách hạn chế được nguy cơ lây nhiễm. Đối với những nơi không gian kín phải mở cửa thông thoáng, thường xuyên lau chùi bề mặt bằng dung dịch sát khuẩn để loại bỏ virus nếu có bám trên các bề mặt.

Về quan điểm virus lây trong không khí hay không, PGS, TS Nguyễn Văn Kính, nguyên Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam cho biết, hiện nay, Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về việc virus chủng mới có lây nhiễm trong không khí. Các nghiên cứu mới của thế giới chỉ ra chủng mới có khả năng lây trong không khí và có nguy cơ lây nhiễm cao trong bầu không gian chật hẹp. Tuy nhiên, mật độ lây như thế nào, mức độ nồng độ virus của người nhiễm phát tán không khí như thế nào chưa có nghiên cứu cụ thể. 

Theo TS Trương Hữu Khánh, ba biện pháp hữu ích nhất thời điểm này đối với người dân để phòng, chống dịch chính là tuân thủ khuyến cáo 5K, tiêm vaccine và phải tăng tốc độ xét nghiệm thật nhanh mới khống chế được dịch.

“Không xét nghiệm nhanh, để phải đuổi theo dịch thì biện pháp 5K cũng không có giá trị nhiều. Và chúng ta cũng không biết phải thực hiện 5K tới bao giờ nếu không có vaccine. Không phải tất cả các bệnh nhân mắc Covid-19 đều nhẹ, không phải chỉ người có bệnh nền mới nặng lên khi mắc Covid-19. Nếu chúng ta không tự phòng ngừa, từ chối tiêm vaccine có thể phải trả giá”, BS Khanh nhấn mạnh.

Theo BS Khanh, vaccine vẫn có giá trị với biến chủng mới. Nếu vaccine không ngừa được bệnh thì sẽ ngừa cho người dân không nặng, không nhập viện. Do đó, chỉ có tiêm chủng, đạt được tỷ lệ miễn dịch cộng đồng thì mới giảm nguy cơ lây nhiễm, gây tình trạng nặng của virus SARS-CoV-2. 

Tập trung khống chế dịch Covid-19 lây lan

          Theo Tổ chức Y tế Thế giới [WHO], biến thể Delta, còn được gọi là "đột biến kép" vì nó mang hai đột biến, có khả năng lây lan cao hơn 55% so với biến thể Alpha, được phát hiện đầu tiên ở Anh, và sẽ nhanh chóng phổ biến và "bao phủ" các ca bệnh trên toàn cầu.

          Vì sao các nhà khoa học gọi nguy cơ lây nhiễm biến thể Delta là “sự liên hệ thoáng qua”? Cụ thể: Virus Delta có thể tích rất nhẹ nên nó chậm rơi xuống bề mặt, nó lơ lửng trong không gian nhiều giờ liền nên rất dễ lây lan. Vì thế khi hai người đứng gần nhau [chỉ đứng gần chứ chưa nói chuyện, cũng chẳng bắt tay] trong đó có một người nhiễm biến thể Delta thì chỉ cần vài giây đồng hồ thôi, người đứng gần đã bị nhiễm. Đứng gần là đứng trong phạm vi từ 01 đến 02 mét, còn gần hơn thì tốc độ virus xâm nhập càng nhanh hơn, nó tính bằng tích tắc chứ không phải là 05 hay 10 giây. Đó chính là “sự liên hệ thoáng qua”. Vì vậy cần chú ý phòng, chống biến thể Delta lây lan rất nhanh trong môi trường đông người, nơi ở chật chội, những nơi công cộng… Ngoài lây truyền do hít phải các giọt bắn, nó còn thâm nhập khi ta chạm tay vào hành lang, cầu thang, nút bấm thang máy, cửa xe, thậm chí cả áo mặc ngoài hoặc tiền bạc qua giao dịch. Chúng ta cần nhắc nhở nhau khẩu trang và nước sát khuẩn tay là vật bất ly thân. Khẩu trang đeo khi ra đường và sát khuẩn tay mọi lúc, mọi nơi là biện pháp hiệu quả cho dù các bạn đã tiêm hay chưa tiêm ngừa. Xin nhấn mạnh rằng virus SARS-CoV-2, đặc biệt là biến thể Delta lây truyền qua các hạt siêu nhỏ lơ lửng trong không khí, đặc biệt trong môi trường kín, vì vậy dù ở xa hơn 2m bạn vẫn có thể nhiễm. Với chủng cũ, một người mắc bệnh có thể lây cho vài ba người, nhưng một người nhiễm chủng Delta sẽ lây cho mười, thậm chí hai, ba chục người.

Người bị nhiễm virus Delta có thể không có triệu chứng sốt, ho, khó thở nên họ không biết mình bị nhiễm. Vì không biết nên họ vẫn đi làm, đi dạo, tiếp xúc với nhiều người. Đó là một trong nhiều nguyên nhân khiến dịch lây lan nhanh và khó lường. Nếu không mang khẩu trang khi ra ngoài, khi đến chỗ đông người vànếu không rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn hoặc dung dịch sát khuẩn chỉ một tích tắc thôi nguy cơ lây nhiễm sẽ rất cao, rất cao.

Theo Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh châu Âu [ECDC], biến thể Delta có khả năng lây nhiễm nhanh hơn từ 40% đến 60% so với biến thể Alpha được phát hiện lần đầu tại Anh. ECDC dự đoán đến đầu tháng 8, sẽ có tới 70% số ca mắc mới tại EU nhiễm biến thể Delta và con số này sẽ lên tới 90% vào cuối tháng 8. 

Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về biến thể Delta để tự bảo vệ mình và nhắc nhiều người tích cực tham gia phòng, chống dịch bệnh COVID-19 nguy hiểm này./.

               Thanh Tâm

Câu hỏi: Hiện nay có nhiều biến chủng của SARS-CoV-2. Làm thế nào để phân biệt được triệu chứng khi nhiễm biến chủng Delta?

Trả lời: 

Theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 [cập nhật lần thứ 7] ban hành cùng Quyết định số 4689/QĐ-BYT ngày 6/10 của Bộ Y tế, giai đoạn ủ bệnh của người mắc Covid-19 thường kéo dài 2-14 ngày, trung bình là 5-7 ngày. Trong đó, người nhiễm biến chủng Delta có thời gian ủ bệnh ngắn hơn.

Đặc điểm khác nhau giữa người nhiễm biến chủng Delta và Alpha ở giai đoạn khởi phát như sau:

Thời gian ủ bệnh: từ 2-14 ngày, trung bình từ 5-7 ngày, thể Delta có thời gian ủ bệnh ngắn hơn.

- Khởi phát:

+ Chủng Alpha: Sốt, ho khan, mệt mỏi, đau họng, đau đầu. Một số trường hợp bị nghẹt mũi, chảy nước mũi, mất vị giác và khứu giác, buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng…

+ Chủng mới [Delta]: đau đầu, đau họng, chảy nước mũi, ho, sốt, tiêu chảy, khó thở, đau cơ.

- Diễn biến:

+ Đối với thể Alpha: 80% có triệu chứng nhẹ, 20% bệnh nhân diễn biến nặng và diễn biến nặng thường khoảng 5-10 ngày và 5% cần phải điều trị tại các đơn vị hồi sức tích cực với biểu hiện suy hô hấp cấp, tổn thương phổi do Covid-19, tổn thương vi mạch gây huyết khối và tắc mạch, viêm cơ tim, sốc nhiễm trùng, suy chức năng cơ quan bao gồm tổn thương thận cấp, tổn thương não, tổn thương tim và dẫn đến tử vong.

+ Đối với thể Delta: tỷ lệ nhập viện cấp cứu 5,7% [cao hơn 4,2% Alpha], tỷ lệ nhập viện, nhập ICU và tử vong tăng hơn trước. Ngoài ra chủng Delta liên quan đến tăng mức độ nặng của bệnh biểu hiện bởi tăng nhu cầu ô-xy, nhập ICU hoặc tử vong so với những chủng khác. Ngoài ra chủng Delta có tải lượng virus cao hơn 1.260 lần so với 19A/19B và khả năng lây cao hơn 15-20% so với chủng khác.

Giai đoạn toàn phát [thời kỳ bệnh nhân biểu hiện đầy đủ các triệu chứng lâm sàng] ở các biến chủng đều là 4-5 ngày.

F0 sẽ bị ho nhiều hơn, đau ngực, cảm giác ngạt thở, sợ hãi, tùy mức độ bệnh nhân, thở sâu, phổi thường không rale, mạch thường không nhanh. Khoảng 5-10% bệnh nhân có thể giảm ô-xy máu thầm lặng. Những trường hợp này bệnh nhân không có cảm giác khó thở nhưng SpO2 giảm rất dễ bị bỏ qua.

Thể nặng của bệnh có biểu hiện giống hội chứng suy hô hấp cấp [ARDS]:

+ Mức độ trung bình: Khó thở tần số thở >20 lần/phút và/hoặc SpO2 94-96%.

+ Mức độ nặng nhịp thở >25 lần/phút và/hoặc SpO2 30 lần/phút có dấu hiệu suy hô hấp nặng với thở gắng sức nhiều, thở bất thường hoặc chậm

Chủ Đề