Bình đẳng giới trong trường học

Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kế hoạch hành động vì sự tiến bộ phụ nữ và bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030 với mục tiêu tiếp tục thu hẹp khoảng cách giới, tạo điều kiện để phụ nữ, nam giới tham gia, thụ hưởng bình đẳng trong lĩnh vực giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu rõ tại kế hoạch hành động vì sự tiến bộ phụ nữ và bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030 là đưa nội dung về giới, bình đẳng giới vào chương trình giảng dạy trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Ảnh minh họa: Thùy Linh

Cụ thể, nội dung về giới, bình đẳng giới sẽ được lồng ghép vào việc biên soạn sách giáo khoa giáo dục phổ thông và giảng dạy ở các cấp học. Từ năm 2025 trở đi, nội dung giới, bình đẳng giới sẽ được đưa vào giảng dạy chính thức ở các trường sư phạm.

Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đặt mục tiêu phấn đấu nâng tỷ lệ tiến sĩ trong tổng số tiến sĩ đang công tác trong các cơ sở giáo dục đạt 40% vào năm 2025 và đạt 45% vào năm 2030; nâng tỷ lệ nữ làm chủ nhiệm các nhiệm vụ khoa học và công nghệ do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý đạt trên 35% vào năm 2025 và đạt trên 45% vào năm 2030.

Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục tập trung triển khai có hiệu quả Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 29/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025”; đẩy mạnh đổi mới chương trình giáo dục và đào tạo, phương pháp giảng dạy theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, chú trọng rèn luyện các kỹ năng mềm cho người học; xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa nhà trường và doanh nghiệp nhằm giúp các sinh viên, đặc biệt là sinh viên nữ có cơ hội trải nghiệm môi trường thực tế ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Đồng thời, từ nay tới năm 2030, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng triển khai nhiều giải pháp ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông ở vùng miền núi; phát triển các dịch vụ giáo dục và đào tạo để đáp ứng nhu cầu học tập của người dân tộc thiểu số, người ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, bảo đảm công bằng trong tiếp cận dịch vụ giáo dục có chất lượng.

Linh Anh

Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Hữu Nhân, Trưởng phòng Chính trị Tư tưởng, Phó ban Vì sự tiến bộ phụ nữ ngành Giáo dục [Sở GD&ĐT TP Cần Thơ].

- Quan điểm của ông về vai trò BĐG trong ngành Giáo dục hiện nay là như thế nào?

- Vấn đề BĐG trong giáo dục thời gian qua luôn được quan tâm và được khẳng định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật; các Công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết. 

BĐG là một trong những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam. Năm 2006, Quốc hội thông qua Luật BĐG, đưa BĐG vào tất cả lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình. Đặc biệt, Bộ Chính trị có Nghị quyết số 11-NQ/TW về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 

Với ngành Giáo dục, vấn đề BĐG có vai trò quan trọng, luôn được quan tâm. Thực hiện tốt BĐG sẽ giúp tăng chất lượng nguồn nhân lực trong xã hội. Một nhà giáo dục đã viết: “Giáo dục một người đàn ông, ta được một gia đình, giáo dục một người phụ nữ ta được cả một thế hệ”. Do vậy, mọi học sinh cần được khuyến khích học tập, sáng tạo bình đẳng. BĐG trong GD-ĐT muốn phát huy hiệu quả cần cách tiếp cận toàn diện, từ môi trường dạy học, sách giáo khoa, chương trình, đến đội ngũ giáo viên, quản lý, chính sách, chế độ, quy định…

Với trách nhiệm quản lý Nhà nước, Bộ GD&ĐT đã tiến hành lồng ghép giới vào chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông và thực hiện rà soát vấn đề BĐG trong sách giáo khoa hiện hành. Trong thời gian qua, công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức BĐG cho cán bộ, nhà giáo, người lao động của ngành Giáo dục cũng đã đạt những kết quả đáng kể.

- Giáo dục BĐG trong nhà trường thực hiện ra sao, thưa ông?

- Giáo dục BĐG trong nhà trường hiện nay có nhiều hình thức, cụ thể như nội dung trong môn học Giáo dục công dân; thông qua hoạt động ngoại khóa; câu lạc bộ pháp luật trong trường học… Các trường học ở TP Cần Thơ còn có Tủ sách pháp luật. Theo đó, nội dung BĐG cũng được trang bị đầy đủ để thầy, trò tìm hiểu, tuyên truyền và thực hiện.

Nhân dịp các ngày lễ như Quốc tế phụ nữ; ngày Phụ nữ Việt Nam… thầy, trò còn tổ chức văn nghệ, trình diễn tiểu phẩm hoặc tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật, BĐG. Qua đó, công tác tuyên truyền về BĐG hết sức hiệu quả. Đây là giải pháp thiết thực, ý nghĩa, dễ đi vào lòng người, được nhà trường, phụ huynh, học sinh nhiệt tình ủng hộ.

Bên cạnh đó, Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ ngành Giáo dục thành phố thường xuyên chăm lo đời sống cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nữ. Hoạt động này được tuyên truyền rộng rãi, giúp cán bộ, giáo viên, học sinh nữ hiểu biết, tự tin về vai trò nữ giới trong ngành… Quan điểm của ngành Giáo dục thành phố là giáo dục BĐG từ gốc, tức là tuyên truyền, giáo dục cho học sinh từ những việc nhỏ nhất, để các em học sinh cả nam và nữ thấy được vai trò của BĐG. Từ nhà trường, đến gia đình các em có cái nhìn khách quan, thực hiện tốt BĐG.

Ông Nguyễn Hữu Nhân, Trưởng Phòng Chính trị tư tưởng, Phó ban Vì sự tiến bộ phụ nữ ngành Giáo dục [Sở GD&ĐT TP Cần Thơ].

- Với Chương trình, sách giáo khoa, chính sách, chế độ… ở góc độ BĐG, ông thấy có sự thay đổi như thế nào?

- Thực hiện quy định về BĐG trong lĩnh vực GD-ĐT, những năm qua, phụ nữ và trẻ em gái luôn được tạo điều kiện bình đẳng với nam giới trong việc nâng cao trình độ văn hóa và trình độ học vấn. Tỷ lệ phụ nữ so với nam giới trong số người biết chữ đã tăng lên đáng kể. Chênh lệch về tỷ lệ học sinh nam - nữ trong các cấp bậc học được thu hẹp.

Đáng ghi nhận nhất chính là sự nhận thức, chú trọng công tác BĐG thể hiện rõ nét trong Chương trình, sách giáo khoa mới. Trước kia, BĐG chưa được chú trọng trong sách giáo khoa. Hình ảnh lực lượng công an, quân đội thiếu vắng bóng dáng phụ nữ. Còn việc nội trợ, chăm sóc gia đình, nuôi dạy con cái thiếu vắng hình ảnh người nam… Tuy nhiên, với Chương trình, sách giáo khoa mới, vấn đề giới đã được quan tâm và chú trọng kỹ càng hơn. Các hình ảnh, nội dung trong sách có sự hài hòa giữa nam và nữ. Điều này tuy là chi tiết không lớn nhưng sẽ giúp học sinh nhận thức đầy đủ về BĐG. Chính các em là những chủ nhân tương lai của đất nước, là một gia đình trong xã hội. Từ nhỏ được giáo dục tốt về BĐG thì những người cha, người mẹ tương lai thực sự trở thành công dân ưu tú, đóng góp quan trọng vào nguồn lực cho xã hội.

Về chế độ, chính sách trong BĐG, ngành Giáo dục đã thực hiện tốt. Nữ giới tham gia vào vị trí chủ chốt, quan trọng trong các đơn vị, trường học ngày càng tăng. Cơ hội nâng cao trình độ, quy hoạch cán bộ cũng được nhà trường, phòng GD&ĐT, sở GD&ĐT… quan tâm. Cùng với đó là bảo đảm cân bằng nam giới và nữ giới trong các khóa đào tạo, tập huấn ở các cấp học trong hệ thống giáo dục quốc dân.

- BĐG trong ngành Giáo dục tuy đạt kết quả khả quan nhưng đâu đó vẫn có… điểm mờ do nhận thức người đứng đầu và ngay cả nữ giới. Để cải thiện tình hình, theo ông chúng ta nên làm gì?

- Việc thúc đẩy thực hiện BĐG trong lĩnh vực GD-ĐT cần được tăng cường hơn. Tiếp tục hoàn thiện, đẩy mạnh thực hiện các quy định của pháp luật, chương trình hành động quốc gia về BĐG, trong đó có BĐG trong GD-ĐT. Cụ thể như hỗ trợ nữ cán bộ, công chức, viên chức khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng có con dưới 36 tháng tuổi, mang thai, nghỉ thai sản…

Truyền thông nâng cao nhận thức và chia sẻ thông tin hướng đến gia đình và trường học để khuyến khích và huy động trẻ em đến trường, tạo điều kiện hòa nhập cho những trẻ em gái có hoàn cảnh khó khăn. Chú trọng lồng ghép giới trong chương trình, sách giáo khoa, gồm nội dung, hình ảnh, ngôn ngữ đảm bảo BĐG...

Quan trọng nhất là bản thân mỗi phụ nữ phải tự lực tự cường phấn đấu vươn lên, rèn luyện theo các tiêu chí: Có sức khỏe, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động sáng tạo, có lối sống văn hóa để khẳng định mình, cống hiến cho đất nước cũng như gia đình.

- Xin cám ơn ông!

Quang cảnh tọa đàm về bình đẳng giới trong lĩnh vực GD-ĐT

[Thanhuytphcm.vn] - Ngày 13/11, Công đoàn Trường Đại học Sư Phạm TPHCM, Trường đại học Sài Gòn, Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, Đại học Thể dục Thể thao TP và trường Cán bộ Quản lý Giáo dục TP phối hợp tổ chức tọa đàm về "Bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo".

Theo đó, Luật bình đẳng giới tại điều 14 quy định nam, nữ bình đẳng về độ tuổi đi học, đào tạo, bồi dưỡng, bình đẳng trong việc lựa chọn ngành, nghề học tập, đào tạo, trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; nữ cán bộ, công chức, viên chức khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng mang theo con dưới ba mươi sáu tháng tuổi được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ. Luật cũng quy định biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo bao gồm: quy định tỷ lệ nam, nữ tham gia học tập, đào tạo; lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ dạy nghề theo quy định của pháp luật.

Từ những yêu cầu trên, ngành giáo dục và đào tạo [GD-ĐT] đã ban hành Quyết định phê duyệt kế hoạch hành động về bình đẳng giới với 6 mục tiêu quan trọng gồm: tăng tỉ lệ nữ tham gia các vị trí quản lý, lãnh đạo trong các cơ sở giáo dục, các cơ quan quản lí nhà nước về giáo dục và nghiên cứu khoa học; thu hẹp khoảng cách giữa trẻ em trai và trẻ em gái trong tiếp cận giáo dục. Ngành cũng đặc mục tiêu đảm bảo các vấn đề về giới, bình đẳng giới được lồng ghép trong chương trình tổng thể, chương trình môn học, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới; nâng cao chất lượng công tác truyền thông về bình đẳng giới; phòng chống bạo lực học đường, bạo lực học đường trên cơ sở giới; lồng ghép giới vào hoạch định chính sách, lập kế hoạch và quản lý ngành giáo dục.

Tại tọa đàm, các đại biểu cũng đã thảo luận nhiều về công tác bình đẳng giới trong lĩnh vực GD-ĐT gắn liền với chuyên môn, nghiệp vụ. Các đại biểu cũng chia sẻ những sáng kiến, cách làm hay trong quá trình triển khai công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ trong ngành giáo dục nhằm góp phần làm thay đổi cách nhìn, cách ứng xử giữa nam và nữ.

Điển hình tại Khoa mầm non trường Đại học Sư phạm TPHCM, bình đẳng giới hay còn được xem truyền thống của Khoa là ưu tiên cho các cô đứng lớp giảng dạy gần, chủ động chọn giờ lên lớp. Ông Nguyễn Anh Trường, Chủ tịch Công đoàn Khoa mầm non cho biết thêm, nhiều hoạt động học tập, sinh hoạt, giao lưu, vui chơi giải trí đều do các cô quyết định, tuy nhiên, các cô đều tham khảo với các thầy, hoặc sắp xếp để mọi việc đều thuận tiện và chu đáo nhất.

Tại Trường Đại học Sài Gòn, các thầy, cô giáo cũng có sự tương thân, giúp đỡ nhau trong quá trình giảng dạy. Thực hiện bình đẳng giới tại trường cũng được cụ thể hóa bằng ngày 8/3 dành cho phụ nữ và ngày 3/8 cho phái nam; các thầy giáo trẻ, chưa có gia đình thường đến trường sớm để trông coi, quản lý phòng, ngược lại các cô cũng thường xuyên thăm hỏi, động viên và tổ chức thay đổi ca trực…

Nhiều giáo viên cho rằng, bình đẳng giới trong GD-ĐT trong giai đoạn hiện nay cũng cần gắn liền với trách nhiệm, quyền lợi, vị thế và cơ hội cho dù đó là nam hay là nữ...

Trần Hoàng

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề