Bói cùng ca sĩ kpop là ai?

Từ giữa những năm 1990 đến giữa những năm 2000, phim truyền hình và âm nhạc đại chúng của Hàn Quốc đã dần trở nên nổi tiếng, đặc biệt ở khu vực châu Á như Trung Quốc hay Nhật Bản. Năm 1997, bộ phim "Tình yêu là gì?" sau khi phát sóng trên đài CCTV đã nhanh chóng chiếm vị trí thứ 2 trong danh sách các sản phẩm video nhập khẩu từ nước ngoài được yêu thích nhất trong lịch sử của Trung Quốc, và kể từ đây, thuật ngữ "Hallyu" chỉ làn sóng văn hóa Hàn Quốc đã chính thức xuất hiện.

Năm 2003, bộ phim "Bản tình ca mùa đông" phát sóng trên kênh NHK của đài truyền hình quốc gia Nhật Bản đã gây được tiếng vang rất lớn, một trong số những trường quay của bộ phim, đảo Nami cũng trở thành địa điểm du lịch không thể bỏ qua của khách du lịch Nhật Bản.

BTS - Nhóm nhạc BTS đang viết lên trang sử mới cho K-Pop. Vào tháng 8 năm 2020, Digital single ‘Dynamite’ đã đạt vị trí đầu tiên trong ‘Top 100’ Billboard ngay trong tuần đầu tiên được phát hành và giữ vững vị trí trong tuần thứ 2.

Từ giữa những năm 2000 đến đầu những năm 2010, với trung tâm là các nhóm nhạc idol như Big Bang, SNSD, Kara..., làn sóng Hallyu đã trở nên vô cùng phổ biến. Hallyu thời kỳ này đã vượt ra khỏi biên giới của khu vực châu Á, vươn đến vũ đài rộng lớn của thế giới như khu vực châu Nam Mỹ hay Trung Đông và nhận được tình cảm yêu mến đặc biệt từ giới trẻ ở độ tuổi 10~20.

Với nền tảng vững chắc được xây dựng thông qua các hoạt động văn hóa đại chúng như phim truyền hình và âm nhạc, làn sóng Hallyu đã mở rộng tầm ảnh hưởng của mình từ sau những năm 2010. Sự lôi cuốn và sức hút của văn hóa Hàn Quốc được biến đến rộng rãi trên toàn thế giới nhờ các nền tảng trực tuyến toàn cầu như youtube, SNS, và đến ngày nay, làn sóng Hallyu đã mở rộng ra đến cả các lĩnh vực như văn hóa truyền thống, ẩm thưc, văn học, tiếng Hàn...

Năm 2020, "Ký sinh trùng" trở thành bộ phim điện ảnh Hàn Quốc đạt được đến 6 giải thưởng trong lễ trao giải Oscar danh giá  như giải thưởng cho Phim hay nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất…

Số lượng các câu lạc bộ về văn hóa Hallyu càng ngày càng nhiều hơn. Mỗi năm, số lượng các CLB tăng 7%, số lượng thành viên của các CLB tăng lên đến 36%. Năm 2020, tổng số lượng thành viên gia nhập các CLB Hallyu của các quốc gia trên thế giới đã đạt đến con số 100 triệu người, ghi nhận mức tăng 5 lần trong vòng 5 năm. Bên cạnh các CLB Hallyu, cộng đồng fanclub của idol K-pop như Army [fandom BTS] hay Blink [fandom BLACKPINK] là đông đảo nhất. Ngoài ra, các CLB về phim truyền hình, ẩm thực, du lịch Hàn Quốc... cũng đang hoạt động vô cùng tích cực.

1. EXO, nhóm nhạc idol quyến rũ cả thế giới bằng vũ đạo đồng đều [ảnh trên]

2. Màn trình diễn đầy phấn khích từ TWICE, nhóm nhạc nhận được tình yêu nồng nhiệt từ fan hâm mộ trong và ngoài nước [ảnh dưới]

K-POP

Những người hâm mộ K-Pop trên thế giới

K-Pop là tên gọi chung của loại hình âm nhạc thịnh hành được đại chúng yêu thích ở Hàn Quốc. K-Pop còn được gọi là gayo hoặc ca khúc thịnh hành, ở các nước khu vực Anh, Mỹ thì gọi là nhạc Pop, còn tại các quốc gia khác thì âm nhạc của quốc gia nào sẽ gắn thêm chữ cái đầu của tên quốc gia đó [Thái Lan: T-Pop, Nhật Bản: J-Pop, Trung Quốc: C-Pop] để phân biệt nên nhạc Pop của Hàn Quốc được gọi là K-Pop.

Kể từ khi mới bước chân vào thị trường thế giới từ giữa những năm 2000, K-Pop đã thu hút rất nhiều người hâm mộ ở Đông Nam Á và đang lan nhanh đến nhiều nơi ở châu Âu, Mỹ và Nam Mỹ. Giữa những năm 2000, cùng với sự bùng nổ mạnh mẽ tại khu vực châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Singapore của các nhóm nhạc idol như DBSK, Kara, Big Bang, SNSD, 2NE1..., K-pop cũng bắt đầu được biết tới.

Nhóm nhạc nữ Wonder Girls đã tiến vào thị trường Mỹ vào năm 2009 với ca khúc "Nobody" và trở thành ca sĩ Hàn Quốc đầu tiên lọt vào BXH Billboard Top 100.

Năm 2012, bài hát "Gangnam Style" của PSY đạt thành tích đứng vị trí thứ 2 trong BXH Billboard Hot 100 trong suốt 7 tuần, số lượt xem trên YouTube cũng đã lập kỷ lục đáng kinh ngạc khi vượt quá 3 tỷ lượt xem. Sự kiện này đã đánh dấu làn sóng K-Pop chính thức lan rộng ra khắp thế giới.

Đến năm 2019, cùng với việc giành được vị trí thứ nhất trên BXH Billboard 200 và nhận được giải thưởng "Top Social Artist" tại lễ trao giải Billboard Music Awards trong 3 năm liên tiếp, BTS đã trở thành nhóm nhạc nổi tiếng trên toàn thế giới. K-Pop cũng được công nhận như là một thể loại riêng. Tháng 2 năm 2020, BTS phát hành album "MAP OF THE SOUL: 7". Sau khi chiếm lĩnh vị trí đầu tiên trong BXH Billboard 200, album này đã liên tục góp mặt trong top trên của BXH trong suốt 23 tuần. BTS cũng là nhóm nhạc sở hữu nhiều kỷ lục Guinness như kỷ lục về số lượng người xem nhiều nhất cho một concert âm nhạc trực tuyến. Tháng 8 năm 2020, cùng với ca khúc tiếng Anh "Dynamite", BTS đã trở thành nghệ sĩ Hàn Quốc đầu tiên vươn lên vị trí cao nhất trong BXH Billboard "Hot 100".

Sức ảnh hưởng của K-pop đang ngày càng mở rộng hơn. Lễ trao giải MTV Video Music Awards năm 2019 đã bổ sung Best K-pop vào hạng mục trao giải.

Xu hướng tiêu biểu của K-Pop là những hoạt động vô cùng tích cực của các nhóm nhạc idol. Hiện nay, ở Hàn Quốc có hơn 150 nhóm nhạc idol đang hoạt động, trong đó, có thể kể đến những nhóm nhạc đại diện như BTS, BLACKPINK, TWICE, EXO, Red Velvet, SF9, NCT, ITZY, MONSTA X...

K-Pop mang nhiều giá trị riêng biệt trên nhiều mặt, nhưng những giá trị đó không chỉ đơn thuần bị giới hạn trong phạm vi âm nhạc. Bí quyết nổi tiếng của K-Pop nằm ở những màn trình diễn bắt mắt được tạo nên bởi tài ca hát vượt trội, khả năng làm chủ sân khấu điêu luyện và những bước nhảy đầy quyến rũ. Những ca khúc và vũ đạo được các nhóm nhạc idol thể hiện trên sân khấu không phải chỉ ngày một ngày hai mà có thể có được, mà đó là kết quả của sự nỗ lực và luyện tập không ngừng trong suốt nhiều năm, từ chỗ lên kế hoạch ban đầu cho đến thời kỳ làm thực tập sinh.

Một điểm nữa lý giải cho sự nổi tiếng của K-Pop chính là sự giao lưu tích cực với các fan hâm mộ. Các thành viên trong các nhóm idol sử dụng các kênh mạng xã hội để giao lưu trực tiếp với fan trên toàn thế giới, qua đó, tạo ra mối quan hệ thân thiết và gần gũi nhanh chóng với người hâm mộ của mình.

Thông qua các hoạt động tích cực trong cộng đồng fanclub, người hâm mộ không chỉ thể hiện sự ủng hộ của mình với ca sĩ nói riêng mà còn đang đóng góp vào sự phát triển nói chung của cả K-Pop. Fan hâm mộ không chỉ xem ca sĩ đơn giản là ngôi sao, với những fan hâm mộ theo chân thần tượng từ lúc nhóm nhạc mới debut hay từ thời kỳ đầu mới hoạt động, họ không chỉ được chứng kiến quá trình thần tượng từ khi là những cô bé, cậu bé đến khi trở thành người trưởng thành, mà chính bản thân họ cũng lớn lên cùng thần tượng trong khoảng thời gian đó. Nhờ đó mà fan hâm mộ cảm thấy có mối gắn kết mạnh mẽ hơn với thần tượng của mình, đồng thời cũng cảm nhận được cảm giác thành tựu và đầy ý nghĩa trong quá trình này.

Ngày nay, K-Pop đang cho thấy sự thay đổi trên nhiều phương diện khác nhau. Bên cạnh các hoạt động tích cực của các nhóm nhạc idol, các ca nhạc sĩ [indie musician] cũng đang cho thấy nhiều hoạt động vô cùng năng nổ. Thông qua các màn biểu diễn phối hợp giữa nhóm nhạc idol và các ca nhạc sĩ indie musician, K-Pop cũng đang tìm kiếm nhiều sự biến hóa hơn về mặt thể loại.

Các ngôi sao idol như IU, SUNMI, [G]I-DLE, BTOB, SEVENTEEN...không dựa vào các nhà viết nhạc hay các tác giả khác mà tự mình sáng tác ca khúc riêng, dần dần họ đã phát triển hơn một bước, trở thành những ca sĩ sáng tác nhạc thực thụ.

Hiện nay, các công ty giải trí dựa trên phần nội dung thứ hai là nền tảng hoạt động của các nhóm nhạc idol để phát triển, sản xuất và bán các sản phẩm như goods, thông qua đó nâng cao đến mức tối đa giá trị gia tăng của K-Pop. Fan hâm mộ K-Pop cũng đang ngày càng nhận được nhiều hơn các giá trị mới và những trải nghiệm thú vị hơn, điển hình có thể kể đến ấn phẩm sách tranh ghi lại nội dung bài hát "Butterfly" của BTS hay việc ứng dụng công nghệ tương tác thực tế của nhóm nhạc BLACKPINK.

PHIM TRUYỀN HÌNH

Từ làn sóng Hallyu, các bộ phim truyền hình Hàn Quốc đã phát triển hơn một bước, trở thành một loại hình độc lập gọi là K-drama và ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm trên toàn thế giới.

Kể từ sau thành công của bộ phim "Tình yêu là gì" phát sóng tại Trung Quốc năm 1997 và bộ phim "Bản tình ca mùa đông" phát sóng tại Nhật Bản năm 2002, phim truyền hình Hàn Quốc vẫn đang liên tục nhận được sự yêu mến từ khắp nơi trên thế giới.

Bộ phim cổ trang "Nàng Dae Jang Geum", được phát sóng ở Hàn Quốc từ năm 2003 đến 2004 với chủ đề ẩm thực cung đình đã được bán sang 91 quốc gia bao gồm Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông và Thổ Nhĩ Kỳ. "Nàng Dae Jang Geum" đã giúp mở rộng làn sóng Hallyu sang các lĩnh vực ẩm thực, thời trang, y học.... Sau "Nàng Dae Jang Geum", sự quan tâm về văn hóa Hàn Quốc cũng bùng nổ trên toàn thế giới.

Năm 2013, các bộ phim truyền hình như "Vì sao đưa anh tới" và "Ngọn gió đông năm ấy" đã thu hút sự chú ý của người hâm mộ Hallyu. Năm 2016, các bộ phim truyền hình như "Yêu tinh", "Mây họa ánh trăng" và "Hậu duệ mặt trời" đã hồi sinh làn sóng Hallyu.

Năm 2019, bộ phim "Vương triều xác sống" [Kingdom] được chiếu trên kênh Netflix đã thu hút được rất nhiều sự chú ý và bàn luận. Bộ phim được đánh giá là có kịch bản chắc chắn và diễn xuất của các diễn viên cũng được công nhận, giúp nhà sản xuất có thể tiếp tục quay phần 2 của phim. Cũng từ thành công của bộ phim này, mà loại hình hoàn toàn mới gọi là "K-zombie" được ra đời. Những khán giả nước ngoài khi xem bộ phim có thể tự do cảm nhận về kiến trúc và trang phục của thời đại Joseon được chọn làm bối cảnh của phim. Đặc biệt, sự quan tâm và hiếu kỳ về "Gat" - mũ đội truyền thống của Hàn Quốc cũng từ đây mà ngày càng lớn hơn, thậm chí loại mũ này còn được bán thông qua trang mua sắm Amazon.

1. Hậu duệ mặt trời đã được xuất khẩu đi 32 nước mang về hiệu quả kinh tế thu được hơn 100 triệu won [Ảnh trên]

2. "Hạ cánh nơi anh” là bộ phim lãng mạn giữa con gái nhà tài phiệt Hàn Quốc và anh chàng sĩ quan Triều Tiên [Ảnh dưới]

Bước sang năm 2020, các bộ phim truyền hình Hàn Quốc được công nhận cả về mức độ tạo đề tài và chất lượng tác phẩm đang ngày càng thu hút được nhiều hơn những fan hâm mộ ở nước ngoài. Điều này được lý giải là do diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh Covid-19 đã dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của thị trường các kênh truyền hình OTT.

Năm 2020, thông qua Netflix, bộ phim "Hạ cánh nơi anh" đã được ra mắt tại 190 quốc gia. Bộ phim kể về câu chuyện tình yêu giữa con gái nhà tài phiệt Hàn Quốc và anh chàng sĩ quan Triều Tiên đã vững chân suốt 10 tuần trong top 10 bảng xếp hạng Netflix tại Nhật Bản, cho thấy sức hút mạnh mẽ của mình ở các nước khu vực châu Á.

PHIM ĐIỆN ẢNH

Điện ảnh Hàn Quốc là một trong những thị trường điện ảnh tự hào có quy mô lớn trên thế giới. Theo thống kê từ Hiệp hội điện ảnh Mỹ [MPAA], năm 2018, điện ảnh Hàn Quốc đạt quy mô 1,6 tỉ USD trong tổng số 41,1 tỉ USD của thị trường điện ảnh toàn cầu, đứng thứ 5 thế giới sau Bắc Mĩ, Trung Quốc, Nhật Bản và Anh. Hàn Quốc cũng đứng thứ 1 thế giới về số lần xem phim điện ảnh bình quân trong năm trên đầu người, tỉ lệ khán giả xem phim trong nước sản xuất đạt tới 51%.

Nền điện ảnh đã trải qua lịch sử 101 năm của Hàn Quốc đang nhận được công nhận của thị trường điện ảnh quốc tế về tính nghệ thuật của các tác phẩm, và đồng thời cũng ngày càng được giới thiệu sâu rộng hơn tới khán giả nước ngoài. Năm 1961, "The Coachman" đã trở thành phim điện ảnh Hàn Quốc đầu tiên giành được giải Gấu bạc trong Liên hoan phim quốc tế Berlin, tiếp sau đó, điện ảnh Hàn Quốc liên tục ghi nhận những bước tiến ấn tượng trong 3 liên hoan phim quốc tế lớn là Liên hoan phim quốc tế Berlin, Liên hoan phim Cannes ở Pháp và Liên hoan phim quốc tế Venice ở Ý.

Các bộ phim điện ảnh như "Oldboy", "Oasis", "Burning", "Biển đêm một mình" đã giành được giải thưởng trong các hạng mục quan trọng, đưa tên tuổi của những đạo diễn như Bong Joon-ho, Im Kwon-taek, Lee Chang-dong, Park Chan-wook, Hong Sang-soo, Kim Ji-woon... trở nên nổi tiếng và được quan tâm trong giới điện ảnh quốc tế.

Năm 2019, bộ phim "Ký sinh trùng" của đạo diễn Bong Joon-ho trở thành tác phẩm điện ảnh đầu tiên của Hàn Quốc giành được giải thưởng Cành cọ vàng tại liên hoan phim Cannes trong lịch sử điện ảnh Hàn Quốc, tiếp sau đó là 4 giải thưởng quan trọng trong lễ trao giải Oscar năm 2020 tại Mỹ, giúp cho sự quan tâm của khán giả toàn thế giới đến nền điện ảnh Hàn Quốc được nâng cao hơn một bước.

Ngay sau khi "Ký sinh trùng" càn quét Lễ trao giải Oscar với các giải thưởng như Phim hay nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất, Kịch bản gốc xuất sắc nhất và Phim quốc tế xuất sắc nhất, các phương tiện truyền thông nổi tiếng trên thế giới đã liên tục đưa tin về điện ảnh Hàn Quốc. Tờ báo Guardian của Anh đã giới thiệu bộ phim "The Handmaiden" và "Rotten Tomatoes", một trang web nổi tiếng về phê bình phim, đã đề cử bộ phim "Poetry" và tập trung giới thiệu các bộ phim điện ảnh Hàn Quốc khác.

Bộ phim "Ký sinh trùng" đã giành nhiều giải thưởng quan trọng như Phim hay nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất tại Lễ trao giải Oscar năm 2020

Mặt khác, cũng có nhiều liên hoan phim quốc tế được tổ chức tại Hàn Quốc, không chỉ góp phần nâng cao vị thế của điện ảnh Hàn Quốc, mà còn được coi là động lực đưa nền công nghiệp điện ảnh châu Á phát triển thêm một bước. Các liên hoan phim lớn nhất tại Hàn Quốc có thể kể đến như Liên hoan phim quốc tế Busan, Liên hoan phim giả tưởng quốc tế Bucheon, Liên hoan phim quốc tế Jeonju...được tổ chức hàng năm với concept và chương trình hết sức đa dạng, nhận được nhiều sự quan tâm từ những người làm điện ảnh trên toàn thế giới.

Ngoài ra, trên các nền tảng truyền hình OTT, các bộ phim điện ảnh Hàn Quốc cũng cho thấy sự nổi tiếng vô cùng lớn. Bộ phim "#Alive" được công chiếu tháng 6 năm 2020 đã đạt vị trí thứ 1 trên bảng xếp hạng Movie toàn cầu ở 35 quốc gia chỉ 2 ngày sau khi chính thức công chiếu trên Netflix, đây cũng là một trong số những thành tích của điện ảnh Hàn Quốc khi ra mắt thế giới thông qua truyền hình OTT.

Các liên hoan phim chính

Liên hoan phim quốc tế Busan

Liên hoan phim quốc tế Busan, trung tâm của điện ảnh châu Á, được tổ chức vào tháng 10 hàng năm bắt đầu từ năm 1996. Liên hoan phim với sự tham gia của những bộ phim tài liệu, phim hoạt hình, phim truyền hình thương mại, phim điện ảnh độc lập, phim điện ảnh kỹ thuật số, phim analog...đã trở thành nơi đưa tên tuổi của các đạo diễn và diễn viên châu Á tỏa sáng trên thế giới.

www.biff.kr

Liên hoan phim giả tưởng quốc tế Bucheon

Liên hoan phim giả tưởng quốc tế Bucheon được tổ chức vào tháng 7 hàng năm kể từ năm 1997, cũng là một trong những liên hoan phim tập trung vào các bộ phim của châu Á, bao gồm phim Hàn Quốc. Liên hoan phim chủ yếu giới thiệu các bộ phim kinh dị, rùng rợn, huyền bí và khoa học viễn tưởng.

www.bifan.kr

Liên hoan phim quốc tế Jeonju

Liên hoan phim quốc tế Jeonju được tổ chức vào tháng 4, tháng 5 hàng năm kể từ sau khi ra đời năm 2000 tại thành phố văn hóa truyền thống Jeonju của tỉnh Jeollabuk. Liên hoan phim hướng đến các phẩm điện ảnh độc lập kinh phí thấp và phim điện ảnh thử nghiệm, do đó, các bộ phim điện ảnh được giới thiệu trong liên hoan phim quốc tế Jeonju thường được đánh giá là mang tính sáng tạo và thử thách.

www.jeonjufest.kr

Liên hoan phim quốc tế phụ nữ Seoul

Với khẩu hiệu "Hãy nhìn thế giới qua đôi mắt của phụ nữ", Liên hoan phim quốc tế phụ nữ Seoul được tổ chức lần đầu tiên vào tháng 4 năm 1997, tự hào là liên hoan phim quốc tế phụ nữ có quy mô lớn nhất thế giới. Liên hoan phim giới thiệu các bộ phim đề cập đến nhiều mặt của cuộc sống thông qua cái nhìn của phụ nữ và vẫn đang nỗ lực để tăng cường sự đa dạng, tính đại chúng và tính công cộng của dòng phim này.

www.siwff.or.kr

ÂM NHẠC

Nhạc trưởng kiêm nghệ sĩ piano Hàn Quốc - Chung Myung-hun đã đảm nhận chức vụ giám đốc âm nhạc và nhạc trưởng của nhà hát Opéra de la Bastille ở Paris. Ông đã nhận Giải thưởng âm nhạc Una Vita Nella tại nhà hát Teatro La Fenice ở Venice vào tháng 7 năm 2013.

Trong giới âm nhạc cổ điển, các nghệ sĩ Hàn Quốc đang có những hoạt động vô cùng tích cực và sôi nổi.

Năm 2015, nghệ sĩ piano Cho Seong-jin đã trở thành người Hàn Quốc đầu tiên giành chiến thắng trong cuộc thi Piano Chopin quốc tế uy tín tại Ba Lan. Nghệ sĩ piano Sohn Jeung-beum cũng trở thành người Hàn Quốc đầu tiên giành chiến thắng ở hạng mục piano tại cuộc thi âm nhạc quốc tế ARD 2017 ở Munich, Đức.

Ngoài ra, tại cuộc thi âm nhạc quốc tế Gian Battista Viotti 2016 ở Ý, ca sĩ Hàn Quốc đã giành chiến thắng áp đảo với ba giải thưởng hàng đầu, trong khi đó, các nghệ sĩ piano Hàn Quốc cũng giành được ba giải thưởng cao nhất tại Cuộc thi âm nhạc quốc tế mùa xuân Prague cùng năm.

Hàn Quốc đã liên tục sản sinh ra những ca sĩ xuất sắc như giọng ca soprano Jo Su-mi, Hong Hei-kyung, Shin Young-ok, giọng ca base Youn Kwang-chul và giọng ca base baritone Samuel Yoon. Về nhạc khí, có Son Yeol-eum [piano], Lim Dong-hyek [piano], Jang Young-ju [violin] và Shin Hyun-su [violin] là các nghệ sĩ thu hút được nhiều sự chú ý.

Lee Hee-ah, là nghệ sĩ piano bốn ngón tay, cũng là một nghệ sĩ piano nổi tiếng trên toàn thế giới không chỉ nhờ những màn trình diễn tuyệt vời của bà mà còn vì lòng dũng cảm, vượt lên những khó khăn, hạn chế của bản thân. Han Dong-il và Baek Kun-woo là những nghệ sĩ piano thế hệ đầu tiên đã thành danh trên trường quốc tế trong những năm 1950 - 1970.

Nghệ sĩ dương cầm nổi tiếng thế giới Chung Myung-whun trong những năm gần đây, danh tiếng của ông ngày càng được biết đến rộng rãi hơn với vai trò nhạc trưởng. Ông đã từng là chỉ huy khách mời của các dàn nhạc Berlin Philharmonic, London Philharmonic và Paris Orchestra, trước khi trở thành giám đốc âm nhạc và tổng giám đốc của Paris Bastille Opera. Ông cũng là nhạc trưởng của dàn nhạc Seoul Philharmonic và hiện đang chỉ huy dàn nhạc trẻ Hàn Quốc One Korea Youth Orchestra. Ông cũng được biết đến rộng rãi trong làng âm nhạc toàn cầu với tư cách là thành viên của "Chung Trio" cùng với hai chị gái của mình, nghệ sĩ violin Chung Kyung-wha và nghệ sĩ cello Chung Myung-wha.

Kim Eun-sun, vị nhạc trưởng người Hàn Quốc mang tầm cỡ thế giới hiện đang đảm nhiệm vị trí giám đốc âm nhạc của đoàn Opera San Francisco từ năm 2021. Qua cuộc tuyển chọn lần này, Kim Eun-sun đã trở thành nữ nhạc trưởng đầu tiên đảm nhận vị trí giám đốc âm nhạc của một đoàn Opera chuyên nghiệp của Mĩ, viết lên trang sử mới trong giới âm nhạc cổ điển.

NHẠC KỊCH

Các tác phẩm nhạc kịch Broadway nổi tiếng như "Dr Jekyll & Mr Hyde" hay "Chicago" và các vở nhạc kịch tự dàn dựng của các nghệ sĩ Hàn Quốc đang được biểu diễn rất đa dạng tại Hàn Quốc. Các nghệ sĩ Hàn Quốc tổ chức tour lưu diễn và đạt nhiều thành công tại các thị trưởng Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Đông Nam Á..., tạo nên sự bùng nổ mạnh mẽ của "K-Musical". Một số tác phẩm tiêu biểu được yêu thích rộng rãi tại Hàn Quốc có thể kể đến như "Đi tìm Kim Jong-wook", "Ballet"...

Thời gian gần đây, nhiều thành viên của nhóm nhạc idol cũng lấn sân biểu diễn trên các sân khấu nhạc kịch, điều này đã trở thành nguyên nhân quan trọng để thu hút người hâm mộ quốc tế quan tâm đến loại hình nhạc kịch Hàn Quốc K-Musical.

Hồ thiên nga – Tiết mục Biểu diễn của đoàn Mariinsky Ballet & Orchestra. Kim Ki-min và Olesha Novikova là những người châu Á đầu tiên gia nhập đoàn Mariinsky & Orchestra.

NHẢY HIỆN ĐẠI VÀ BALLET

Sự thành lập của Hiệp hội múa quốc gia Hàn Quốc vào năm 1962 đã tạo nên động lực cho làn sóng yêu thích múa hiện đại ở Hàn Quốc. Người hiện được công nhận là vũ sư tiên phong của Hàn Quốc và nghệ sĩ biểu diễn hàng đầu là nghệ sĩ Hong Sin-cha. Bà đã học chuyên ngành múa tại Mỹ và là học trò của biên đạo múa Alwin Nikolay.

Đoàn múa ba lê quốc gia, đoàn múa ba lê Seoul, đoàn ba lê Universal… cũng có nhiều những hoạt động rất tích cực. Tiêu biểu là nữ vũ công ba lê Kang Soo-jin, người châu Á đầu tiên gia nhập đoàn Stuttgart Ballet ở Đức và hiện đang đảm nhiệm chức vụ giám đốc nghệ thuật của đoàn ballet quốc gia.

Năm 2011, nam vũ công người Hàn Quốc Kim Ki-min đã tham gia đoàn ballet Mariinsky của Nga - đoàn múa ba lê cổ điển hàng đầu thế giới và trở thành vũ công châu Á đầu tiên được vinh danh là vũ công chính. Tháng 7 năm 2012, một vũ công khác là Seo-hee đã trở thành vũ công chính người Hàn Quốc đầu tiên tại American Ballet Theater [ABT].

Park Seon-mi, sinh viên đại học nghệ thuật quốc gia Hàn Quốc, đã trở thành người Hàn Quốc đầu tiên giành chiến thắng trong cuộc thi ba lê quốc tế Moscow, một trong ba cuộc thi ba lê lớn trên thế giới vào tháng 6 năm 2017.

Vào năm 2018, vũ công đầu tiên của Nhà hát Opera Paris Park Se-un đã nhận được giải thưởng nữ vũ công xuất sắc nhất tại Cuộc thi "Benois de la Danse" - giải thưởng hàn lâm danh giá của giới vũ công, viết tên mình một cách đầy vinh quang vào vũ đài của các nghệ sĩ ballet mang tầm ảnh hưởng toàn thế giới.

MỸ THUẬT HIỆN ĐẠI

Triển lãm Gwangju Biennale - Gwangju, thành phố văn hóa và dân chủ, là cầu nối cho nghệ thuật đương đại quốc tế Hàn Quốc mở rộng giao lưu với châu Á và thế giới. Gwangju Biennale là một triển lãm nghệ thuật sắp đặt hiện đại được tổ chức hai năm một lần bắt đầu từ tháng 9 năm 1995 và là triển lãm nghệ thuật thế giới đầu tiên của châu Á.

Các tác giả Hàn Quốc vẫn đang liên tục gặt hái được nhiều thành quả to lớn trên vũ đài quốc tế, nhờ đó mà nền mỹ thuật hiện đại Hàn Quốc cũng được công nhận về các giá trị của mình.

Lĩnh vực nghệ thuật video có nghệ sỹ nổi tiếng Paik Namjune, đáng tiếc là ông đã qua đời vào năm 2006. Những tác giả tranh đơn sắc tài năng như Lee Woo-hwan, Ha Jong-hyun, Park Seo-bo sở hữu những bộ sưu tập quốc tế được nhiều sự quan tâm, chú ý. Series tác phẩm tiêu biểu của Park Seo-bo được trưng bày vào thời điểm đông đúc nhất tại Bảo tàng mỹ thuật Guggenheim ở New York năm 2020.

Yang Hye-gyu, tác giả nghệ thuật sắp đặt hoạt động chủ yếu tại Seoul và Berlin, đã được tạp chí về mỹ thuật hiện đại có sức ảnh hưởng của Anh, tạp chí ArtReview lựa chọn đứng thứ 36 trong bảng xếp hạng "Power 100" năm 2019. Năm 2020, tác giả cũng cho thấy nhiều hoạt động tích cực của mình thông qua các buổi triển lãm cá nhân ở nhiều quốc gia như Mĩ, Canada, Anh.

Các tác phẩm của các nghệ sĩ nổi tiếng có thể được thưởng thức ở Insadong và Samcheong-dong ở Seoul, nơi có nhiều phòng trưng bày nghệ thuật như không gian nghệ thuật Insa Art Space, phòng trưng bày Gongpyeong của trung tâm nghệ thuật Seoul và bảo tàng mỹ thuật Kyung-in. Gần đây, khu vực Cheongdam-dong và Hannam-dong ở Seoul cũng xuất hiện rất nhiều phòng trưng bày.

Bên cạnh đó, nhiều lễ hội mỹ thuật hiện đại cũng được tổ chức tại Hàn Quốc. Gwangju Biennale được tổ chức 2 năm một lần từ năm 1995 được biết đến là một trong những lễ hội mỹ thuật nổi tiếng.

Triển lãm Gwangju Biennale - Gwangju, thành phố văn hóa và dân chủ, là cầu nối cho nghệ thuật đương đại quốc tế Hàn Quốc mở rộng giao lưu với châu Á và thế giới. Gwangju Biennale là một triển lãm nghệ thuật sắp đặt hiện đại được tổ chức hai năm một lần bắt đầu từ tháng 9 năm 1995 và là triển lãm nghệ thuật thế giới đầu tiên của châu Á.

VĂN HỌC HIỆN ĐẠI

Vài năm trở lại đây, văn học Hàn Quốc, đặc biệt là tiểu thuyết Hàn Quốc đã được công nhận về khả năng hội nhập quốc tế và nhận được nhiều sự chú ý từ giới văn học trên thế giới.

Sự thay đổi này được đánh dấu từ thành công của tiểu thuyết gia Shin Kyung-sook năm 2011 và Han Kang năm 2016.

Tác phẩm "Người ăn chay" của nhà văn Hàn Quốc nổi tiếng, Han Kang

Cuốn tiểu thuyết "Người ăn chay" của Han Kang đã giành giải thưởng Man Booker International 2016, được coi là một trong ba giải thưởng văn học danh giá nhất thế giới. Han Kang cũng giành giải thưởng Malaparte 2017, giải thưởng văn học danh tiếng của Ý cho cuốn sách "Human Acts" của cô.

Phiên bản dịch tiếng Anh của cuốn tiểu thuyết "Hãy chăm sóc mẹ" do Shin Kyung-sook sáng tác được xuất bản bởi tập đoàn xuất bản Knopf Doubleday ở Hoa Kỳ đã lọt vào top 10 cuốn sách bán chạy nhất của Amazon và thu hút được sự chú ý lớn. Cuốn sách sau đó đã được xuất bản tại khoảng 30 quốc gia ở châu Á bao gồm Nhật Bản, châu Âu và Úc.

Được tiếp sức từ những thành tích nổi bật này, văn học Hàn Quốc cũng ngày càng được xuất bản nhiều hơn ở nước ngoài. Số lượng tác phẩm văn học Hàn Quốc được xuất bản ở nước ngoài tăng dần qua từng năm, từ 69 tác phẩm vào năm 2017 lên 74 tác phẩm năm 2018 và tăng lên đến con số 91 tác phẩm trong năm 2019.

Lý do cho sự nổi tiếng của văn học Hàn Quốc có thể được nhìn thấy ở nhiều phương diện khác nhau. Trong số đó có việc đề cập đến những vấn đề xã hội chung của thế giới thông qua câu chuyện cá nhân của các nhân vật xuất hiện trong tác phẩm được thể hiện bằng hình thức trần thuật, qua đó, nhận được sự đồng cảm sâu sắc từ phía người đọc. Một trong những tác phẩm tiêu biểu có thể kể đến là cuốn tiểu thuyết "Kim Ji-young, Born 1982" của tác giả được biết đến là có chủ nghĩa gia đình vô cùng mạnh mẽ, Cho Nam-joo. Cuốn tiểu thuyết được bán bản quyền cho 18 quốc gia, năm 2018, 80 nghìn bản được bán chỉ trong 2 tháng tại Nhật Bản. Ngoài Nhật Bản và Trung Quốc, tác phẩm này cũng ghi nhận mức tiêu thụ đứng vị trí đầu tiên trong thị trường văn học khu vực châu Á. Từ sự thành công của tiểu thuyết "Kim Ji-young, Born 1982", Hàn Quốc đã sản xuất và cho ra mắt tác phẩm điện ảnh cùng tên.

Ngày nay, tác phẩm văn học của các tác giả từ giới nguyên lão như Park Wan-suh, Hwang Sok-yong...đến các cây bút trẻ như Chang Kang-myoung, Jung Eun-young...cũng đang được giới thiệu một cách tích cực ở nước ngoài.

ẨM THỰC HÀN QUỐC

Làn sóng Hàn Quốc đang lan rộng sang cả lĩnh vực ẩm thực. Các nhà hàng Hàn Quốc đang tăng lên ở khắp nơi trên thế giới bao gồm các thành phố lớn như New York, London, Paris và nhận được sự tán dương từ những người sành ăn kén chọn nhất. Kimchi, bulgogi, bibimbap là các món ăn tiêu biểu của người Hàn Quốc giờ đang bắt đầu xuất hiện trên bàn ăn của nhiều gia đình trên thế giới.

Đầu bếp tại một số nhà hàng ở Mỹ bắt đầu kết hợp các món ăn truyền thống của Hàn Quốc với món ăn phương Tây, tạo ra các món mới như bibimbap burger, sườn tẩm ướp gochujang. Kimchi hotdog và gochujang steak là những món mới lạ kích thích hương vị của người dân New York.

Điều thú vị của ẩm thực Hàn Quốc không chỉ dừng lại ở việc tạo ra sự hiếu kỳ đơn thuần, mà món ăn Hàn Quốc còn được công nhận giá trị ở thực đơn well-being phù hợp với xu hướng ẩm thực lành mạnh, tốt cho sức khỏe đang phổ biến trên toàn cầu. Các món ăn Hàn Quốc đạt được sự cân bằng với tỉ lệ chất béo, chất đạm và tinh bột thích hợp, các món ăn kèm từ rau củ cũng đảm bảo cung cấp đủ vitamin và chất vô cơ. Với tất cả những ưu điểm này, ẩm thực Hàn Quốc đã được Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] lựa chọn là nền ẩm thực tiêu biểu đạt được sự cân bằng về dinh dưỡng học năm 2004. Tờ báo USA Today của Mỹ cũng đã lựa chọn phở Việt Nam và kim chi cải thảo là món ăn nổi tiếng nhất năm 2020.

Trước đây, khách hàng đến các nhà hàng Hàn Quốc ở nước ngoài chủ yếu là kiều dân và người châu Á, nhưng hiện nay hơn một nửa số khách hàng là người địa phương. Theo nghiên cứu mới nhất, các món ăn phổ biến nhất được yêu thích nhất tại nhà hàng Hàn Quốc ở Paris là bibimbap và bulgogi, trong đó bibimbap với nhiều rau củ nổi tiếng là món ăn cân bằng dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe.

Gần đây, cũng có rất nhiều video trên youtube có chủ đề trải nghiệm nấu ăn theo công thức làm món ăn Hàn Quốc.

Video liên quan

Chủ Đề