Bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức là gì

1. Khái niệm cán bộ, công chức là gì?

Khoản 2, Điều 4 Luật cán bộ công chức quy định: “Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội [sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập], trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo; quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật” [26].

Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010 của Chính phủ quy định: “Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật…” [8].

Khoản 1, Điều 4 Luật cán bộ công chức quy định: “Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương [sau đây gọi chung là cấp tỉnh], ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh [sau đây gọi chung là cấp huyện], trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước” [26].

Một số chương trình, tài liệu và các khóa bồi dưỡng

Để nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp cho đội ngũ công chức, viên chức và các cá nhân, tổ chức có nhu cầu góp phần hoàn chỉnh tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, nâng cao năng lực xử lý, giải quyết công việc, phòng ngừa tranh chấp, rủi ro, phục vụ cải cách hành chính, hội nhập quốc tế của đất nước, Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ, Học viện Tư pháp đã xây dựng thành công nhiều chương trình, tài liệu và thường xuyên tổ chức các khóa bồi dưỡng sau:
Các chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cho công chức, viên chức:
- Chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính [tên gọi cũ là Chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên chính];
- Chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên [tên gọi cũ là Chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên];
- Chương trình đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo cấp phòng.
Các chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực, kỹ năng nghiệp vụ cho công chức, viên chức
- Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ tư pháp cho công chức làm công tác tư pháp cấp xã, phường, thị trấn.
- Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch cho công chức làm công tác tư pháp hộ tịch tại UBND cấp xã và cấp huyện.
- Chương trình bồi dưỡng chuyên sâu nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý, sử dụng và giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai.
- Chương trình bồi dưỡng chuyên sâu về kỹ năng xử lý vi phạm hành chính cho cán bộ, công chức làm công tác tham mưu, cán bộ, công chức có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính.
- Chương trình bồi dưỡng chuyên sâu nâng cao năng lực xử lý vi phạm hành chính nhằm phòng ngừa tranh chấp khiếu kiện và giải quyết khiếu kiện cho cán bộ, công chức làm công tác tham mưu, cán bộ, công chức có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính.
- Chương trình bồi dưỡng chuyên sâu về kỹ năng tranh tụng trong giải quyết tranh chấp, khiếu kiện hành chính tại Tòa án.
- Chương trình bồi dưỡng chuyên sâu về kiến thức, kỹ năng về công tác đoàn cho cán bộ, công chức làm công tác đoàn.
- Chương trình bồi dưỡng chuyên sâu về kỹ năng, nghiệp vụ công tác pháp chế cho cán bộ, công chức làm công tác pháp chế.
- Chương trình bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo, quản lý cho cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc được quy hoạch giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
- Chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về pháp luật quốc tế, giải quyết tranh chấp quốc tế phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế cho cán bộ, công chức, viên chức của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Chương trình bồi dưỡng kỹ năng cho cán bộ làm công tác công đoàn trong bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người lao động.
- Kỹ soạn thảo, góp ý và thẩm định văn bản pháp luật.
- Kỹ năng xây dựng nội dung chính sách và đánh giá tác động của chính sách.
Các chương trình bồi dưỡng kỹ năng mềm để nâng cao năng lực, kỹ năng giải quyết công việc
- Kỹ năng soạn thảo và ban hành văn bản hành chính [văn bản, báo cáo, quyết định…].
- Kỹ năng lập, quản lý hồ sơ công việc [mở hồ sơ, tạo lập hồ sơ, lưu trữ hồ sơ…].
- Kỹ năng quản lý văn bản đi và đến.
- Kỹ năng ban hành quyết định trong quản lý, lãnh đạo.
- Kỹ năng lãnh đạo, quản lý trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
- Kỹ năng quản trị và xử lý xung đột, mâu thuẫn.
- Kỹ năng xây dựng đề án, kế hoạch công tác.
- Kỹ năng thanh tra, kiểm tra trong hoạt động quản lý.
- Kỹ năng phân tích, thiết kế và đánh giá hoạt động của tổ chức bộ máy trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.
- Đạo đức công vụ và quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức trong xu hướng hội nhập quốc tế.
- Tâm lý lãnh đạo, quản lý và kỹ năng quản lý công chức trong cơ quan, công sở.
- Kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong thi hành công vụ.
- Kỹ năng thuyết trình, thuyết phục.
- Kỹ năng làm việc theo nhóm.
- Kỹ năng quản lý thời gian.
- Kỹ năng tổ chức điều hành hội nghị, hội thảo, họp báo, trả lời phỏng vấn.
- Kỹ năng quan hệ với công chúng.
- Kỹ năng tư duy sáng tạo.
- Kỹ năng chỉ đạo, tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và trong cơ quan hành chính.
- Kỹ năng chỉ đạo điều hành về cải cách hành chính; thực hiện cơ chế một cử và một cửa liên thông.
- Kỹ năng tổ chức công việc và làm việc hiệu quả.
- Kỹ năng xây dựng Đề án.
- Kỹ năng xây dựng kế hoạch.
- Kỹ năng quản lý nhân sự.
- Kỹ năng quản lý sự thay đổi.
- Kỹ năng tiếp xúc cử tri của HĐND.
- Kỹ năng thuyết trình, tổ chức kỳ họp của HĐND.
- Kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai.
- Kỹ năng chỉ đạo thực hiện công tác giải phóng mặt bằng ở xã.
- Kỹ năng quản lý, chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn xã.
- Kỹ năng tiếp dân và giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo.
- Kỹ năng tổ chức kỳ họp và ban hành Nghị quyết.
- Kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai và giải quyết khiếu kiện trong giải phóng mặt bằng.
Các chương trình bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng liên quan đến công tác pháp luật cho doanh nghiệp.
- Chương trình bồi dưỡng chuyên sâu nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý, sử dụng và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai.
- Chương trình bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng, nghiệp vụ về công tác pháp chế cho cán bộ làm công tác pháp chế trong doanh nghiệp.
- Chương trình bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng nghiệp vụ về công tác pháp luật cho cán bộ làm công tác tín dụng ngân hàng.
- Chương trình bồi dưỡng nâng cao kiến thức pháp luật và kỹ năng, nghiệp vụ về tổ chức, quản trị hoạt động của doanh nghiệp.
- Chương trình bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng về hợp đồng trong hoạt động của doanh nghiệp [kỹ năng đàm phán, soạn thảo, theo dõi thực hiện và giải quyết tranh chấp hợp đồng].
- Pháp luật về doanh nghiệp và kỹ năng tổ chức, quản trị hoạt động của doanh nghiệp để phòng ngừa tranh chấp.
- Bồi dưỡng kiến thức pháp luật liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp
- Pháp luật về Lao động và các kỹ năng quản lý, xử lý lao động trong hoạt động của doanh nghiệp để phòng ngừa tranh chấp, rủi ro
- Kỹ năng soạn thảo, đàm phán, ký kết, theo dõi, thực hiện một số hợp đồng trong hoạt động của doanh nghiệp.
- Kỹ năng soạn thảo văn bản và thẩm định văn bản liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.
- Kỹ năng tư vấn pháp luật, đại diện theo ủy quyền và tham gia tố tụng tại tòa án và trọng tài.
- Kỹ năng tham gia thi hành án dân sự.
Một số đối tác lớn mà Trung tâm thường xuyên tổ chức bồi dưỡng.
Hàng năm, Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ đều tổ chức thành công các khóa bồi dưỡng ngạch công chức, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp cho đội ngũ công chức, viên chức của Bộ Tư pháp, ngành Tư pháp theo Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức do Bộ Tư pháp giao.
Bên cạnh, hoạt động bồi dưỡng cho công chức, viên chức được Bộ Tư pháp giao, hàng năm Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ còn tổ chức thành công các lớp bồi dưỡng ngạch công chức như chuyên viên, chuyên viên chính và tương đương cho công chức, viên chức của các bộ, ngành, trung ương, địa phương và các đơn vị hành chính, đơn vị sự nghiệp. Đặc biệt, trong thời gian vừa qua, Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ, Học viện Tư pháp đã thường xuyên phối hợp, hợp tác với rất nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, ngân hàng để tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên sâu nâng cao kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ về công tác pháp luật phục vụ cải cách hành chính, cải cách tư pháp, hội nhập quốc tế. Một số đối tác lớn mà Trung tâm đã hợp tác thường xuyên trong thời gian qua là:
- Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh;
- Tổng cục Thuế;
- Tổng cục Hải quan;
- Cục Quản lý cạnh tranh;
- Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam;
- Sở Nội vụ, Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
In bài viết
Gửi phản hồi
Gửi Email

1. Quy định của pháp luật về đội ngũ viên chức

1.1. Điều kiện đăng ký dự tuyển viên chức

Thứ nhất, Người đăng ký dự tuyển phải có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất và chuyên môn nghiệp vụ và năng lực theo yêu cầu của vị trí việc làm và chức danh nghề nghiệp, có đủ các điều kiện đăng ký dự tuyển quy định tại Điều 22 Luật viên chức

– Các Cơ quan và đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Luật viên chức được bổ sung các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí việc làm quy định tại điểm g khoản 1 Điều 22 Luật viên chức nhưng không được trái với quy định của pháp luật, không được phân biệt loại hình đào tạo, văn bằng và chứng chỉ, trường công lập, trường ngoài công lập

1.2. Thẩm quyền tuyển dụng viên chức

– Đối với đơn vị sự nghiệp công lập giao quyền tự chủ quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 9 Luật viên chức, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức thực hiện việc tuyển dụng viên chức và quyết định tuyển dụng viên chức qua thi tuyển hoặc xét tuyển.

– Đối với đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 9 Luật viên chức, cơ quan, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm và miễn nhiệm người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức thực hiện hoặc phân cấp tổ chức thực hiện việc tuyển dụng viên chức cho đơn vị sự nghiệp công lập thuộc quyền quản lý; quyết định hoặc ủy quyền quyết định tuyển dụng viên chức qua thi tuyển hoặc xét tuyển.

– Đối với tổ chức sự nghiệp thuộc Chính phủ và người đứng đầu các tổ chức sự nghiệp này tổ chức hoặc phân cấp tổ chức thực hiện việc tuyển dụng viên chức, quyết định tuyển dụng viên chức qua thi tuyển hoặc xét tuyển.

– Hàng năm các đơn vị sự nghiệp công lập xây dựng kế hoạch tuyển dụng viên chức trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc quyết định theo thẩm quyền để tổ chức thực hiện theo quy định của pháp luật

Xem thêm: Cách tính lương công chức viên chức? Hệ số lương 2.34 là bao nhiêu tiền?

– Thẩm quyền: Bộ Nội vụ ban hành nội quy, quy chế thi tuyển, xét tuyển viên chức theo quy định

Như vậy, Đối với đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ, thì các cơ quan, hay đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập đối với các tổ chức thực hiện hoặc phân cấp tổ chức thực hiện việc tuyển dụng viên chức theo quy định cho đơn vị sự nghiệp công lập thuộc quyền quản lý, và quyết định hoặc ủy quyền quyết định tuyển dụng viên chức qua thi tuyển hoặc xét tuyển theo quy định. Đối với tổ chức sự nghiệp thuộc Chính phủ, người đứng đầu các tổ chức sự nghiệp này tổ chức hoặc phân cấp tổ chức thực hiện việc tuyển dụng viên chức và quyết định tuyển dụng viên chức qua thi tuyển hoặc xét tuyển theo quy định của pháp luật

Video liên quan

Chủ Đề