Bột báng miền bắc gọi là gì

Bột báng là bột nhưng nó có kích thước lớn với hình dáng là những viên trân châu nhỏ, khi nấu dai dai và có độ kết dính tốt nên được sử dụng phổ biến trong các công thức làm bánh và nấu chè [nhất là món chè nóng] được nhiều người yêu thích. Vậy bột báng được làm từ gì và có gì khác biệt so với các loại bột khác?

1. Bột báng là gì?

Củ khoai mì là nguyên liệu để làm bột báng

Bột báng [Tapioca Flour] là bột được chiết xuất từ phần bột của khoai mì. Bình thường, bột báng sẽ có màu trắng đục, khi nấu chín lên sẽ có màu trắng trong, ăn dai dai rất ngon.

Bột báng có hình dáng giống như những viên trân châu nhỏ

Bột báng khi nấu chín màu trong và có độ dai

Các chuyên gia dinh dưỡng đã phân tích và nhận thấy trong bột báng có các thành phần dinh dưỡng sau:

- Nước: 14,8%

- Protid: 2,6%

- Lipid: 1,1%

- Celluloza: 7,6%

- Dẫn xuất không protein 74,1%

- Khoáng toàn phần [bao gồm calcium và photpho]: 2,5%, cùng một số các chất dinh dưỡng khác.

Công dụng:

- Trong Đông Y, bột báng có vị ngọt, tính bình, có công dụng tăng cường sức khỏe, bồi bổ cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Đồng thời giúp cơ thể nhẹ nhàng, không nặng ứ.

- Bột báng thường dùng để tạo độ kết dính cho các món ăn như chè. Người ta thường làm thành những viên tròn nhỏ và cho vào những món chè nóng.

- Ngày xưa, bột báng còn sử dụng ăn thay cơm. Tuy nhiên, bạn không nên ăn nhiều bột báng đâu nhé. Vì chúng khiến chân tay và cơ thể nhức mỏi, không những vậy bột báng còn không đủ tinh bột nhiều như gạo.

Cách sử dụng:

- Lấy một lượng bột báng vừa đủ, đem đi rửa sạch với nước lạnh rồi đun sôi nước và cho bột báng vào luộc đến khi thấy bột báng biến thành màu trắng trong suốt, dẻo mềm là được. Có thể cho thêm đường vào để tạo độ ngọt.

- Bạn cũng có thể ngâm bột báng với nước lạnh khoảng 15 đến 30 phút cho mềm. Sau đó, cho vào nấu cùng chè là được. Lưu ý, chỉ cho vào khi chè đã gần chín, vì bột bán rất nhanh mềm.

Cách bảo quản:

- Bảo quản bột báng ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp, có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

- Sau khi sử dụng, cần cột chặt hoặc đậy kín bột báng.

2. Phân biệt bột báng với các loại bột khác

Phân biệt với bột năng

Có nhiều người nhầm lẫn những viên bột báng và bột năng khi ăn những món chè nóng vì bột báng giống bột năng ở tính kết dính, làm sệt và giúp món ăn ngon hơn.

Bột năng [trái] và bột báng [phải] đều được làm từ củ khoai mì, giúp kết dính và làm sệt món ăn

Hai loại bột này trong tiếng Anh, bột báng và bột năng đều được dịch là Tapioca Flour vì được làm từ củ khoai mì, đều có chức năng tạo độ sánh cho món ăn khi được nấu chín. Phân biệt hai loại bột này dựa vào các đặc điểm sau:

Tên gọi:

- Bột báng có tên duy nhất là bột báng.

- Bột năng còn được gọi là bột sắn, bột đao, bột lọc,…theo từng địa phương.

Hình dáng:

- Bột báng có dạng viên chân trâu nhỏ, màu trắng đục.

- Bột năng là dạng bột mịn, màu trắng tinh.

Cách sử dụng:

- Bột báng được dùng chủ yếu để nấu chè và làm bánh.

- Bột năng có nhiều cách sử dụng hơn: nấu chè, làm bánh, tạo độ sánh đặc cho các món ăn khác [súp, bò xốt vang,…]

So sánh bột báng với một số loại bột quen thuộc khác:

- Bột gạo so với bột báng thì bột gạo thường được làm từ gạo tẻ, hay được dùng trong các công thức làm bánh Á, giúp bánh có độ cứng và giòn.

- Bột nếp được làm từ gạo nếp, thường được dùng để làm bánh Á, ví dụ như: bánh trôi nước, bánh trôi chay,…

- Bột mì là loại bột để làm bánh mì. Và bột mì đươc chia cụ thể làm nhiều loại khác nhau để làm bánh mì, bánh cookies hay bánh ngọt…

- Bột ngô thường được làm từ tâm trắng của hạt bắp, rất mịn, có màu trắng và nhẹ. Tinh bột ngô thường được dùng trong những công thức làm bánh, làm giòn khi làm các món tẩm bột chiên.

- Bột khoai tây là loại bột được làm từ củ khoai tây, dùng để tạo độ kết dính nhẹ cho món ăn.

- Bột sắn dây được làm từ củ sắn dây thường dùng để pha nước uống, nấu chè hay nấu chín để ăn. Bột sắn dây rất tốt cho sức khỏe.

3. Cách nấu chè xoài bột báng

Chè xoài bột báng với vị ngọt nhẹ, rất dễ ăn, hương thơm thoang thoảng của nước cốt dừa, đậu xanh thơm bùi cùng những viên bột báng dai dai lạ miệng sẽ hấp dẫn gia đình bạn.

Chè xoài bột báng không chỉ là món tráng miệng hấp dẫn mà còn có tác dụng thanh nhiệt, giải khát vào những ngày nóng bức

Nguyên liệu:

- Xoài chín: 1 trái

- Bột báng: 100gr

- Lá dứa: 3 – 5 cọng

- Nước cốt dừa: 300ml

- Đường cát: 100gr

Cách nấu chè xoài:

- Bột báng ngâm nước 30 phút với nước ấm.

- Đun sôi nước lọc, sau đó cho bột báng vào luộc, khi thấy nước sôi trở lại khoảng 5 phút [ những hạt bột báng bên ngoài trắng trong nhưng bên trong vẫn còn hơi đục] thì tắt bếp, vớt ra, xả nước lạnh. Vớt ra để ráo.

- Xoài cắt miếng vuông vừa ăn bằng cách bạn cắt nguyên 1 mép xoài, dùng dao rạch từng miếng vuông trên miếng xoài, sau đó dùng dao mỏng đầu nhọn tách từng miếng xoài ra.

- Cho nước cốt dừa lên bếp, đun sôi, cho đường vào nấu tan, sau đó cho thêm vài lá dứa vào cho thơm, khi đường tan thì cho hết bột báng vào trong nồi.

- Khi ăn cho ít xoài vào chén, múc nước cốt dừa bột báng rưới lên trên, cho thêm ít đậu phộng giã nát sẽ ngon hơn.

>>>Mua bột báng Thái hạt nhỏ 400g

Bột báng luôn được xuất hiện trong các công thức làm bánh và cũng có trong rất nhiều loại chè như chè chuối, chè khoai môn, chè bà ba… bột báng có phải là bột năng hay không? Nhiều người vẫn chưa phân biệt được bột báng là gì, thành phần công dụng của bột báng như thế nào, cách sử dụng bột báng trong nấu chè? Thông tin được chia sẻ trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại bột này.

Bột báng có công dụng tạo độ kết dính cho các món chè và giúp chè có thêm độ dai, dẻo thơm ngon. Bột báng với những viên bột rắn, tròn nhỏ được làm với màu trắng đục, khi nấu chín sẽ chuyển qua màu trắng trong suốt và nở to hơn với độ dẻo và dai. Cách nấu chè với bột báng cũng cần được chú ý trong công đoạn sơ chế nguyên liệu để khi cho bột báng vào chè không bị quá chín làm mất sự thơm ngon, cũng không để bột báng còn sống sẽ không ăn được.

Món bánh bột báng hấp dẫn thu hút được rất nhiều tín đồ mê ẩm thực [Ảnh: Internet]

Bột báng được sử dụng khá thông dụng và gần gũi, thế nhưng có nhiều người chưa hiểu rõ về loại nguyên liệu này. Những câu hỏi về bột báng là gì? Thành phần công dụng của bột báng như thế nào, hay bột báng có phải bột năng không? Để giải đáp những thắc mắc này chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Bột báng là những bột tròn nhỏ giống như những viên trân châu được chiết xuất từ thân rễ và củ của cây Báng [có nơi khác được làm từ củ mì]. Thông thường bột báng có màu trắng đục, rắn và khi được nấu chín thì chuyển sang màu trắng trong, ăn hơi dai. Người ta thường sử dụng bột báng để tạo sự kết dính cho các món chè, tạo được sự lạ miệng thơm ngon hơn.

Bột báng cũng có khá nhiều thành phần dinh dưỡng được tìm thấy như: protid, lipid, celluloza, dẫn xuất không protein, khoáng gồm calcium, photpho, ngoài ra trong bột báng còn có một số khoáng chất khác.

Bột báng được sử dụng trong nấu các món chè cực kỳ hấp dẫn [Ảnh: Internet]

Bột báng có công dụng làm cho các món ăn có độ kết dính hơn, tăng thêm sự lạ miệng và hương vị, độ dai cho các món chè. Đồng thời, bột báng trong Đông Y được xem là loại bột có vị ngọt, tính bình, có công dụng tăng cường sức khỏe và bồi bổ cơ thể, giúp nhẹ nhàng không nặng ứ.

Theo Đông Y, bột báng còn có tình bình, vị ngọt giúp tăng cường sức khỏe, bổ sung khí huyết hư tổn. Người xưa còn dùng loại bột này còn được dùng thay cơm. Tuy nhiên chúng ta không nên ăn quá nhiều bột báng vì sẽ khiến chân tay và cơ thể bị nhức mỏi, đồng thời bột báng không có nhiều tinh bột như gạo nên không thể thay thế. Và cũng vì lí dó này mà ngày nay bột báng chỉ được dùng để chế biến các món chè.

Có một số người thường hiêu nhầm loại hạt nhỏ trong chè được làm từ bột năng vì chúng có độ dai tương tự như nhau. Tuy nhiên những hạt nhỏ li ti như vậy thường là bột báng, nếu làm bằng bột năng người ta sẽ làm những viên bột lớn hơn nhiều lần. Điểm dễ nhận thấy nhất chính là bột báng ở dạng viên tròn, còn bột năng thì ở dạng mịn.

Bột báng được tạo thành các viên tròn nhỏ còn bột năng là loại bột mịn nhuyễn

Bột năng thường được dùng nhiều trong làm bánh, nấu chè hoặc chế biến các món ăn cần độ sánh đặc như: soup gà, soup nấm, bò sốt vang… Tuy nhiên, bột năng lại không được dùng trong các món ăn này.

Bột báng khá đặc biệt, bạn có thể dễ dàng phân biệt bột báng với các loại bột khác thông qua mắt thường. Tuy nhiên, nếu xét về nguồn gốc và công dụng chúng sẽ được phân biệt như sau:

Loại bộtNguồn gốcCông dụng chính
Bột gạo tẻLàm từ gạo tẻGiúp bánh đạt được độ giòn cần thiết
Bột nếpLàm từ gạo nếpDùng làm các loại bánh có độ dẻo, dai, dính
Bột mìLàm từ lúa mì, ngũ cốcDùng làm bánh mì, bánh quy, bánh ngọt…
Bột bắpLàm từ lõi hạt bắpPhụ trợ cho các loại bánh, tăng độ sệt và kết dính cho các loại nước súp, sốt, các loại bánh…
Bột khoai tâyLàm từ củ khoai tâyTạo độ kết dính nhẹ cho các món ăn
Bột sắn dâyLàm từ củ sắnNấu chè, làm nước uống thanh lọc cơ thể

Bột báng nếu để lâu và tiếp xúc với không khí hay môi trường bên ngoài có khả năng bị mốc và không còn sử dụng được. Do vậy để bảo quản loại nguyên liệu này tốt nhất chúng ta nên để bột báng trong lọ thủy tinh hoặc hộp kín, túi zip hay túi bóng rồi dùng dây buộc kín lại. Bột báng nên để ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh được ánh nắng trực tiếp, hoặc có thể để bột báng ở ngăn mát tủ lạnh.

Bột báng thông thường được bày bán khá thông dụng ở các chợ, siêu thị, cửa hàng nguyên vật liệu làm bánh, hoặc đơn giản là bạn có thể tìm mua ở các tiệm tạp hóa. Loại bột này có giá khoảng 8.000 – 12.000 đồng/100g.

Trên đây là những thông tin về bột báng và cách sử dụng bột báng trong nấu chè. Qua bài viết này chúng ta đã hiểu được bột báng là gì, thành phần công dụng bột báng ra sao, bột báng có phải bột năng không. Hi vọng bạn sẽ sử dụng bột báng đúng cách và có những món chè thật ngon miệng nhé.

Để biết thêm thông tin chi tiết về các khóa học của Dạy Làm Bánh Á Âu, bạn vui lòng để lại thông tin ở nút “Đăng ký” bên dưới, để được hỗ trợ tư vấn miễn phí nhé!

Video liên quan

Chủ Đề