Bụng mang dạ chửa là gì năm 2024

Nôn ói là triệu chứng đầu tiên không ít thai phụ mắc phải. Hiện tượng này thường xuất hiện ở những tuần đầu của thai kỳ nhưng cũng có thể kéo dài trong nhiều tháng liền khiến thai phụ có thể suy dinh dưỡng tạm thời.

Nguyên nhân của cảm giác buồn nôn là do sự thay đổi hoóc môn dẫn đến sự thay đổi sự cảm nhận mùi vị. Những món ăn quen thuộc có thể trở nên xa lạ gây khó chịu buồn nôn, cũng có khi thèm những món ăn lạ nhưng ăn vào là cảm giác không ngon miệng.

Thai phụ có thể khắc phục bằng cách chia nhỏ bữa ăn, ăn ít béo, ít gia vị, không uống nhiều nước trong lúc ăn. Chị em cũng không nên để bụng rỗng vì cảm giác buồn nôn sẽ dễ đến hơn. Các nghiên cứu cũng cho thấy, nếu ăn được chuối vào buổi sáng cũng giúp giảm cơn buồn nôn. Dùng một tí mứt gừng cũng hiệu quả tương tự.

Ợ hơi, khó tiêu cũng là một trong những triệu chứng thường thấy. Cảm giác này thường xuất hiện muộn hơn nghén và nhiều nhất là ở tháng thai thứ 4. Ban đầu, thai phụ có cảm giác bụng căng đầy hơi sau đó ợ liên tục và kèm theo buồn nôn. Nguyên nhân do sự trào ngược axít dạ dày lên thực quản.

Để khắc phục tình trạng này, thai phụ không nên để dạ dày rỗng, có thể ăn thường xuyên những phần nhỏ, không được nằm ngay sau khi ăn. Cần tránh thức ăn béo, tránh dùng cà phê, nước uống có ga và các loại gia vị.

Táo bón và trĩ cũng là chứng thường thấy và gây khó chịu cho bà bầu. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này cũng do sự thay đổi hoóc môn, chế độ ăn uống và sự phát triển của thai nhi.

Cách khắc phục đơn giản nhất là ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc không xát kỹ, dùng nhiều rau và trái cây. Nên uống nhiều nước, uống thường xuyên trong ngày. Cố gắng vận động nhẹ nhàng như đi lại, tránh ngồi hoặc nằm yên nhiều.

Một số thai phụ cũng than phiền bị chứng tiểu lắt nhắt. Nguyên nhân của chứng này là do khi mang thai, tử cung to dần lên gây chèn ép bàng quang. Không nguy hiểm nhưng triệu chứng này gây cảm giác khó chịu.

Các khắc phục là tránh dùng cà phê, trà; tránh các loại thức uống lợi tiểu đặc biệt là các loại thức uống có cồn như rượu, bia. Không nên nhịn uống nước, chỉ cần tránh uống nước trước khi ngủ.

Cuối cùng là chứng vọp bẻ [chuột rút] ở bắp chân, tình trạng thường xuất hiện ở cuối thai kỳ. Nguyên nhân dẫn đến vọp bẻ là do chân phải chịu lực khi thai đã to và thai phụ thiếu canxi.

Ngoài việc duỗi chân thư giãn để giải quyết cơn vọp bẻ, thai phụ cần tránh đứng hoặc ngồi quá lâu để giảm tình trạng căng cơ. Các chị cũng nên dùng thực phẩm giàu canxi mỗi ngày hoặc các loại thuốc có bổ sung canxi theo hướng dẫn của bác sĩ. Tập thể dục nhẹ, đi bộ, tập yoga cũng là những cách tốt để chống vọp bẻ.

Tiếng Việt[sửa]

Cách phát âm[sửa]

IPA theo giọng Hà Nội Huế Sài Gònza̰ːʔ˨˩ja̰ː˨˨jaː˨˩˨Vinh Thanh Chương Hà Tĩnhɟaː˨˨ɟa̰ː˨˨

Phiên âm Hán–Việt[sửa]

Chữ Nôm[sửa]

[trợ giúp hiển thị và nhập chữ Nôm]

Cách viết từ này trong chữ Nôm

  • 㖡: dạ
  • 胣: rạ, di, dạ
  • 啫: trả, dã, dạ, dỡ, chả, giã, nhả, giở, giỡ
  • 唯: dũi, duôi, dõi, dói, giói, dụy, dạ, giọi, giỏi, dúi, duối, duỗi, dòi, dọi, giòe, dỏi, duy
  • 亱: dạ
  • 肔: dạ
  • 腋: nách, dịch, dạ, nịch
  • 𦁹: rớ, dá, dạ, giá
  • 夜: rà, dịch, dà, dạ
  • 也: rã, rả, dã, dạ, giã

Từ tương tự[sửa]

Các từ có cách viết hoặc gốc từ tương tự

Danh từ[sửa]

dạ

  1. [Dùng hạn chế trong một số tổ hợp] . Bụng con người, về mặt chức năng làm nơi chứa và làm tiêu hoá thức ăn, hoặc chứa thai. No dạ. Người yếu dạ. Bụng mang dạ chửa.
  2. Bụng con người, coi là biểu tượng của khả năng nhận thức và ghi nhớ. Sáng dạ. Ghi vào trong dạ.
  3. Bụng con người, coi là biểu tượng của tình cảm, thái độ chủ đạo và kín đáo đối với người, với việc. Mặt người dạ thú. Thay lòng đổi dạ. Thuyền ơi, có nhớ bến chăng? Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền [ca dao].
  4. Hàng dệt dày bằng lông cừu, có thể pha thêm loại sợi khác, trên mặt có tuyết. Quần áo dạ. Chăn dạ.
  5. Tiếng dùng để đáp lại lời gọi hoặc để mở đầu câu nói một cách lễ phép, thường là một lời chào. [- Nam ơi! ] - Dạ! Dạ, thưa bác, mẹ cháu đi vắng.
  6. [Ph.] . Vâng. [- Con ở nhà nhé! ] - Dạ.

Động từ[sửa]

dạ

  1. Đáp lại lời gọi bằng tiếng "dạ". Dạ một tiếng thật dài. Gọi dạ, bảo vâng.

Dịch[sửa]

Tham khảo[sửa]

  • "dạ", Hồ Ngọc Đức, Dự án Từ điển tiếng Việt miễn phí [chi tiết]
  • Thông tin chữ Hán và chữ Nôm dựa theo cơ sở dữ liệu của phần mềm WinVNKey, đóng góp bởi học giả Lê Sơn Thanh; đã được các tác giả đồng ý đưa vào đây. [chi tiết]

Chủ Đề