C w trong hợp đồng thương mại là gì năm 2024

Chứng quyền có đảm bảo (Covered Warrant – CW) là một sản phẩm phổ biến tại nhiều thị trường chứng khoán trên thế giới với các tên gọi khác nhau. Tại Việt Nam, Chứng quyền có bảo đảm được định nghĩa tại Nghị định 60/2015/CP-NĐ là chứng khoán có tài sản đảm bảo do công ty chứng khoán phát hành. Nhà đầu tư (NĐT) sẽ trả một khoản phí (Premium) để sở hữu chứng quyền và được quyền mua hoặc bán chứng khoán cơ sở cho tổ chức phát hành chứng quyền đó theo mức giá đã được xác định trước, tại hoặc trước thời điểm đã được ấn định, hoặc được nhận khoản tiền chênh lệch giữa giá thực hiện và giá chứng khoán cơ sở tại thời điểm thực hiện.

  • Chứng quyền có đảm bảo P1
  • Chứng quyền có đảm bảo P2
  • Đặc điểm và rủi ro khi giao dịch Chứng quyền
  • Cách giao dịch Chứng quyền có đảm bảo (CW)

C w trong hợp đồng thương mại là gì năm 2024

Lưu ý: Tổ chức phát hành luôn là người bán Covered Warrant (bán CW khác với CW bán)

Thời hạn chứng quyền: 03 tháng ≤ x ≤ 24 tháng

Ngày giao dịch cuối cùng: Hai (02) ngày trước ngày đáo hạn của chứng quyền. Là ngày cuối cùng chứng quyền được giao dịch trên Sở GDCK. Sau ngày này, chứng quyền bị hủy niêm yết.

Ngày đáo hạn: Ngày cuối cùng người sở hữu chứng quyền được thực hiên chứng quyền. Ví dụ: Ngày Giao dịch cuối cùng là ngày 17/10/2017 thì ngày đáo hạn là ngày 19/10/2017

Giá chứng quyền: Khoản chi phí mà nhà đầu tư phải bỏ ra nếu muốn sở hữu chứng quyền (phí premium). Ví dụ: 1.500đ/1 chứng quyền.

Giá thực hiện: Mức giá để NĐT mua/bán CKCS khi chứng quyền đáo hạn. Ví dụ: Loại chứng quyền mua cổ phiếu VNM là 150.000 đồng

Giá thanh toán: Mức giá được Sở GDCK xác định và công bố vào ngày đáo hạn của chứng quyền. Ví dụ: Giá thanh toán cổ phiếu VNM là 200.000 đồng

Phương thức thanh toán khi thực hiện quyền: Chuyển giao tài sản hoặc bằng tiền mặt. Ví dụ: 200.000 – 150.000 = 50.000 đồng

Lợi thế của Chứng quyền có đảm bảo:

  • Đòn bẩy lớn: Gấp 8-12 lần giá cổ phiếu cơ sở. Ví dụ VCB giá 40.000 đồng/cp thì cùng số tiền mua 1000 cp VCB có thể mua được tương đương 10.000 cp VCB giá 40.000đ.
  • Danh mục: VN30
  • Rủi ro hạn chế: Chỉ khống chế rủi ro thua lỗ tối đa trong phí Premium
  • Thanh khoản cao: Mua – bán dễ dàng, nhanh chóng.

Ví dụ về chứng quyền có đảm bảo:

Nhà đầu tư mua 1.000 chứng quyền mua của cổ phiếu VNM với các thông tin sau:

C w trong hợp đồng thương mại là gì năm 2024

Như vậy tổng số tiền đầu tư vào CW = 1.000 CW x 1.000 đồng = 1.000.000 đồng

– Sau 03 tháng:

Giả sử, giá VNM trên thị trường là 155.000 đồng, giá một chứng quyền mua trên thị trường là 1.500 đồng. Nhà đầu tư có thể chốt lời bằng việc bán lại CW ngay thời điểm này trên Sở GDCK.

Mức lời của nhà đầu tư = 1.000 x (1.500đồng – 1.000 đồng) = 500.000 đồng

– Vào ngày đáo hạn:

Giả sử nhà đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn và giá thanh toán đối với cổ phiếu VNM được tính toán và công bố là 165.000 đồng.Tổ chức phát hành sẽ thanh toán cho nhà đầu tư số tiền là: 1.000/5 x (165.000 đồng – 150.000 đồng) = 3.000.000 đồng

Mức lời của nhà đầu tư = 3.000.000 đồng – 1.000.000 đồng (tổng số tiền bỏ ra để sở hữu CW) = 2.000.000 đồng

Tuy nhiên, nếu giá thanh toán đối với cổ phiếu VNM được tính toán và công bố nhỏ hơn hoặc bằng 150.000 đồng (giá thực hiện) -> Chênh lệch giữa giá thanh toán và giá thực hiện ≤ 0 đồng. Chứng quyền sẽ không được thực hiện và nhà đầu tư trong trường hợp này sẽ mất số tiền đầu tư vào CW là 1.000.000 đồng.

Ngược lại, nhà đầu tư sẽ mua chứng quyền bán khi nhận định giá của chứng khoán cơ sở sẽ giảm trong tương lai. Sau khi sở hữu chứng quyền, nhà đầu tư có thể bán lại chứng quyền trên thị trường hoặc nắm giữ cho đến ngày chứng quyền đáo hạn. Vào ngày chứng quyền bán đáo hạn, nếu giá thanh toán của chứng khoán cơ sở thấp hơn giá thực hiện của CW, nhà đầu tư sẽ nhận được một khoảng tiền bằng chênh lệch giữa giá thực hiện và giá thanh toán. Trường hợp giá thanh toán lớn hơn hoặc bằng giá thực hiện vào ngày chứng quyền đáo hạn thì chứng quyền bán sẽ mất toàn bộ giá trị.

Ví dụ: Nhà đầu tư mua 5.000 chứng quyền bán của cổ phiếu VIC với các thông tin sau:

C w trong hợp đồng thương mại là gì năm 2024

Như vậy tổng số tiền đầu tư vào CW = 5.000 x 1.000 đồng = 5.000.000 đồng

– Sau 03 tháng:

Giả sử giá VIC trên thị trường là 40.000 đồng, giá một chứng quyền bán trên thị trường là 1.200 đồng. Nhà đầu tư có thể chốt lời bằng việc bán lại CW ngay thời điểm này trên Sở GDCK.

Mức lời của nhà đầu tư = 5.000 x (1.200 đồng – 1.000 đồng) = 1.000.000 đồng

– Vào ngày đáo hạn:

Giả sử nhà đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn, giá thanh toán đối với cổ phiếu VIC được tính toán và công bố là 32.000 đồng.

Tổ chức phát hành sẽ thanh toán cho nhà đầu tư số tiền là: 5.000/5 x (42.000 đồng – 32.000 đồng) = 10.000.000 đồng.Mức lời của nhà đầu tư = 10.000.000 đồng – 5.000.000 đồng (tổng số tiền bỏ ra để sở hữu CW) = 5.000.000 đồng

Tuy nhiên, nếu giá thanh toán đối với cổ phiếu VIC được tính toán và công bố lớn hơn hoặc bằng 42.000 đồng (giá thực hiện). Chênh lệch giữa giá thanh toán và giá thực hiện ≤ 0 đồng. Chứng quyền sẽ không được thực hiện và nhà đầu tư trong trường hợp này sẽ mất số tiền đầu tư vào CW là 5.000.000 đồng.

Trên đây, Nhật Cường đã giải thích về Sản phẩm Chứng quyền có đảm bảo (Covered Warrant – CW). NĐT cũng có thể tham khảo về các câu hỏi thường gặp khác về CW Tại đây.

Có bất cứ câu hỏi nào khác, NĐT xin vui lòng liên hệ với Cường theo thông tin dưới đây để được tư vấn chi tiết. Trân trọng!

CW là ký hiệu gì?

Chứng quyền có bảo đảm (Covered warrant – CW) là một loại chứng khoán có tài sản đảm bảo do công ty chứng khoán phát hành và có đặc điểm tương tự như một hợp đồng quyền chọn.

CW trong chứng khoán là gì?

CHỨNG QUYỀN CÓ BẢO ĐẢM – COVERED WARRANT (CW) LÀ GÌ? – Là sản phẩm do công ty chứng khoán phát hành và được niêm yết trên sàn chứng khoán có mã giao dịch riêng và có hoạt động giao dịch tương tự như chứng khoán cơ sở. Công ty chứng khoán được phát hành CW là công ty được UBCK nhà nước cấp phép.

Chứng quyền có bảo đảm là gì?

Chứng quyền có bảo đảm (CW): Là chứng khoán có tài sản đảm bảo do Công ty chứng khoán phát hành, cho phép người sở hữu được quyền mua (chứng quyền mua) hoặc được quyền bán (chứng quyền bán) chứng khoán cơ sở cho tổ chức phát hành chứng quyền đó theo một mức giá đã được xác định trước, tại hoặc trước một thời điểm đã ...

Quyền trong chứng khoán là gì?

Theo Luật Chứng khoán Việt Nam thì "Chứng quyền" là loại chứng khoán được phát hành cùng với việc phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi, cho phép người sở hữu chứng quyền được quyền mua một số cổ phiếu phổ thông nhất định theo mức giá đã được xác định trước trong khoảng thời gian xác định.