Ca dao tục ngữ về Chuyện người con gái Nam Xương

  • Sao ba đã đứng ngang đầu Em còn ở mãi làm giàu cho cha Giàu thì chia bảy chia ba

    Phận em là gái được là bao nhiêu

  • Cất cây đòn gánh đi ra Chờ cho tan chợ, về nhà tối thui Về nhà, con đói ngủ vùi

    Dầu đèn không có, cực ơi bớ chồng

  • Bến trong thì nhờ,
    Bến dơ thì chịu

  • Xưa kia em cũng lượt là
    Bây giờ áo rách hóa ra thân tàn

  • Chém cha cái giặc chết hoang
    Làm cho thiếp phải gánh lương theo chồng
    Gánh từ xứ Bắc, xứ Đông
    Đã gánh theo chồng, lại gánh theo con

  • Em có chồng về chỗ thậm eo
    Bước chân xuống ruộng đỉa đeo tối ngày Công việc không kịp trở tay

    Ban đêm xách nước, ban ngày giâm lang

    Chàng ơi chàng nghe thiếp than

    Hay vầy buổi trước em khoan có chồng

  • Trèo lên cây bưởi ngắt quả thanh yên Duyên em bán mấy, anh kiếm tiền anh mua – Duyên em bán thiệt ba trăm

    Anh mua chi nổi mà hỏi thăm rộn ràng

  • Hái rau bẻ củi trên cồn
    Mót lúa đồng nội, nuôi con tháng ngày

  • Hoa ơi hoa nở làm chi Hoa nở lỡ thì, lại gặp mùa đông Chồng lớn, vợ bé đã xong Chồng bé, vợ lớn trong lòng đắng cay Dăm ba thước lụa cầm tay

    Đã toan tự vẫn ở đây không về

    Đẹp lòng ông cậu bà dì Ông bà chú bác ăn gì cho ngon

    Đắng này xem tựa bồ hòn


    Chát này xem tựa sung non ngậm vào

  • Phận em giả tỷ như chiếc thuyền tình
    Mười hai bến nước linh đinh
    Biết đâu trong đục nương mình gửi thân

  • Một yêu em béo như bồ
    Chân tay ngắn ngủn, đít to như giành
    Hai yêu mắt toét ba vành
    Đầu đuôi khoé mắt nhử xanh bám đầy Ba yêu tới cặp môi dày Mỗi khi ăn nói bắn đầy dãi ra Bốn yêu bộ mặt rỗ hoa

    Lại thêm em có nước da mực Tàu

    Năm yêu mái tóc trên đầu

    Hôi như tổ cú, chấy bâu đầy đàn

  • Mẹ em tham giàu khiến em lấy thằng bé tỉ tì ti
    Làng trên chạ dưới thiếu gì trai tơ! Em trót đem thân cho thằng bé nó giày vò, Đên đông tháng giá, nó nằm co trong lòng. Em cũng mang thân là gái có chồng, Chín đêm chực tiết, nằm không cả mười! Em nói ra đây sợ chúng chị em cười, Má hồng bỏ quá, thiệt đời xuân xanh! Em cũng liều thằng bé trẻ ranh

    Sờ mó qua quýt, năm canh cho nó đỡ buồn!

    Em buồn, em lại nhấc thằng bé nó lên trên, Nó còn bé dại đã nên cơm cháo gì! Nó ngủ nó ngáy tì tì, Một giấc đến sáng còn gì là xuân!

    Chị em ơi! Hoa nở mấy lần?

  • Phận em sao lắm dở dang
    Cầm tiêu tiêu gãy, cầm đàn đứt dây

  • Mình em như cây thầu đâu
    Ngoài tươi, trong héo, giữa sầu tương tư.

  • Em như cây quế giữa rừng
    Thơm cay ai biết ngát lừng ai hay

    • Thân em như cây quế giữa rừng
      Thơm tho ai biết, ngát lừng ai hay

    • Ở như cây quế trong rừng
      Cay không ai biết, ngọt đừng ai hay

  • Cây cao mấy trượng cũng trèo
    Đường xa mấy dặm cũng theo anh về.

  • Lênh đênh một chiếc thuyền tình
    Mười hai bến nước biết mình nơi đâu.

  • Làm thì chẳng kém đàn ông
    Thế mà kém gạo, kém công, kém tiền.

  • Thân em như ớt chín cây
    Càng tươi ngoài vỏ, càng cay trong lòng

    • Em như ớt chín trên cây
      Tuy tươi ngoài vỏ, nhưng cay trong lòng

  • Thân em mười sáu tuổi đầu Cha mẹ ép gả làm dâu nhà người Nói ra sợ chị em cười Năm ba chuyện thảm, chín mười chuyện cay Tối về đã mấy năm nay

    Buồn riêng thì có, vui rày thì không


    Ngày thời vất vả ngoài đồng Tối về thời lại nằm không một mình Có đêm thức suốt năm canh

    Rau heo, cháo chó, loanh quanh đủ trò

    1. Sao ba Dịch Hán Nôm từ "tam tinh," gốc trong Kinh thi "三星在天 tam tinh tại thiên = ba sao giữa trời." Sao ba là ba ngôi sao thuộc nhóm sao Thương tức Sao Tâm [chỉ 3 sao mang tên Tâm], nằm giữa Sao Vĩ và Sao Phòng, cùng với Sao Phòng tạo thành phần đầu chòm Thiên Yết [Orion], ở Việt Nam được dân gian gọi là mũ Thần Nông.

    2. Mười hai bến nước Đại Nam Quấc Âm Tự Vị của Huình Tịnh Paulus Của giảng “Con gái mười hai bến nước” là: “Thân con gái như chiếc đò, hoặc gặp bến trong, hoặc mắc bến đục, hoặc đưa người tốt, hoặc đưa người xấu, may thì nhờ, rủi thì chịu. Nói mười hai bến là nói cho vần.”

      Mười hai bến nước, một con thuyền
      Tình tự xa xôi, đố vẽ nên!
      [Bỏ vợ lẽ cảm tác - Nguyễn Công Trứ]

    3. Lương Lương thực, thức ăn dự trữ.

    4. Kinh Bắc Một địa danh thuộc miền Bắc trước đây, hiện nay bao gồm toàn bộ ranh giới hai tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và một phần nhỏ các tỉnh thành lân cận là Hà Nội [toàn bộ khu vực phía bắc sông Hồng là: Gia Lâm, Long Biên, Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn]; Hưng Yên [Văn Giang, Văn Lâm] và Lạng Sơn [Hữu Lũng]. Là nơi có ba kinh đô cổ của Việt Nam gồm: Cổ Loa, Mê Linh và Long Biên. Kinh Bắc cùng với xứ Đoài là hai vùng văn hóa cổ nhất so với xứ Sơn Nam và xứ Đông, với nhiều di tích lịch sử có giá trị như Cổ Loa, đền Sóc, chùa Phật Tích, đền thờ Hai Bà Trưng...

      Quê hương Kinh Bắc có dân ca quan họ và lễ hội Gióng được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

      Hội Gióng

    5. Xứ Đông Tên một địa danh cổ, một trấn ở phía Đông của Kinh thành Thăng Long xưa. Xứ Đông bao gồm một vùng văn hóa rộng lớn ở Đông Bắc đồng bằng sông Hồng, gồm các tỉnh Hải Dương [nằm ở trung tâm], Hải Phòng, Quảng Ninh và một phần đất thuộc hai tỉnh Hưng Yên và Thái Bình.

      Tứ xứ

    6. Thậm eo Rất nghèo, rất khó khăn [thậm: rất, quá; eo: chật hẹp, hiểm nghèo].

    7. Đỉa Một loại động vật thân mềm, trơn nhầy, sống ở nước ngọt hoặc nước lợ, miệng có giác hút để châm vào con mồi và hút máu. Tên gọi này có gốc từ từ Hán Việt điệt.

      Con đỉa

    8. Giâm Cắm hay vùi xuống đất ẩm một đoạn cành, thân hay rễ cây để thành một cây mới. Cũng phát âm và viết là giăm.

    9. Khoai lang Một loại cây nông nghiệp với rễ củ lớn, chứa nhiều tinh bột, có vị ngọt, gọi là củ khoai lang. Nhân dân ta trồng và sử dụng khoai lang làm lương thực, tận dụng cả phần củ [rễ], thân, và lá.

      Thu hoạch khoai lang

    10. Thanh yên Còn gọi là chanh yên, là một loại cây họ chanh. Quả ra vào tháng 6, khá to, màu vàng chanh khi chín, vỏ sần sùi, dày, mùi dịu và thơm; cùi trắng, dịu, nạc, tạo thành phần chính của quả; thịt quả ít, màu trắng và hơi chua.

      Quả thanh yên

    11. Cồn Đảo nhỏ và thấp. Ở miền Trung và Nam Bộ, cồn còn được gọi là cù lao hoặc bãi giữa, là dải đất hình thành ở giữa các con sông lớn [sông cái] nhờ quá trình bồi đắp phù sa lâu năm.

      Cồn Phụng [thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang]

    12. Mót lúa Tìm nhặt những bông lúa còn sót trên đồng ruộng đã gặt xong. Đây là công việc cực nhọc, người mót lúa thường phải lang thang tìm kiếm qua nhiều cánh đồng mới có đủ ăn.

    13. Tự vẫn Tự tử bằng cách đâm vào cổ. Có khi nói thành tự vận.

    14. Bồ hòn Cây to cùng họ với vải, nhãn, quả tròn, khi chín thì thịt quả mềm như mạch nha. Quả bồ hòn có vị rất đắng, có thể dùng để giặt thay xà phòng.

      Quả bồ hòn

    15. Sung Một loại cây gặp nhiều trên các vùng quê Việt Nam. Thân cây sần sùi, quả mọc thành chùm. Quả sung ăn được, có thể muối để ăn như muối dưa, cà, ngoài ra còn dùng trong một số bài thuốc dân gian.

      Cây và quả sung

    16. Linh đinh Lênh đênh [phương ngữ Nam Bộ]. Nghĩa rộng là nay đây mai đó.

    17. Bồ Đồ cỡ lớn đựng thóc lúa, thường đan bằng tre.

      Bồ và cối xay thóc

    18. Giành Còn gọi là trác, đồ đan bằng tre nứa hoặc mây, đáy phẳng, thành cao, thường dùng để chứa nông sản, gặp ở miền Bắc và một số tỉnh Bắc Trung Bộ.

      Cái giành

    19. Ba vành Hiện tượng mắt bị gió cát làm cho toét, tạo thành ba vạnh.

    20. Dử Gỉ mắt [có nơi gọi là nhử]. Miền Trung và miền Nam gọi là ghèn.

    21. Mực Tàu Mực đen đóng thành thỏi, dùng mài vào nước để viết thư pháp [chữ Hán và gần đây là chữ quốc ngữ] bằng bút lông, hoặc để vẽ.

      Bút và nghiên mực Tàu

    22. Chạ Xóm. Đây là âm xưa của chữ 社 mà từ trong tiếng Việt hiện đại là xã.

    23. Canh Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh [đêm năm canh, ngày sáu khắc]. Theo đó, canh một là giờ Tuất [19-21h], canh hai là giờ Hợi [21-23h], canh ba là giờ Tí [23h-1h sáng], canh tư là giờ Sửu [1h-3h], canh năm là giờ Dần [3h-5h]. Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.

    24. Tiêu Loại nhạc cụ hơi khá thông dụng ở các nước Đông Á. Tiêu có dạng ống trụ tròn như sáo trúc, nhưng khi sử dụng lại để theo chiều dọc và thổi dọc theo thân ống. Tiêu thường to và dài hơn sáo, do đó âm thanh của nó trầm và mộc mạc hơn.

      Thổi tiêu

    25. Xoan Một loại cây được trồng nhiều ở các vùng quê Việt Nam, còn có tên là sầu đâu [đọc trại thành thầu đâu, thù đâu], sầu đông... Cây cao, hoa nở thành từng chùm màu tím nhạt, quả nhỏ hình bầu dục [nên có cụm từ "hình trái xoan"]. Xoan thường được trồng lấy gỗ, vì gỗ xoan không bị mối mọt.

      Hoa xoan

    26. Quế Một loại cây rừng, lá và vỏ có tinh dầu thơm. Vỏ quế ăn có vị cay, là một vị thuốc quý [Quế chi] trong các bài thuốc Đông y. Trong văn học cổ, cây quế thường tượng trưng cho sự thanh cao, đẹp đẽ.

      Thu hoạch và phơi quế

    27. Trượng Đơn vị đo chiều dài cổ của Việt Nam và Trung Hoa. Một trượng dài khoảng 4 mét. Trong văn học cổ, "trượng" thường mang tính ước lệ [nghìn trượng, trăm trượng…].

    28. Dặm Đơn vị đo chiều dài được dùng ở Việt Nam và Trung Quốc ngày trước. Một dặm dài 400-600 m [tùy theo nguồn].

    29. Rày Nay, bây giờ [phương ngữ].

    30. Thời Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức [Nguyễn Phúc Thì] nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."

    Video liên quan

    Chủ Đề