Ca sĩ hát nhạc thiếu nhi là ai?

Tác phẩm của Hoàng Long- Hoàng Lân phần lớn dành cho lứa tuổi thiếu nhi, trong đó có hàng trăm ca khúc được xuất bản, đăng báo, giới thiệu trên sóng phát thanh, vô truyến truyền hình, in đĩa, thu băng, biểu diễn trên sân khấu, đưa vào sách giáo khoa Âm nhạc ở trường phổ thông, … Âm nhạc viết cho thiếu nhi của Hoàng Long- Hoàng Lân trong sáng, hồn nhiên, dễ thuộc, được thiếu nhi yêu thích.

"Em yêu trường em, với bao bạn thân, và cô giáo hiền như yêu quê hương, cắp sách đến trường trong muôn vàn yêu thương. Nào bàn nào ghế, nào sách nào vở Nào mực nào bút, nào phấn nào bảng, cả tiếng chim vui, trên cành cây cao, cả lá cờ sao trong nắng thu vàng. Yêu sao yêu thế trường của chúng em."

Bài hát do nhạc sĩ Hoàng Vân sáng tác. Hoàng Vân [tên khai sinh: Lê Văn Ngọ, sinh 24 tháng 7 năm 1930] là một nhạc sĩ nhạc đỏ Việt Nam, người được coi là có nhiều nhất sáng tác về các ngành và các bài hát của ông đều trở thành bài truyền thống.

Ông nổi tiếng với hàng loạt ca khúc như "Bài ca xây dựng", "Hò kéo pháo", "Người chiến sĩ ấy", "Quảng Bình quê ta ơi", "Tôi là người thợ lò",... Ông còn có bút danh là Y - Na [tức "Yêu Ngọc Anh" - Ngọc Anh là người bạn đời của ông]. Bài hát em yêu trường em là ca khúc sáng tác cho các em thiếu nhi khi bắt đầu đi học. Lời bài hát trong sáng với giai điệu vui tươi được các em thiếu nhi rất yêu thích cho đến tận ngày nay.

Bài hát Em yêu trường em

Nhạc sĩ Phong Nhã qua đời sáng 28/3 tại nhà riêng ở Hà Nội, thọ 96 tuổi. Ông bắt đầu sáng tác nhạc thiếu nhi từ khoảng năm 1945, có khoảng 250 tác phẩm dành cho trẻ em. Nhiều ca khúc của ông gắn liền với tuổi thơ của người Việt.

Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng

Phong Nhã lần đầu nhìn thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh khiđược giao nhiệm vụ dắt các em thiếu nhi tham gia cuộc mít tinh tại Quảng trường Ba Đình, nghe đọc Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945. Hình ảnh Hồ Chủ tịchvẫy tay với các cháu gây ấn tượng trong lòng tác giả. Đếncuối năm 1945, trên quãng đường vài km từ Cung Thiếu nhi Hà Nội ở phố Lý Thái Tổ về nhà riêng ở Hồ Xuân Hương, ông sáng tác ca khúc. Khi ấy Phong Nhã còn là quản ca kiêm phụ trách nghi thức đội, chưa phải là nhạc sĩ chuyên nghiệp.

Trong ngày sinh nhậtChủ tịch Hồ Chí Minh năm 1946, nhóm thiếu niên, nhi đồng biểu diễn bài hát tại Phủ Chủ tịch.Năm 2015, ca sĩ Minh Quân thực hiện MV với sự tham gia của hơn 1.500 người, bao gồmthanh,thiếu niên và nhi đồng khắp các tỉnh thành cùng nhiều nghệ sĩ.

Nhanh bước nhanh nhi đồng

Nhanh bước nhanh nhi đồng ra đời năm 1944, là sáng tác đầu tay của nhạc sĩ Phong Nhã. Khi ấy, ông 20 tuổi, về xã Hoàng Đông, Duy Tiên, Hà Nam xây dựng phong trào thiếu nhi. Phong Nhãmong muốn có một bài háttươi vui, giục giã thế hệ măng non tiến bước. Ca khúcsau đó được các em nhỏ trong vùng thể hiện. Bản gốc ban đầu không có các cụm từ như "theo cờ đỏ sao vàng", "nhớ ơn Bác Hồ", "lao động vinh quang"... Phần lời này được bổ sung vào khi tác phẩm được chọn là bài ca của Đội Nhi đồng Hồ Chí Minh.

Kim Đồng

Kim Đồngsáng tác năm 1945, trong những ngày Phong Nhã mang sáo và câyviolin của nhạc sĩ Duy Du hoạt động trong Đội nhạc miền Bắc của trường Mạc Đĩnh Chi ở Yên Phụ, Hà Nội. Qua tác phẩm của Tô Hoài và nhiều tài liệu khác, ông kính mếnKim Đồng - đội trưởng đầu tiên của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh -dũng cảm hy sinh vì dân tộc, nên viết ca khúc tưởng nhớ.

Cùng nhau ta đi lên

Cùng nhau ta đi lên sáng tác năm 1950, khi Trung ương Đoàn cử Phong Nhã đến đơn vị thiếu sinh quân ở Bắc Kạn, dạy thêm cho các em thiếu nhi. Sau khi ông trở về thủ đô, Ban Thanh vận Trung ương đã duyệt, lấy bài hátlàm Đội ca.

Đội ta lớn lên cùng đất nước

Hành khúc tươi vui này gắn liền với nhiều thế hệ thiếu niên Việt Nam. Tác phẩmvào"Top 50 bài hát thiếu nhi của Việt Nam hay nhất thế kỉ 20" do báo Thiếu niên Tiền phong tổ chức năm 2000.

Hành khúc độiThiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh [Đi ta đi lên]

Ngày 30/1/1970, Đội Thiếu niên Tiền phong Việt Nam được đổi tênthành Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Hình ảnhcác em thiếu niên diễu hành với tấm ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minhkhiến Phong Nhã xúc động và viết tác phẩm Đi ta đi lên.

Bác sống đời đời

Ca khúcra đời năm 1969, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời. Bài hát là một trong ba tác phẩm Phong Nhã viết vềlãnh tụ, được thiếu nhi và nhiều thế hệ người Việt Nam yêu mến.

Bài ca sum họp

Sau chiến thắng mùa xuân 1975, Phong Nhã liên tiếpcho ra đời ba tác phẩmCảm ơn bầu bạn bốn phương, Tây Nguyên chiến thắng và Bài ca sum họp. Trong đó, Bài ca sum họp phổ biến nhất thời bấy giờ.

Đội em làm kế hoạch nhỏ

Phong Nhã sáng tác ca khúc cổ vũ phong trào kế hoạch nhỏ của thiếu nhi cả nước năm 1977. Tác phẩm được yêu mến và trở nên phổ biến với âm nhạc rộn ràng, lời ca vui tươi.

Hiểu Nhân [video: Youtube]

Bào Ngư, Xuân Mai từng là tuổi thơ của nhiều thế hệ trẻ em Việt Nam qua các bài hát thiếu nhi

1. Cháu yêu bà

Đây được xem là một trong những ca khúc bất hủ của trẻ em Việt Nam khi bất kỳ trẻ em nào cũng từng nghe qua hoặc thuộc lòng. Cháu yêu bà do nhạc sĩ Xuân Giao sáng tác. 

Ca khúc có giai điệu dễ thương, đơn giản và gần gũi. Ca từ ý nghĩa, dễ thuộc. Ca khúc thường được các phụ huynh dạy cho các bé học nói, học hát, trên hết là cách thể hiện tình cảm đối với ông bà.

Ca khúc 'Cháu yêu bà' do bé Xuân Mai thể hiện - Nguồn: Kênh Thiếu Nhi - BHMEDIA

2. Em là hoa hồng nhỏ

Em là hoa hồng nhỏ do cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sáng tác, có giai điệu nhẹ nhàng, hồn nhiên, tươi vui và trong sáng.

Em là hoa hồng nhỏ như đưa người nghe đến với một thế giới đầy sắc màu. Ở đó, có trang sách hồng, có những vần thơ và những bông hồng nhỏ. Ca khúc này được hát vang trong mỗi dịp Quốc tế thiếu nhi hay trong các hội diễn, hội thi âm nhạc. 

Ca khúc 'Em là hoa hồng nhỏ' do bé Xuân Mai thể hiện - Nguồn: Kênh Thiếu Nhi - BHMEDIA

3. Cả nhà thương nhau

Cả nhà thương nhau do nhạc sĩ Phan Văn Minh sáng tác vào năm 1988. Đây là một trong những ca khúc nổi tiếng xoay quanh tình cảm gia đình.

Ca khúc chỉ có 4 câu ngắn gọn, cũng có giai điệu vui tươi, ca từ giản dị nhưng chứa đựng tình cảm thiêng liêng của cha mẹ dành cho con cái và sự quý mến của con dành cho bậc sinh thành.  

Nhạc sĩ Phan Văn Minh sáng tác ca khúc này trong vòng 15 phút, dành tặng vợ con sau chuyến công tác ở miền núi xa xôi. 

Ca khúc 'Cả nhà thương nhau' qua tiếng hát bé Bào Như - Nguồn: Bào Ngư

4. Cho con

Cho con do nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu phổ nhạc từ bài thơ cùng tên của nhà thơ Tuấn Dũng. Đây là ca khúc gắn liền với tuổi thơ của nhiều người.

Ca khúc có giai điệu sâu lắng, đầy xúc động, thể hiện tình cảm của cha mẹ dành cho con cái. Cha mẹ sẽ làm tất cả vì con thân yêu.  

Đến thời điểm này, ca khúc Cho con mãi trong tim hàng triệu khán giả yêu nhạc. 

Xuân Mai thể hiện ca khúc 'Cho con' - Nguồn: Nhạc Cho Bé Yêu - Nhạc thiếu nhi

5. Ba ngọn nến lung linh

Ba ngọn nến lung linh do nhạc sĩ Ngọc Lễ sáng tác trong một hoàn cảnh đặc biệt. Đó là trong lần vợ ông là ca sĩ Phương Thảo thắp 3 ngọn nến để cầu nguyện sẽ sinh được con gái, ông đã tức cảnh sinh tình sáng tác bài hát này.

Ca khúc này truyền tải thông điệp về một gia đình hạnh phúc, ấm áp, các thành viên trong gia đình mãi bên nhau, yêu thương nhau. Ca khúc còn gắn liền với tên tuổi Ngọc Lễ, Phương Thảo và được khán giả yêu thích qua giọng hát của gia đình này thể hiện. 

Ca khúc 'Ba ngọn nến lung linh' do Phương Thảo, Ngọc Lễ và bé Na thể hiện - Nguồn: Phuong Thao & Ngoc Le

6. Ngày đầu tiên đi học

Ngày đầu tiên đi học là một sáng tác của nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện, dựa trên bài thơ cùng tên của nhà thơ Viễn Phương. Ca khúc với ca từ gần gũi, thể hiện sự bỡ ngỡ, hồi hộp, lo lắng... đan xen niềm háo hức của các em nhỏ trong ngày đầu tiên đến lớp. 

Ca khúc này quá đỗi quen thuộc với các thế hệ trẻ em vì giai điệu nhẹ nhàng, thể hiện hình ảnh rất đời thường, các em nhỏ luôn thấy mình trong đó. 

Mỗi khi bắt gặp ca khúc này, người nghe không khỏi bồi hồi nhớ về ngày thơ dại, thời cắp sách tới trường khi ta còn bé.

Ca khúc 'Ngày đầu tiên đi học' qua tiếng hát bé Minh Vy - Nguồn: Namviet Kids Music

7. Đi học

Đi học là bài hát được nhiều trẻ em Việt Nam biết đến. Ca khúc do cố nhạc sĩ Bùi Đình Thảo phổ nhạc dựa trên ý thơ của cố nhà thơ Hoàng Minh Chính. Ca khúc ra đời cách đây 45 năm. 

Khác với tâm trạng của Ngày đầu tiên đi học, ca khúc này thể hiện niềm hân hoan của trẻ con mỗi khi tựu trường.

Ca khúc Đi học ngập tràn tình mẫu tử, tình cảm thầy cô bạn bè… 

Ca khúc 'Đi học' do bé Nhật Lan Vy thế hiện - Nguồn: POPS Kids Music

8. Trái đất này là của chúng mình

Trái đất này là của chúng mình do nhạc sĩ Trương Quang Lục phổ nhạc từ thơ Định Hải. Ca khúc có ca từ giản dị, gần gũi và vui nhộn, gắn liền với tuổi thơ của nhiều người. 

Ca khúc khéo léo nhắc biểu tượng của hòa bình trong mắt trẻ thơ như chim bồ câu, chim hải âu, bầu trời xanh... Qua đó, cầu mong thế giới luôn hòa bình, hạnh phúc và khẳng định "hành tinh này là của chúng ta". 

Ca khúc 'Trái đất này là của chúng mình' qua tiếng hát bé Bảo An và Phi Long - Nguồn: Ruby Bảo An

Chuyển ngữ ca khúc 'Trái đất này là của chúng mình' nhân Ngày quốc tế thiếu nhi

Ca khúc song ngữ 'Trái đất này là của chúng mình' qua tiếng hát Nguyệt Ca - Nguồn: BSK

Nhân Ngày quốc tế thiếu nhi 1-6, dự án Nhạc thiếu nhi song ngữ [BSK] ra mắt ca khúc Trái đất này là của chúng mình, do nhạc sĩ Trương Quang Lục phổ thơ Định Hải.

Ca khúc này được Vũ Chung và Đinh Thu Hồng dịch tiếng Anh, thể hiện qua tiếng hát Nguyệt Ca.

Trái đất này là của chúng mình là một ca khúc quen thuộc của thiếu nhi Việt Nam, từng đoạt giải ca khúc xuất sắc của UNICEF.

Thông qua dự án Nhạc thiếu nhi song ngữ, ca khúc quen thuộc này được phối mới theo lối acoustic, qua tiếng đàn guitar ấm áp của nghệ sĩ Thiện Bass và tiếng hát gần gũi của Nguyệt Ca.

Chị Nguyệt Ca cho biết bản tiếng Anh được dịch sát với lời gốc tiếng Việt nhất nhưng vẫn thể hiện được sự truyền cảm và bay bổng. Lời bài hát vẫn làm nổi bật hình ảnh trái đất hòa bình, an yên.

Nhạc thiếu nhi song ngữ là dự án phi lợi nhuận, khởi nguồn ý tưởng từ Nguyệt Ca, giáo viên dạy tiếng Anh ở Hà Nội.

HOÀI PHƯƠNG

Video liên quan

Chủ Đề