Ca sĩ hàn hát nhép là ai?

Hàn Quốc thừa nhận ca sĩ K-Pop hát nhép

Chia sẻ

Đài MBC truyền hình Hàn Quốc vừa đưa ra lệnh cấm ca sĩ hát nhép vì tình trạng này đang làm xấu cả mảng nhạc K-Pop.

Đài MBC ra lệnh cấm ca sĩ khi lên truyền hình không được hát nhép, hay còn gọi là lip-sync. Kênh truyền hình lớn này của Hàn Quốc không cho phép các ca sĩ bước lên sân khấu chỉ nhảy vũ đạo và mấp máy môi theo bản thu âm trước. Trong đó phân chia rõ làm hai loại: bản MR [Music recorded] – phần ghi nhạc nền với bản AR [All recorded] – thu âm cả phần nhạc đệm và tiếng hát.

Người chịu trách nhiệm sản xuất [CP] Park Hyun Seok của chương trình âm nhạc uy tín tại Hàn Show Music Core trả lời tờ nhật báo vào ngày 1/7: “Trên sân khấu, họ không hát thì không có tư cách cơ bản của một người ca sĩ. Chúng tôi sẽ kiểm tra kỹ lưỡng những bản thu âm trước do các công ty giải trí gửi tới và loại thẳng tay ca sĩ chỉ biết mấp máy môi theo nhạc”.

Chương trình âm nhạc Show Music Core của đài MBC [Hàn Quốc] ra lệnh cấm hát nhép

Thông qua lệnh cấm hát nhép này, đài truyền hình MBC Hàn Quốc ngầm thừa nhận hiện trạng ca sĩ lip-sync đang tồn tại trên sân khấu K-Pop.

Truyền thông Hàn Quốc nhận xét, phần lớn các nhóm nhạc thần tượng Hàn đều có khả năng tạo cơn sốt trong làn sóng văn hóa Hàn và lợi thế của họ là những màn trình diễn sôi động. Vì vậy có khá nhiều trường hợp họ phải tìm cách điều hòa giữa vũ đạo và giọng hát trên sân khấu hát live. Tình trạng này ngày càng phổ biến hóa cũng đồng nghĩa với việc nhu cầu chuẩn bị những bản thu âm trước ngày càng tăng. Trên thực tế, việc này gần giống như bật cho khán giả nghe một bản thu hoàn chỉnh bao gồm cả phần hát.

Một số nhóm nhạc thần tượng K-Pop chỉ chú trọng trình diễn vũ đạo trên sân khấu live [Ảnh minh họa]

Dẫn lời nhà sản xuất Park Hyun Seok cho biết: “Trong các ca sĩ thần tượng đứng trên sân khấu, những trường hợp hát lipsyn chiếm không quá 10 đến 20 %. Tuy nhiên, vì bật bản thu âm riêng, độc lập với phần hát live nên công chúng nghĩ rằng các ca sĩ đang hát trực tiếp. Đó là việc làm đánh lừa công chúng”.

Quyết định ra lệnh cấm hát nhép của đài MBC sẽ có tác động mạnh mẽ tới việc tạo động lực để nền âm nhạc K-Pop được mở rộng hơn và thừa nhận trên trường quốc tế.

Báo chí Hàn cũng nhận định, trên sân khấu nước ngoài rất nghiêm khắc với việc hát lip-sync trên sân khấu live. Việc các ca sĩ K-Pop mải mê trình diễn và phụ thuộc vào bản nhạc thu âm trước đã từng bị chỉ trích và điều đó khiến cho sự nổi tiếng kiểu bong bóng xà phòng càng có nguy cơ phát triển mạnh. Ảnh hưởng của các ca sĩ K-Pop càng lớn thì tiêu chuẩn đánh giá họ càng khắt khe.

Vì vậy, đài MBC đã phân tích và đề ra chiến lược tạo sự khác biệt hóa trên âm nhạc truyền hình. Dư luận nước Hàn tỏ ra ủng hộ quyết định của đài MBC. Các nhà đài khác cũng đang đề ra các chiến lược cụ thể để “thanh lọc” nền âm nhạc Hàn. Muốn tồn tại được trong dòng chảy đó, các nhóm nhạc thần tượng cần phải chú trọng đến chất lượng thanh nhạc chứ không phải chỉ chuyên tâm tới phần trình diễn.

Ca sĩ chỉ biết mấp máy môi trên sân khấu live sẽ không được biểu diễn trên Show Music Core

Nhà sản xuất Park Hyun Seok nói thêm: “Thời gian gần đây, việc “nghe âm nhạc” đang nhận được quan tâm lớn. Nó phản ánh tình trạng những ca sĩ hát tốt vẫn cứ hát và những người không hát thì cứ tiếp tục không hát. Ngay cả nhóm nhạc có phần vũ đạo phát triển mạnh thì họ với tư cách là ca sĩ cũng phải thỏa mãn được công chúng bằng cách trực tiếp hát hoặc là đọc rap”.

Qua việc "thanh lọc" K-Pop, truyền thông Hàn Quốc cũng đã tự thừa nhận hiện tượng ca sĩ hát nhép đang trở thành hiện tượng "con sâu làm rầu nồi canh" đối với nền âm nhạc Hàn.

Hát nhép là vấn nạn trong Kpop xưa nay nhưng chưa bao giờ các idol tự tin nhép trong mọi trường hợp như hiện nay. Thần tượng Kpop bị coi là máy nhảy, là vũ công hơn là một ca sĩ đích thực. Dường như những nhóm nhạc thế hệ mới quên mất họ đang là nghệ sĩ, kiếm tiền bằng giọng hát mà chuộng những cách thức an toàn, ''ăn nhanh'' khi biểu diễn trên sân khấu.

Trong một show debut kéo dài một giờ đồng hồ, tân binh mới nổi IZONE hồn nhiên hát nhép tất cả ca khúc. Sự việc gây bức xúc đến mức một nhà báo đăng bài với dòng tít "nhóm nhép toàn dân", "nhìn giống nhóm nhảy hơn một nhóm nhạc', IZONE biểu diễn trước 3000 khán giả chỉ bằng việc nhảy và mấp máy môi sao cho đúng lời. 

IZONE gây thất vọng vì hát nhép.

Twice là nhóm nhạc nữ dẫn đầu thế hệ thứ ba ở mức độ nổi tiếng, thành tích nhạc số và album luôn đứng đầu. Tuy nhiên, nhóm cũng đứng đầu một bảng xếp hạng không đáng tự hào "Nhóm nhạc hát nhép nhiều nhất". Việc "gà' nhà JYP bị bóc phốt lipsync ngay trên sân khấu không còn là vấn đề mới lạ. Twice hát nhép lộ liễu từ các show âm nhạc cuối tuần, lễ trao giải cuối năm, concert. Công chúng dường như đã quá quen với việc này nên mỗi khi có thông tin về việc hát hò của Twice, netizen là mặc định là nhóm đang lipsync. Điều đáng nói là vũ đạo của Twice không hề khó, có phần đơn giản như bài nhảy của ''học sinh tiểu học'' nhưng họ vẫn hát nhép.

Những nghệ sĩ trốn sau 'đĩa hát': Thực trạng đáng buồn ở Kpop

Twice lộ việc hát nhép trên sân khấu.

Mỗi lần các thành viên Twice ''lỡ'' khoe giọng hát thật đều khiến netizen choáng váng vì quá tệ. Na Yeon là giọng ca chính nhưng cũng bị chê hết lời. Nhiều ý kiến cho rằng giọng của nữ ca sĩ chỉ bằng khả năng của người hát phụ trong girlgroup khác. Momo cũng bị chê hát lạc tông, chất giọng nhão, phát âm không chuẩn khi chỉ hát live một câu trong buổi phỏng vấn. Twice đã debut 3 năm, giành đủ mọi thành công nhưng chưa bao giờ được công nhận là một nghệ sĩ tài năng.

Red Velvet cũng nhiều lần bị ''ném đá'' vì lộ chuyện hát nhép. Trên một sân khấu, ca khúc Power Up vang lên nhưng chỉ có Wendy và Seul Gi hát, 3 thành viên còn lại dường như chỉ mấp máy môi. Netizen vô cùng tức giận chỉ trích sự bất tài, lừa dối khán giả của nhóm nhạc nhà SM.

Red Velvet cũng lộ chuyện hát theo đĩa ở show cuối tuần.

Năm 2015, Eun Ha [G-Friend] bị một phen bẽ bàng khi quên phân đoạn của mình, làm lộ việc hát nhép ngay trên sóng. Khoảnh khắc đã trở thành ví dụ kinh điển cho những màn lipsync siêu "fail" trong lịch sử Kpop. Việc khiến Eun Ha bị chỉ trích nặng nề nhất là nhóm chỉ việc đứng hát, không vũ đạo nhưng vẫn lười biếng đến mức lipsync.

Những sân khấu công khai hát nhép gây ngán ngẩm

Những idol bẽ mặt vì bị bắt gặp hát nhép.

Ngày nay, thời gian thực tập ở các công ty quản lý ngắn hơn, các show sống còn liên tục ra mắt làm thay đổi quá trình đào tạo một idol. Ngoại hình luôn là yếu tố được đặt lên hàng đầu. Các fan, khán giả có quyền lực quan trong việc chọn ra ai là người được ra mắt. Có một thực tế rằng những thực tập sinh xinh đẹp, được phía nhà đài ưu ái thì được lên sóng nhiều hơn, sở hữu lượng fan khủng dù cho tài năng hạn chế. Kết quả từ Sixteen, Produce 48 cho thấy những giọng ca hàng đầu luôn chật vật tìm cách tồn tại, những visual thì chắc suất debut. Một thế hệ idol được lựa chọn như vậy khó có giọng hát nổi trội, được đào tạo trong nhiều năm như thế hệ tiền bối.

Hệ thống âm thanh tệ hoặc những sự kiện ngoài trời đôi khi cũng là lý do ngăn cản các idol hát. Các nhà sản xuất, đạo diễn chuộng việc để idol hát nhép hơn là hát live trên sân khấu. Đôi khi nghệ sĩ bắt buộc phải lipsync do yêu cầu từ phía người tổ chức. Đối với các sự kiện quảng cáo, biểu diễn một hai bài thì việc bật đĩa sẽ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí. Với các sự kiện lớn cuối năm, nhiều nghệ sĩ cũng lựa chọn việc lipsync vì không yên tâm vào hệ thống âm thanh ở các sân khấu ngoài trời.

Có một nghịch lý rằng những nhóm nhạc thường xuyên hát nhép lại sở hữu fandom hùng hậu - những người sẵn sàng bảo vệ idol dù điều đó là vô lý. Twice đã hát 3 năm nhưng vẫn ngày càng nổi tiếng, lượng album tiêu thụ khủng. IZONE lipsync cả show thì vẫn có lượng fan trung thành sẵn sàng bảo vệ, phản pháo lại những comment chỉ trích.

Những lý do muôn thủa là ''idol nhà chúng ta đã cố gắng", "antifan chỉ là đang bới móc", "hát nhép thì làm sao, mình biết idol hát hay là được"... Dường như tài năng của các thần tượng chỉ có mỗi fan biết, họ mặc định không cần phô diễn trước công chúng vì lúc nào cũng có fandom mù quáng tin tưởng, bảo vệ bất chấp bằng chứng rõ ràng. Trong concert mới của Twice, Momo hát live một câu ngắn, không đặc biệt xuất sắc hay lên nốt cao cũng được khán giả vỗ tay ầm ầm. Liệu người xem đang cổ vũ cho việc một ca sĩ chứng tỏ mình biết hát?

Giọng hát như trẻ con của Momo.

Các thần tượng dường như chẳng còn sợ hãi việc bị tố hát nhép. Đơn giản vì fan không bỏ đi, họ vẫn nổi tiếng, vẫn kiếm tiền và chả cần chứng tỏ tài năng với ai.

Thế giới thần tượng có rất nhiều nghệ sĩ và không phải ai cũng ủng hộ việc lipsync, từ bỏ hát thật trên sân khấu. Tae Yeon nổi tiếng với việc ''nuốt đĩa''. Khi gặp sự cố tai nghe trên sân khấu cuối năm, nữ ca sĩ vẫn hoàn thành màn biểu diễn nhưng sau đó bực bội vì tình huống không hoàn hảo. Tae Yeon coi trọng các concert hơn là việc đuổi theo những số liệu trên bảng xếp hạng nhạc số.

Gần đây, trưởng nhóm SNSD bật khóc khi bị ốm, không thể hát tốt như mong đợi ở concert. Cô nàng liên tục xin lỗi, thất vọng với bản thân vì không thể làm tốt hơn lúc luyện tập. Là một ca sĩ, Tae Yeon coi trọng việc thể hiện giọng hát, truyền tải cảm xúc một cách thật nhất đến khán giả.

Khả năng nuốt đĩa của Tae Yeon.

BTS cũng là một nhóm nhạc nổi tiếng với các mà trình diễn live, mỗi lần bị buộc hát nhép là họ mắc lỗi. Trong sự kiện trao giải cuối năm 2017, Suga đã có hành động phản bác lại những ý kiến cho rằng anh lipsync. Khi đang rap, nam ca sĩ bất ngờ dừng lại, chứng minh mức độ ''thật'' của giọng hát, không cần bật đĩa. Chỉ bằng một hành động nhỏ, nam ca sĩ đã đánh bay mọi nghi ngờ.

Video liên quan

Chủ Đề