Ca sĩ nhật hát nhạc trịnh là ai?

Ngày mất Trịnh Công Sơn 1/4 năm nay không có nhiều hoạt động được tổ chức. Do ảnh hưởng của dịch bệnh và thực hiện quy định về việc cách ly xã hội, không có đêm nhạc hay chương trình tri ân nào diễn ra.

Song, không vì vậy mà tình yêu của người mộ điệu dành cho nhạc Trịnh giảm đi. Trên mạng xã hội, những ca khúc của Trịnh Công Sơn vẫn được chia sẻ. Sáng nay, nữ ca sĩ Hồng Nhung livestream trên trang cá nhân, hát ca khúc Thuở bống là người để tưởng nhớ người nhạc sĩ quá cố và dành tặng khán giả.

Khánh Ly và Hồng Nhung trong một đêm nhạc ở Hà Nội.

Người hát nhạc Trịnh hay nhất?

10 năm cuối đời nhạc sĩ Trịnh Công Sơn gắn bó với giọng hát của Hồng Nhung. PGS.TS Nghệ thuật học Nguyễn Thị Minh Thái cho rằng diva Hà Nội đã mang “dương tính” vào nhạc Trịnh. Trong khi Trịnh Công Sơn thành thật, Hồng Nhung là người gần gũi quá, “không biết gọi là ai”.

Trong một cuộc trò chuyện với Zing, Hồng Nhung chia sẻ rằng cô hát nhạc Trịnh năm 21 tuổi và thời điểm đó phải đón nhận nhiều ý kiến trái chiều.

“Sau đó, chính anh Trịnh Công Sơn đã lên tiếng trả lời rằng: Hồng Nhung hát nhạc của tôi, có người thích, có người không, nhưng tôi thích, vì tôi có một chỗ đứng ở hiện tại chứ không phải kẻ nhắc tuồng của quá khứ”, diva nhớ lại.

Hồng Nhung trở thành một trong những bóng hồng trong âm nhạc của Trịnh Công Sơn. Cố nhạc sĩ đã viết tặng giọng ca Hà Nội ba ca khúc gắn liền với biệt danh “Bống” của cô là Bống bồng ơi, Bống không là bống và Thuở bống là người. Ba ca khúc tạo nên một câu chuyện cổ tích về Bống. Trong đó, Thuở bống là người được đánh giá là ca khúc buồn nhất.

“Câu chuyện cổ tích với ba đoạn: đoạn đầu Bống là cá, sau Bống lên trên cuộc đời để làm cô gái, và cuối cùng Bống lại trở về làm cá. Trong đó, có lẽ Thuở Bống là người là bài hát buồn nhất về câu chuyện cổ tích Bống bồng ơi này, bởi vì khi nhảy lên bờ đi chơi phố, em tìm tình trong nắng lại gặp cơn mưa tìm tình giữa chợ tình đi mất rồi, nên cuối cùng không tìm thấy tình yêu trong cuộc đời này, em sẽ trở về hồ để lại làm cá Bống”, nữ ca sĩ chia sẻ.

Ngoài ba ca khúc mang tính “độc quyền” trên, Hồng Nhung còn thể hiện thành công nhiều sáng tác của Trịnh Công Sơn. Đóa hoa vô thường hay Ru em từng ngón xuân nồng là những dẫn chứng điển hình. Trong đó, độ ngân vang của chữ “ai” trong câu hát cuối cùng Ru em từng ngón xuân nồng thậm chí trở thành lối xử lý kinh điển, khuôn thước cho các ca sĩ trẻ sau này.

Tuy được công nhận ở lãnh địa của nhạc Trịnh, nhưng theo Hồng Nhung, để xếp ở vị trí độc nhất vô nhị, người đó phải là Khánh Ly.

“Khánh Ly là chỗ đứng độc nhất vô nhị, không chỉ có giọng hát mà còn là tri thức lớn. Nhạc Trịnh, nốt nhạc đơn giản, nhưng để nâng được lên cần phải có nền móng văn hóa rất lớn. Chị Khánh Ly là người làm được như thế”, nữ ca sĩ nói.

Khánh Ly là người được vị nhạc sĩ tài hoa xứ Huế chọn hát nhạc của mình, và sau đó, bà tự nguyện đi theo Trịnh Công Sơn. Khánh Ly vẫn bảo thuở gặp ông, bà không biết một nốt nhạc nào cả, hát thì cũng chỉ tàm tạm.

“Ông Sơn là thầy dạy hát của tôi, mà cũng chẳng phải dạy cao siêu gì đâu. Ông ấy hát mẫu 2-3 lần, rồi cứ thế tôi hát theo, ông Sơn bảo được là được. Sau này có người tìm hiểu nhạc Trịnh Công Sơn, bảo tôi hát sai nhạc của ông ấy. Thế nhưng, tôi đã sai suốt 50 năm qua rồi và may mắn được mọi người đón nhận”, danh ca bộc bạch.

Giọng ca Cát bụi nhiều lần khẳng định rằng bà thành danh nhờ nhạc Trịnh, thậm chí cũng nhờ những ca khúc của Trịnh Công Sơn mà bà nuôi được các con của mình.

Khánh Ly cũng đã gắn bó với nhạc Trịnh suốt cả cuộc đời. Danh ca đã hát nhạc Trịnh cả khi thăng hoa nhất, lẫn khi khó khăn nhất, từ chiến tranh đến hòa bình. Bà là người hết lòng trong việc giữ gìn gia tài âm nhạc của Trịnh. Tiếng hát của Khánh Ly đã đi cùng nhạc Trịnh qua năm tháng, chinh phục nhiều thế hệ người mộ điệu.

Dù được nhiều người định danh là ca sĩ hát nhạc Trịnh thành công nhất, Khánh Ly đã hơn một lần chối từ. Bà cho rằng người hát nhạc Trịnh hay nhất phải là Trịnh Công Sơn. Ông cũng luôn là người đầu tiên hát những ca khúc của mình.

Hồng Nhung được nhận xét là người đã mang "dương tính" vào nhạc Trịnh.

Nhạc Trịnh của hôm nay

Kể từ khi nhạc sĩ Trịnh Công Sơn rời cõi tạm, gia tài âm nhạc của ông đến nay vẫn được Khánh Ly, Lệ Thu, Hồng Nhung, Quang Dũng… cùng nhiều thế hệ ca sĩ giữ gìn, tiếp nối.

Trong một lần về nước, Khánh Ly bày tỏ sự cảm ơn tới những giọng ca trẻ đã yêu thương âm nhạc của Trịnh Công Sơn và phát triển các sáng tác của ông. Bà cũng cho rằng không nên đặt quá nhiều khuôn thước cho người trẻ khi hát nhạc Trịnh.

Hồng Nhung chia sẻ sinh thời nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã nói: “Tác phẩm là đứa con tinh thần của tôi”, nghĩa là mọi tự tình đã được gửi vào bài hát.

“Nếu có hát sai vài nốt, tôi nghĩ cũng không quan trọng. 10 năm tôi đi cùng anh Trịnh Công Sơn, tôi thấy có ca sĩ nghiệp dư hát sai, anh vẫn trân trọng. Anh Sơn còn cảm động với việc họ đã hát”, diva cho hay.

Song, Hồng Nhung cũng công nhận hiện nay có một số ca sĩ hát nhạc Trịnh theo phong trào; hoặc cũng có trường hợp yêu mến nhạc Trịnh thực sự, nhưng vì còn trẻ nên chưa sâu sắc và có được triết lý sống. Có thể, đó là một lý do khiến một vài ca sĩ gây tranh cãi hoặc nhận ý kiến trái chiều khi làm mới âm nhạc Trịnh Công Sơn.

Giọng ca trẻ Hoàng Trang.

Năm 2019, rapper Hà Lê gây chú ý với Trịnh Contemporary. Đây là dự án làm mới nhạc Trịnh bằng cách sử dụng lối hòa âm, phối khí thời thượng. Các sản phẩm của Hà Lê được đánh giá là có yếu tố tìm tòi sáng tạo, nhưng đồng thời bị phản ứng vì thay đổi giai điệu vốn có của Trịnh.

Ngoài những ca sĩ đã có tiếng, một bộ phận nghệ sĩ kiểu "underground" cũng gắn bó với nhạc Trịnh và thể hiện theo cách riêng.

Trước mùa dịch, khi những quán cà phê vẫn sáng đèn mỗi tối cuối tuần, nhiều giọng ca trẻ chọn nhạc Trịnh để thể hiện. Bằng những cách khác nhau, ở những không gian khác nhau, nhạc Trịnh vẫn cất lên.

Một giọng ca mới đây đặc biệt gây chú ý là Hoàng Trang với ca khúc Ta đã thấy gì trong đêm nay. Cô gái sinh năm 1997, chỉ mới tốt nghiệp ngành ngôn ngữ Italy thuộc Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, nhưng sở hữu giọng hát được cho là phù hợp với nhạc Trịnh.

Hoàng Trang có những clip thu hút hàng triệu lượt xem và có thể sẽ là đại diện của thế hệ hát nhạc Trịnh tiếp theo.

Theo Tri thức trực tuyến

Nhạc Trịnh gắn với tên tuổi nhiều ca sĩ. Có nhiều ca sĩ hát nhạc Trịnh rất hay, cả trong nước, hải ngoại lẫn người nước ngoài.

Lâu lâu lại có một bạn đọc nói về nhạc của nhạc sĩ [cố nhạc sĩ] Trịnh Công Sơn. Rất cám ơn bạn. Nhưng có lẽ bạn hơi quá lời khi nói rằng: "Tôi đã đọc tất cả những gì các bạn nói về nhạc Trịnh và các ca sĩ hát nhạc Trịnh". Viết về nhạc Trịnh thì nhiều lắm, không biết bạn làm sao mà đọc hết được.

Đúng như bạn viết: "Chúng ta nên tự hào cho nền âm nhạc Việt Nam khi có một người nhạc sĩ tài hoa như Trịnh Công Sơn.", nhưng nền âm nhạc VN cũng còn có trước nhạc sĩ Trịnh Công Sơn rất nhiều tài hoa khác mà thế giới biết đến và rất đáng tự hào. Mặt khác, giữa nhạc Trịnh và nhạc của "Beethoven lại được chúng ta gọi là nhạc giao hưởng" - như bạn viết - lại là hai lĩnh vực hoàn toàn khác nhau, khó mà nói là một tầm cỡ. Nhạc Trịnh là do chúng ta đặt tên, còn nhạc Beethoven thì thế giới gọi là nhạc cổ điển chứ không chỉ là nhạc giao hưởng - dù rằng ông có đến 9 bản giao hưởng. Nhạc Trịnh là chúng ta biết với nhau, còn nhạc Beethoven là tài sản chung của nhân loại đã hình thành từ lâu. Yêu Trịnh đến mấy cũng nên nói đúng mức, đó mới chính là yêu Trịnh vậy.

Hát nhạc Trịnh Công Sơn thì quả thật chỉ có Trịnh Công Sơn hát hay nhất, không biết bạn đã nghe chưa, riêng tôi thì nghe rồi, không nhiều, nhưng trực tiếp nghe nhạc sĩ hát trong những không gian rất ấm cúng.

Tôi rất đồng ý với bạn rằng: "Hãy để cho lớp trẻ thưởng thức và thể hiện nhạc Trịnh theo cách của riêng mình". Chẳng phải chỉ một ca sĩ mà bạn nhắc tên, mà còn rất nhiều ca sĩ khác đã hát trước đó thành công hơn nhiều mà không nhất thiết theo kiểu kinh điển hát nhạc Trịnh của ca sĩ Khánh Ly [cho đến nay vẫn được coi là đúng chất nhất, được ưa chuộng nhất về hát nhạc Trịnh Công Sơn - kinh điển]. Về việc này, TS đã từng đăng một bài viết của tôi kể lại lời nhạc sĩ Trịnh Công Sơn về hát nhạc Trịnh, chắc bạn đã đọc qua bài viết này, đại ý lời của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là cái chính nhất là ca sĩ hát đúng với chính mình, dù nhạc của ai cũng thế.

Rất vui vì có thêm một bạn và một bài viết về nhạc Trịnh.

Kỷ niệm 10 năm nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ra đi, tối 18/3, cô Bống cùng đông đảo ca sĩ như Thanh Lam, Mỹ Linh, Quang Dũng, Đức Tuấn... góp mặt trong đêm diễn bày tỏ tình cảm và lòng thương nhớ người nhạc sĩ tài hoa. Trịnh Vĩnh Trinh, em gái ông cũng lên sân khấu tri ân khán giả bằng một ca khúc hát cùng các ca sĩ.

Hồng Nhung mở màn đêm nhạc bằng ca khúc "Cũng sẽ chìm trôi". Nữ diva có nhiều màn kết hợp diễn xuất ấn tượng và giàu cảm xúc cùng nhóm múa.
Giọng nồng nàn, da diết với nỗi nhớ đong đầy về người anh từng một thời gắn bó thân thiết của cô Bống khơi gợi niềm xúc động trong từng khán giả.
Khi hát "Thuở Bống là người", ca khúc do Trịnh Công Sơn viết riêng cho Hồng Nhung trong tiếng kèn saxo của Trần Mạnh Tuấn, diva không giấu được cảm xúc dâng tràn theo từng câu hát.
Mỹ Linh khoe giọng ca nồng nàn khi hát "Lời mẹ ru" và "Em hãy ngủ đi".
Thanh Lam "phiêu" cùng tay saxo Trần Mạnh Tuấn trong ca khúc "Vết lăn trầm".
Cẩm Vân hết mình khi thể hiện ca khúc đã gắn liền với tên tuổi của chị gần 15 năm "Xin mặt trời ngủ yên".
Nguyên Thảo bất ngờ trẻ trung, hồn nhiên khi thể hiện "Hai mươi mùa nắng hạ".
Quang Dũng với hai ca khúc "Biển nhớ" và "Một cõi đi về" được phối lại với tiết tấu thay đổi liên tục cũng tạo ấn tượng với nhiều khán giả.
Từ trái qua: Đức Tuấn, Anh Bằng và Quang Dũng hát tam ca ca khúc "Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui".
Em gái nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, chị Trịnh Vĩnh Trinh cũng lên sân khấu cất giọng thể hiện ca khúc "Tôi sẽ nhớ" để tri ân tất cả khán giả đã dành tình cảm cho cố nhạc sĩ.

Các ca sĩ cùng hòa giọng với chị Trịnh Vĩnh Trinh để khép lại đêm nhạc. Dù giá vé khá cao [1 triệu đến 3,5 triệu], đêm nhạc vẫn thu hút lượng khán giả rất đông ngồi chật kín khán phòng Nhà hát TP HCM. "Bóng núi" là đêm diễn đầu tiên trong chuỗi chương trình "10 năm nhớ Trịnh Công Sơn". Chương trình còn tiếp tục đến với khán giả Hà Nội tại Nhà hát Lớn Hà Nội vào tối 25/3.

[Theo: //ngoisao.net/tin-tuc/hau-truong/2011/03/hong-nhung-da-diet-nho-trinh-cong-son-164101/]


Sinh năm 1985, Kyo York đã từng học ở Đại học Marymount Manhattan, tốt nghiệp và làm việc tại Công ty Apple tại thành phố New York. Trong chuyến đào tạo kỹ năng giao tiếp trên tàu biển năm 2007 dành cho những sinh viên cuối khóa, Kyo đã đến Việt nam trên một chiếc tàu cập bến cảng Nhà Rồng tại thành phố Hồ Chí Minh. Đó là lần đầu tiên, Kyo biết Việt Nam. Tưởng chừng chỉ là một chuyến đi thoáng qua như biết bao nơi khác, thế như cái “duyên” của Kyo với Việt Nam xem chừng đã được định đoạt từ lâu. Hai năm sau, anh có dịp quay trở lại miền Tây để thực hiện một chương trình dạy anh văn, tại đây anh bắt đầu chú ý đến tiếng Việt và các ca khúc thuần Việt.

Sau vài lần thể hiện thử và được bạn bè nhiệt tình khuyến khích, Kyo ngày càng đầu tư, trau dồi. Anh tỏ ra rất khắt khe khi trình bày ca khúc Việt Nam, vì theo Kyo: “Phải tập thật kỹ để có phát âm chuẩn và phải hiểu được ý nghĩa của ca khúc đó. Vì ca khúc luôn thể hiện được một phần văn hóa sâu sắc của đất nước nên mặc dù điều này là khó khăn nhưng Kyo nghĩ nó thật thú vị, nhất là khi Kyo hiểu thêm về một văn hóa của một đất nước mà Kyo đang hòa nhập”. Và chỉ sau 1 năm miệt mài luyện tập, hiện Kyo đang là một ca sĩ chuyên nghiệp được yêu thích tại nhiều phòng trà nổi tiếng tại thành phố Hồ Chí Minh, và anh rất ưa chuộng những tình khúc nổi tiếng của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, Phạm Duy, Ngô Thụy Miên, Thanh Tùng, Phú Quang.


Chắc hẳn đến thời điểm này, cái tên Lee Kirby đã không còn quá lạ lẫm với những bạn trẻ hay “lướt mạng”. Nổi tiếng cách đây hơn một năm với đoạn video clip trình bày ca khúc “Diễm xưa” rất xúc động trên Youtube, Lee Kirby được người hâm mộ yêu mến vì tình cảm anh dành cho những ca khúc Việt, cho con người Việt và cho cả đất nước Việt Nam. “Chàng diễm xưa của xứ sở sương mù”, hay “anh chàng người Anh hát nhạc Việt” từ lâu rồi đã là những cái tên rất trìu mến mà mọi người dành cho anh.

Chuyện hát nhạc nước ngoài nhiều hay ít, hẳn nhiên không đáng lo, vì người Việt Nam cũng đã đến lúc cần hòa mình vào các thông điệp của thế giới, tuy nhiên nếu những giọng ca hay mà lại chỉ có thể hát được nhạc ngoại thì đó mới thật sự là vấn đề đáng suy ngẫm. Bên cạnh đó, những tài năng trẻ cũng cần học hỏi tinh thần của các “ông Tây” khi muốn thể hiện một bài hát không phải bằng tiếng mẹ đẻ, đừng quá dễ dãi với ý nghĩ: hát tiếng Anh cho sang, hay tỏ vẻ hợp thời. Nếu không có sự chuẩn bị đầu tư kỹ lưỡng, chưa nắm rõ thông điệp cũng nhưng phát âm thiếu chuẩn sát thì tất cả cũng chỉ là căn bệnh sính ngoại mà thôi, dù nhạc lý có vững đến đâu. Hãy tôn trọng văn hóa của bạn bè quốc tế như cách họ đã rất tôn trọng văn hóa Việt Nam thông qua âm nhạc.


Tính đến bây giờ, Lee đã hát khoảng gần 15 bài hát bằng tiếng Việt. Lee cho biết có những bài hát nghe một lần là anh thích ngay lập tức,như bài “Quê nhà”, có những bài anh phải nghe rất nhiều lần mới hiểu được hết, từ đó mới thích, như bài “Em ơi Hà Nội phố”. Khi thích một bài hát rồi, anh sẽ tìm hiểu thật kĩ ý nghĩa của bài hát ấy, từng câu từng chữ, để khi hát có thể bộc lộ được hết cảm xúc. Lee không giỏi nói tiếng Việt cho lắm, nhưng phát âm trong các bài hát của anh lại khá chuẩn, đó là kết quả của việc tập luyện. Lee cười: “Để đạt được đến mức độ ‘'Hát được’' một bài hát tiếng Việt, tôi có thể chỉ mất từ 5 đến 10 giờ đồng hồ. Nhưng để đạt đến mức độ “Hay và có cảm xúc”, thì phải mất đến hàng ngàn giờ tập mất".


Richard Fuller là người Mỹ, ông đến Việt Nam cuối những năm 1960. Hiện ông vẫn sống ở TP HCM và dạy Anh ngữ thương mại tại Trường Apollo. Năm 1970, Fuller gặp Trịnh Công Sơn ở Đà Lạt và từ đó cho đến ngày Trịnh Công Sơn mất, họ đã có một tình bạn hơn 30 năm. Thế nhưng, chưa lúc ông nào tự nhận mình là một người bạn thân của nhạc sĩ. "Anh Sơn bạn bè rất nhiều" - Fuller nói - "Nếu chỉ căn cứ vào thời gian quen biết để gọi là thân tình thì có thể nói ông là người thân của bất cứ ai yêu nhạc Trịnh trên thế giới này".


Không chỉ hát tiếng Việt, Richard Fuller còn yêu nhạc Trịnh đến mức dành hơn 20 năm dịch các ca khúc của người bạn quá cố sang tiếng Anh với hi vọng hàng triệu người trên khắp thế giới có thể hiểu và cảm nhận sâu sắc hơn về những tâm tư tình cảm của vị nhạc sĩ tài hoa, một tâm hồn đậm chất Việt Nam.


Cư dân mạng đã từng xôn xao trước clip “Cô hàng nước” của anh chàng có nick vsingleton trên Youtube. Anh bạn có khuôn mặt bầu bĩnh này sử dụng cây đàn Ukulele một cách khá thuần thục và biểu diễn bài hát “Cô hàng nước” bằng tiếng Việt rất nhuyễn.


Trong bài hát của tác giả Vũ Minh, dù có một số từ được anh phát âm chưa chuẩn lắm nhưng để thuộc một bài hát dài và có giai điệu đậm chất quan họ như "Cô hàng nước" quả là một điều không dễ, nhất là lại với người nước ngoài.

Điều đặc biệt nữa trong clip này là anh đã thể hiện một cách tự nhiên bài hát, tự đệm đàn cây đàn và thu âm từ bằng thiết bị kết nối với cái máy tính. Clip của anh đã nhận được sự tán thưởng của người nghe: “Quá là dễ thương”. Hay “Giọng quá chuẩn luôn, không xem clip mà chỉ nghe thì cứ ngỡ anh là người Việt”. Có bạn còn khẳng đinh “Đúng giọng Sài Gòn luôn!”. Và nhiều người cũng phải đặt câu hỏi: “Cái anh chàng này là ai vậy, hát dễ thương quá đi”. Mặc dù cho tới giờ danh tính của anh chàng có vsingleton này vẫn còn là điều bí ẩn, nhưng giọng hát của anh thì đã vươn xa.

Ngoài ra, trên mạng cũng còn rất nhiều Clip của các ca sĩ “tay ngang” ở mọi độ tuổi, trình bày đủ mọi thể loại, với độ thuần thục tiếng Việt cũng khác nhau, thế nhưng tất cả họ đều có cùng điểm chung là tình yêu với âm nhạc Việt Nam, và không hát nhép.

Có thể thấy, những bài hát Việt nói riêng và tiếng Việt nói chung luôn có một chỗ đứng đặc biệt trong lòng bạn bè quốc tế. Không chỉ có cách phát âm thú vị mà ngôn ngữ của chúng ta còn là cả một kho tàng phong phú về ngữ nghĩa mà người ngoại quốc luôn muốn tìm tòi, khám phá. Như những gì mà các “ông Tây” ở trên đã chia sẻ, để có thể hát được một ca khúc Việt Nam, họ đã dành thời gian cùng nhiều công sức rèn luyện, không chỉ để bản thân có thể hiểu rõ ca từ, thông điệp của bài hát, mà người trình bày còn muốn truyền tải tất cả điều đó đến với người nghe, vì âm nhạc là một phần quan trọng của văn hóa, như Kyo York đã nói. Với những tranh cãi đa chiều về việc hàng loạt tài năng trẻ đang ngày càng sử dụng nhiều ca khúc ngoại tại các sân chơi âm nhạc, có lẽ vấn đề nằm ở chổ họ đã thực sự cảm nhận được cái độc đáo của âm nhạc Việt Nam hay chưa? Và nếu chưa thì do đâu? Liệu có phải một phần trong các lý do là bởi ngay cả thế hệ đàn anh đàn chị cũng đang ngày càng thể hiện theo hướng nhạt dần, kém tìm tòi sáng tạo, loay hoay trong lối mòn, khiến các ca khúc Việt Nam thiếu đi sức thuyết phục với thế hệ trẻ.

 [Theo: //2sao.vn/p1001c1010n20120801092824027/nhung-guong-mat-tay-hat-nhac-viet-noi-tieng-nhat.vnn]

Sân khấu ca nhạc bắt đầu biết đến một cô gái có mái tóc dài ngôi giữa, giọng hát khàn khàn hát hệt Khánh Ly, hát nhạc Trịnh bằng tất cả tấm lòng. Có khán giả bảo rằng nghe cô hát như thấy người nhạc sĩ tài hoa ấy còn ở đâu đây.

Lô Thuỷ tâm sự: "Mỗi khi nghe nhạc của ông, em không thể cầm lòng được, phải hát để hòa lòng vào nỗi day dứt, khắc khoải của người nhạc sĩ".

Thích nhạc Trịng Công Sơn, nhạc nhẹ và cổ điển, Thuỷ từng hát Chiều một mình qua phố, Hạ trắng, Ru em từng ngón xuân nồng, Một cõi đi về… và có lẽ cô hợp với nhạc Trịnh hơn cả. Bởi vậy, ngay từ lần đầu tiên xuất hiện trong chương trình tưởng nhớ nhạc sĩ, Lô Thuỷ đã đem lại bất ngờ cho khán giả bởi giọng hát mộc mạc nhưng rất có hồn.

Có người nói rằng, giọng hát giống Khánh Ly đã dọn sẵn một con đường cho Thuỷ. Năm 12 tuổi, Thuỷ thi vào trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội. Đạo diễn Triệu Quang Dũng phát hiện ra giọng hát của Thuỷ và mời cô hát thường xuyên tại Hà Nội fashion Café. Là người Thái chính gốc nhưng chẳng thấy Thuỷ giống người dân tộc là mấy. Hiện đại và xinh xắn, chút gì vương lại ở Thuỷ là sự thô mộc đáng yêu. Có lẽ đó chính là vì cha mẹ cô rời quê hương Nghệ An lên Hà Nội đã lâu.

Sắp tới Lô Thuỷ sẽ ra mắt album đầu tay gồm những bài hát của Trịnh Công Sơn dù mới học năm thứ nhất Khoa Thanh nhạc Nhạc viện Hà Nội.

[Theo: //giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/gioi-sao/trong-nuoc/lo-thuy-mot-khanh-ly-hat-nhac-trinh-cong-son-1870484.html]

Cách làm tinh dầu gừng tuyệt đối an toàn

Những kiểu tóc bới dự tiệc đơn giản khiến bạn tiết kiệm thời gian mà vẫn đẹp

Những kiểu tóc đi dự tiệc không bao giờ lỗi mốt

Cách nhuộm tóc tự nhiên vừa an toàn lại tiết kiệm mà vẫn cực đẹp

Những kiểu tóc búi Hàn Quốc dễ thương giúp bạn đẹp hơn bao giờ hết

Cách làm tinh dầu cam an toàn

Những kiểu tóc búi cao dự tiệc giúp bạn nổi bần bật giữa đám đông

Cách làm tinh dầu hoa hồng an toàn, thoải mái dưỡng da

Cách bán hàng hiệu quả đạt doanh thu cao

Cách thắt nơ áo làm điệu cho trang phục của bạn

Cách bó hoa cưới giúp ngày đặc biệt càng thêm ý nghĩa

Cách thuyết phục khách hàng để việc kinh doanh luôn suôn sẻ

Các kiểu tóc búi dễ thương khiến bạn thêm xinh và nổi bật mọi lúc

Trang phục truyền thống của người Chăm

Trang phục truyền thống của người Mường

 [ST].

Video liên quan

Chủ Đề