Các cơ chế sáng tạo trong nghiên cứu khoa học giáo dục

1. Khoa học sáng tạo

Hoạt động sáng tạo gắn liền với lịch sử tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Từ việc tìm ra lửa, chế tạo công cụ bằng đá thô sơ... đến việc sử dụng năng lượng nguyên tử, chinh phục vũ trụ..., hoạt động sáng tạo của loài người không ngừng được thúc đẩy. Sáng tạo không thể tách rời khỏi tư duy - hoạt động bộ não của con người. Chính quá trình tư duy sáng tạo với chủ thể là con người đã tạo các giá trị vật chất, tinh thần, các thành tựu vĩ đại về mọi mặt trong cuộc sống và tạo ra nền văn minh nhân loại.

Ý định "khoa học hóa tư duy sáng tạo" có từ lâu. Nhà toán học Hy Lạp Pappos, sống vào thế kỷ III, gọi khoa học này là Ơristic [Heuristics]. Theo quan niệm lúc bấy giờ, Ơristic là khoa học về các phương pháp và quy tắc làm sáng chế, phát minh trong mọi lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, văn học, nghệ thuật, chính trị, triết học, toán, quân sự... Do cách tiếp cận quá chung và không có nhu cầu xã hội cấp bách, Ơristic bị quên lãng cho đến thời gian gần đây.

Cùng với cuộc cách mạng KHKT, số lượng bài toán phức tạp mà loài người cần giải quyết tăng nhanh, đồng thời yêu cầu thời gian phải giải được chúng rút ngắn lại. Trong khi đó không thể tăng mãi phương tiện và số lượng người tham gia giải bài toán. Thêm nữa, cho đến nay và trong tương lai khá xa sẽ không có công cụ nào thay thế được bộ óc tư duy sáng tạo. Ngưòi ta đã nhớ lại Ơristic và phát triển tiếp để tìm ra cách tổ chức hợp lý, nâng cao năng suất, hiệu quả quá trình tư duy sáng tạo - quá trình suy nghĩ giải quyết vấn đề và ra quyết định trong mọi lĩnh vực không riêng gì khoa học kỹ thuật.

Trên con đường phát triển và hoàn thiện, KHOA HỌC SÁNG TẠO [Heuristics, Creatology] tách ra thành một khoa học riêng, trong mối tương tác hữu cơ với các khoa học khác [có đối tượng nghiên cứu, hệ thống các khái niệm kiến thức riêng, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu riêng...]

Một số nước tiên tiến trên thế giới đã bắt đầu đào tạo cử nhân, thạc sỹ về chuyên ngành sáng tạo và đổi mới [BA, BS, MA, MS in Creativity and Innovation]. Ví dụ Trung tâm nghiên cứu sáng tạo [Center for Studies in Creativity] thuộc Đại học Buffalo bang New York [Mỹ] đến cuối năm 1994 đã đào tạo được 100 thạc sỹ.

MỤC ĐÍCH GIÁO DỤC TRẺ EM KHÔNG PHẢI LÀ THÔNG TIN VỀ NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA QUÁ KHỨ MÀ LÀ SÁNG TẠO NHỮNG GIÁ TRỊ MỚI CỦA TƯƠNG LAI- JOHN DEWEY -

2. Phương pháp luận Sáng tạo là gì?

Nói một cách ngắn gọn, "PHƯƠNG PHÁP LUẬN SÁNG TẠO" [Creativity Methodologies] là bộ môn khoa học có mục đích xây dựng và trang bị cho mọi người hệ thống các phương pháp, các kỹ năng thực hành tiên tiến về suy nghĩ để giải quyết vấn đề và ra quyết định một cách sáng tạo, về lâu dài, tiến tới điều khiển được tư duy.

"PHƯƠNG PHÁP LUẬN SÁNG TẠO" là phần ứng dụng của khoa học rộng lớn hơn, mới hình thành và phát triển trong thời gian gần đây : KHOA HỌC SÁNG TẠO [Creatology].

Theo các nhà nghiên cứu, khoa học này ứng với "làn sóng thứ tư" trong quá trình phát triển của loài người, sau nông nghiệp, công nghiệp và tin học. Làn sóng thứ tư ứng với Creatology [hay còn gọi là thời đại hậu tin học] chính là sự nhấn mạnh vai trò chủ thể tư duy sáng tạo của loài người trong thế kỷ XXI.

TRONG CON NGƯỜI VỐN CÓ NHỮNG NGUỒN SÁNG TẠO VÔ TẬN, NẾU KHÁC ĐI THÌ ĐÁ KHÔNG THÀNH NGƯỜI. CẦN PHẢI GIẢI PHÓNG VÀ KHƠI THÔNG CHÚNG. - A.N.TÔLXTÔI

Cập nhật lúc:02:43 CH @ 17/05/2014

Loading Preview

Sorry, preview is currently unavailable. You can download the paper by clicking the button above.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI BÀI TRÌNH GIÁOGIẢNG [Lưu hành nội bộ] PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC Dành cho sinh viên ĐH Giáo dục Mầm non TÁC GIẢ: LƯƠNG HỒNG VĂN Năm: 2016 MỤC LỤC CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KHOA HỌC VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 1.1 Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục…………………………….1 1.2 Hệ thống ba bậc của lý luận về phương pháp ........................................... 2 CHƯƠNG 2: KHOA HỌC VÀ PHÂN LOẠI KHOA HỌC 2.1 Khoa học và công nghệ ............................................................................. 5 2.2 Phân loại khoa học.....................................................................................8 CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 3.1 Khái niệm về nghiên cứu khoa học……………………………………....9 3.2 Các loại hình nghiên cứu khoa học……………………………………..11 CHƯƠNG 4: CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC 4.1 Quan điểm hệ thống cấu trúc trong NCKHGD..........................................13 4.2. Quan điểm lịch sử logic trong NCKHGD ................................................ .14 4.3 Quan điểm thực tiễn trong NCKHGD........................................................16 CHƯƠNG 5: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC 5.1 Khái niệm về NCKH ................................................................................ .17 5.2 Hệ thống các phương pháp tổng quát trong NCKHGD…………………..18 5.3 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể……………………………………....28 CHƯƠNG 6: LOGIC TIẾN HÀNH MỘT CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC 6.1 Giai đoạn chuẩn bị nghiên cứu.................................................................. 35 6.2 Giai đoạn thực hiện ................................................................................... 38 6.3 Giai đoạn hoàn thành công trình khoa học................................................ 39 CHƯƠNG 7: ĐÁNH GIÁ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC 7.1 Hiệu quả các công trình nghiên cứu............................................................40 7.2 Phương pháp đánh giá một công trình nghiên cứu......................................42 TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................44 1 LỜI NÓI ĐẦU Nghiên cứu khoa học là một dạng lao động phức tạp nhất trong các hoạt động của xã hội loài người. Khoa học giáo dục là một bộ phận của các khoa học về con người. Nghiên cứu khoa học giáo dục là nghiên cứu bản chất, quy luật của giáo dục, nhằm phát hiện, bồi dưỡng tiềm năng trí tuệ con người. Kết quả nghiên cứu khoa học giáo dục trực tiếp quyết định thành bại của sự nghiệp giáo dục. Cuốn giáo trình trình bày cơ sở phương pháp luận và một số phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, logic tiến hành một công trình nghiên cứu. Trong qua trình biên soạn, tác giả đã theo sát chương trình môn học do Trường Đại học Quảng Bình ban hành. Những vấn đề cơ bản nhất của Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục được trình bày ở dạng khái quát, tinh giản cho phù hợp với tính chất của một giáo trình đại cương. Do khả năng còn có hạn cho nên khó tránh khỏi những thiếu sót, rất mong đồng nghiệp và các bạn sinh viên góp ý để tác giả sửa chữa nâng cao chất lượng trong lần soạn sau. 2 CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ KHOA HOC VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC I. PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC Nghiên cứu khoa học là một dạng lao động phức tạp nhất trong các dạng hoạt động của xã hội loài người. Ngày nay nghiên cứu khoa học là một trong những hoạt động có tốc độ phát triển nhanh nhất thời đại. Bộ máy nghiên cứu khoa học đã trở thành khổng lồ, nó đang nghiên cứu tất cả các góc cạnh của thế giới. Các thành tựu nghiên cứu khoa học đã được ứng dụng vào mọi lĩnh vực của cuộc sống. Khoa học đã làm đảo lộn nhiều quan niệm truyền thống, nó làm cho sức sản xuất xã hội tăng lên hàng trăm lần so với vài thập niên gần đây. Về phần mình, bản thân khoa học càng cần được nghiên cứu một cách khoa học: một mặt, phải tổng kết thực tiễn nghiên cứu khoa học để khái quát những lí thuyết về quá trình sáng tạo khoa học; mặt khác, phải tìm ra được các biện pháp tổ chức, quản lí và nghiên cứu khoa học tốt hơn cho bộ máy khoa học vốn đã mạnh, lại phát triển mạnh hơn và đi đúng quỹ đạo hơn. Trong số hơn hai nghìn bộ môn khoa học hiện đại có một số môn đề cập tới quá trình nghiên cứu khoa học một cách nghiêm túc và có hệ thống: Bộ môn thứ nhất: Lịch sử khoa học tự nhiên và kĩ thuật tổng kết các quy luật lịch sử của sự phát triển, tiến bộ của các khoa học và kĩ thuật. Bộ môn thứ hai: Khoa học luận [Epistemology] nghiên cứu tổng hợp lí luận và tổng kết kinh nghiệm hoạt động của các hệ khoa học và đề xuất các giải pháp tác động về mặt tổ chức và xã hội nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động nghiên cứu khoa học. Bộ môn thứ ba, đặc biệt quan trọng là Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Phương pháp luận [Methology] có nguồn gốc từ tiếng Hi Lạp là methodos là logos. Methodos là phương pháp, cách thức; logos là lí thuyết, học thuyết. Như vậy, phương pháp luận là lí thuyết về phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu khoa học lí thuyết về phương pháp nhận thức khoa học. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học là một lí thuyết bao gồm các bộ phận sau đây; a.Hệ thống các luận điểm chung nhất với tư cách là những quan điểm, những cách tiếp cận đối tượng khoa học. Chúng giữ vai trò chỉ đạo quá trình tổ chức nghiên cứu khoa học. b.Hệ thống lí thuyết về phương pháp nhận thức khoa học. Phương pháp nhận thức này nằm ngay trong logic nhận thức, đồng thời là quá trình phản ánh cái khách quan vào ý thức chủ quan của con người. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học đề cập tới cơ chế sáng tạo khoa học, logic và kĩ thuật nghiên cứu, cũng như kĩ năng thực hiện quá trình nghiên cứu khoa học. c.Nghiên cứu khoa học là một hoạt động có mục đích và có tổ chức của xã hội, vì vậy phương pháp luận nghiên cứu khoa học bao gồm cả lí thuyết về quá trình tổ chức, thực hiện và đánh giá một công trình khoa học cũng như nghiên cứu ứng dụng chúng vào thực tiễn cuộc sống đó là công nghệ và chuyển giao công nghệ. 3 1.Phương pháp luận nghiên cứu khoa học giáo dục là lí thuyết về phương pháp nghiên cứu các hiện tượng giáo dục của một chuyên ngành khoa học, về thực chất là vận dụng những lí thuyết chung vào nghiên cứu một lĩnh vực của hiện thực, một hiện tượng đặc biệt của xã hội loài người – hiện tượng giáo dục và đào tạo. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học giáo dục có hai chức năng: Chức năng thế giới quan và chức năng nhận thức các hiện tượng giáo dục. - Với chức năng thế giới quan, phương pháp luận nhận thức khoa học giáo dục phân tích các quan điểm và cách tiếp cận hiện tượng giáo dục, nhằm hướng dẫn quá trình nghiên cứu sáng tạo của các nhà giáo dục. - Với chức năng nhận thức, phương pháp luận nghiên cứu khoa học giáo dục đề cập tới các phương pháp nghiên cứu hiện tượng giáo dục, bao gồm cả lí thuyết về cấu trúc lôgic của một công trình khoa học và các giai đoạn tiến hành một công trình khoa học cụ thể. 2.Phương pháp luận có một vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình nghiên cứu khoa học. Trong thực tế nghiên cứu không có một đề tài nào lại không liên quan đến vấn đề phương pháp luận. Vì vậy, nắm vững phương pháp là một điều kiện thiết yếu để thực hiện thành công một công trình khoa học. V.L. Lênin cho rằng : “Người nào bắt tay vào giải quyết vấn đề riêng trước khi giải quyết những vấn đề chung thì người đó trong mỗi bước đi sẽ không tránh khỏi những “vấp ngã” một cách không tự giác” [ V.L. Lênin toàn tập, tập 5, tr.386 tiếng Nga]; Phương pháp luận khoa học là một bộ phận quan trọng của bản thân khoa học. Sự hoàn thiện về phương pháp luận là một yêu cầu thường xuyên của phát triển khoa học. Hoàn thiện về phương pháp luận là sự tự ý thức của bản thân khoa học về sự phát triển của chính mình. Trong mỗi giai đoạn phát triển của xã hội, của cuộc sống và của khoa học, yêu cầu phải có cách nhìn mới, cách tiếp cận mới đối với hiện thực để tìm ra những phương pháp mới phù hợp với sự biến đồi thường xuyên của hiện thực. II.HỆ THỐNG BA BẬC CỦA LÍ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP Phương pháp nghiên cứu khoa học là một phạm trù phức tạp, khi nghiên cứu về nó, ta cần phải phân tích sâu sắc và làm rõ ba bậc của phạm trù này, đó là: phương pháp cụ thể, phương pháp hệ và phương pháp luận. 1.Phương pháp Phương pháp nghiên cứu là tổ hợp các cách thức mà nhà khoa học sử dụng để tác động, khám phá đối tượng. Tô đo Páplốp nói rất rõ về bản chất của phương pháp: “Phương pháp khoa học là những quy luật nội tại của sự vận động của tư duy với tư cách là sự phản ánh chủ quan của thế giới khách quan… là những quy luật khách quan được chuyển và dịch trong ý thức của con người và được sử dụng một cách có ý thức và có hệ thống như một phương tiện để giải thích và cải tạo thế giới” [Tôđo Páplốp: Lí luận phản ánh]. Như vậy phương pháp được nhìn nhận ở cả hai mặt: mặt chủ quan và mặt khách quan. Mặt chủ quan là ý thức của chủ thể. Nhà nghiên cứu lựa chọn phương pháp này hay phương pháp kia, điều đó phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm và khả năng thực hành của họ và sẽ cho ta một kết quả phù hợp với khả năng chủ quan ấy. Mặt khách quan là sự phản ánh quy luật khách quan của hiện thực vào ý thức của nhà khoa học. Các quy luật tự chúng chưa thành phương pháp nhưng nhờ có chúng mà tìm ra đựơc phương pháp phù hợp. Mặt chủ 4 quan phải tuân thủ mặt khách quan mới có thể đạt được kết quả trong nghiên cứu, trong nhận thức khoa học. Phương pháp nghiên cứu khoa học rất đa dạng, có những phương pháp chung cho nhiều lĩnh vực khoa học; có những phương pháp đặc thù cho một ngành. Việc lựa chọn phương pháp phụ thuộc vào mục đích, nhiệm vụ và đặc điểm của đối tượng mà ta cần khám phá. 2. Phương pháp hệ [methodica] là nhóm các phương pháp được sử dụng trong một lĩnh vực khoa học hay một đề tài cụ thể. Các phương pháp này hỗ trợ, bổ sung và kiểm tra lẫn nhau trong quá trình nghiên cứu và để khẳng định tính chân thực của các luận điểm khoa học. Mỗi phương pháp bao gồm một tổ hợp các thao tác kĩ thuật liên hoàn. Trong một đề tài khoa học, người ta sử dụng phối hợp các thao tác của phương pháp khác nhau đến mức khó mà phân biệt được. Không có một công trình khoa học nào sử dụng một phương pháp duy nhất lại cho ta kết quả thật sự khách quan. Trong khi đi tìm bản chất của các đối tượng nghiên cứu, các nhà khoa học cũng đi tìm cả phương pháp mới và cách phối hợp các phương pháp khác nhau để đi đến chân lí. Mỗi phương pháp nghiên cứu khoa học đều có điểm mạnh và chỗ yếu. Sử dụng phối hợp là cách duy nhất để khắc phục chủ yếu và phát huy điểm mạnh của các phương pháp nghiên cứu khoa học. 3.Phương pháp luận [methodology] theo nghĩa hẹp là lí luận tổng quát, là những quan điểm chung, là cách tiếp cận đối tượng khoa học. Đây là những luận điểm mang màu sắc triết học, tuy nhiên nó không đồng nhất với triết học, nó vận dụng triết học như thế giới để giải thích và khám phá mà thôi. Những quan điểm phương pháp luận là kim chỉ nam hướng dẫn nhà khoa học trên con đường tìm tòi, nghiên cứu. Có những quan điểm phương pháp luận cho nhiều ngành khoa học, cũng có những quan điểm riêng, đặc thù của một lĩnh vực khoa học mà gọi là phương pháp luận chuyên ngành. Khoa học tự nhiên, kĩ thuật và khoa học xã hội có hai cách tiếp cận với phương pháp luận. Khoa học tự nhiên là khoa học thực nghiệm, nghiên cứu khoa học tự nhiên bắt đầu từ các sự kiện cụ thể. Con đường nghiên cứu thường bắt đầu từ thí nghiệm và bằng cách quy nạp mà hình thành luận điểm khoa học, nghĩa là đi từ phương pháp luận cụ thể, sau đó mới xuất hiện nhu cầu về phương pháp luận. Khoa học xã hội là khoa học thực chứng, nghiên cứu khoa học xã hội đòi hỏi phải tích lũy các sự kiện đông đảo, để giải thích chúng luôn động chạm tới các vấn đề triết học. Do vậy, nghiên cứu và giải thích các hiện tượng xã hội bao giờ cũng có quan điểm dẫn đường, vai trò của phương pháp luận là vô cùng to lớn. III.Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC 1.Trong thế giới hiện đại, cuộc đua tranh về kinh tế thực chất là cuộc đua tranh về khoa học và công nghệ. Cốt lõi của khoa học và công nghệ là trí tuệ của con người là vô tận, có giá trị quyết định thành bại của mọi cuộc đua tranh. Đối với nước ta, để đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại, cần đưa giáo dục trở thành quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục phải trở thành một chiến lựợc phát triển quốc gia vì giáo dục tạo nên tiềm lực trí tuệ ấy. Giáo dục không thể chỉ hiểu là một phúc lợi xã hội, một sản phẩm ăn theo của nền kinh tế xã hội mà phải hiểu giáo dục là động lực thúc đẩy, là điều kiện cơ bản nhằm thực hiện mọi mục 5 tiêu kinh tế xã hội. Chính giáo dục làm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho xã hội. Giáo dục là chìa khóa mở cửa cho đất nước đi vào tương lai. Khoa học giáo dục là một bộ phận của các khoa học về con người. Nghiên cứu khoa học giáo dục là nghiên cứu bản chất, quy luật của giáo dục, nhằm phát hiện, bồi dưỡng tiềm năng trí tuệ con người. Kết quả nghiên cứu khoa học giáo dục trực tiếp quyết định thành bại sự nghiệp giáo dục. Nghiên cứu khoa học giáo dục được thực hiện trên nhiều cấp độ: Ở cấp độ vĩ mô: Nghiên cứu khoa học giáo dục là tìm ra mối quan hệ chi phối hữu cơ giữa xã hội và giáo dục để xây dựng một chiến lựơc giáo dục quốc gia. Chiến lược phát triển giáo dục dựa trên cơ sở chiến lược phát triển xã hội. Nghiên cứu để tìm ra một mô hình giáo dục mới, một hệ thống giáo dục dựa trên cở sở đa dạng hóa các loại hình đào tạo. với các phương thức đào tạo khác nhau, đồng thời với việc xây dựng một chính sách giáo dục và cơ chế quản lí phù hợp với cơ chế thị trường. Cơ chế quản lí có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của hệ thống giáo dục quốc gia. Nghiên cứu khoa học giáo dục là xác định mục đích giáo dục hợp lí. Mục đích giáo dục và đào tạo vừa là mô hình lí tưởng vừa là những chỉ tiêu thực hiện có thể đạt tới. Trong giai đoạn hiện nay, mục đích giáo dục là đào tạo một thế hệ trẻ cho đất nước, một lớp người tự chủ, năng động, sáng tạo, có năng lực giải quyết những vấn đề mà thực tiễn đặt ra, tự lo liệu được việc làm, biết lập nghiệp để thành đạt trong cuộc sống, qua đó mà góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng và văn minh. Ở cấp độ vi mô: nghiên cứu giáo dục hướng tới việc xác định lại nội dung giáo dục cho phù hợp với mục đích giáo dục. Nội dung giáo dục phải phản ánh được trình độ của khoa học, công nghệ hiện đại trên thế giới, nó cần được thiết kế theo công nghệ giáo dục tiên tiến, phù hợp với quy luật nhận thức, quy luật hình thành kĩ năng, kĩ xảo, nội dung giáo dục phải được xây dựng theo phương thức giáo dục tích cực, lấy học sinh làm trung tâm. Nghiên cứu tìm ra các phương pháp giáo dục tích cực, phát huy tiềm năng sẵn có của học sinh. Phương pháp giáo dục mới là tổ chức cho học sinh hoạt động một cách tích cực và sáng tạo. Con đường nhận thức không thể bằng cách trao và nhận, mà nó bằng nỗ lực trí tuệ của bản thân học sinh, kiến thức có được là do hoạt động nhận thức tích cực của học. Phương pháp dạy học theo hướng tích cực làm cho học sinh thông minh, sáng tạo, muốn làm và làm thật tốt mọi việc. Nghiên cứu khoa học giáo dục có thể do các nhà khoa học chuyên nghiệp hoặc do các nhà sư phạm tiến hành. Các nhà sư phạm hằng ngày đối diện trực tiếp với thực tiễn giáo dục, họ phải giải quyết hàng loạt các tình huống giáo dục. Trên cương vị là những người hoạt động thực tiễn, họ có nhiều trăn trở với mâu thuẫn của thực tế, với chất lượng của giáo dục chưa cao và biết bao điều mà sự nghiệp giáo dục cần phải giải quyết. Cần tổng kết các kinh nghiệm giáo dục tiên tiến và phân tích chúng dưới ánh sáng của khoa học giáo dục hiện đại, kết quả ấy cần đựợc phổ biến rộng rãi trong ngành để áp dụng, chắc chắn sẽ đem lại lợi ích chung. Nghiên cứu khoa học nói chung, trong đó có khoa học giáo dục, đều nhằm ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào giải quyết những vấn đề của thực tiễn. Nghiên 6 cứu và ứng dụng là hai khâu của một chu trình khép kín. Nghiên cứu để ứng dụng và ứng dụng kết quả khoa học sẽ làm cho khoa học phát triển và thực tiễn được cải tạo. Nghiên cứu khoa học giáo dục cũng nhằm tới giải quyết các hiện thực giáo dục làm cho sự nghiệp giáo dục của đất nước ta phát triển tốt hơn, chất lượng giáo dục được nâng cao để góp phần thúc đẩy sự phát triển xã hội. 7 CHƯƠNG II KHOA HỌC VÀ PHÂN LOẠI KHOA HỌC I.KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1.1.Khoa học Là một khái niệm, tùy theo mục đích nghiên cứu và cách tiếp cận, ta có thể xem xét ở những góc độ sau đây: 1.1.1.Khoa học là một hình thái ý thức xã hội Toàn bộ cuộc sống xã hội bao gồm hai lĩnh vực: lĩnh vực vật chất [ tồn tại xã hội ] và lĩnh vực tinh thần [ ý thức xã hội]. Ý thức xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội, sự phản ánh này được thực hiện bằng các hình thái ý thức khác nhau như: tôn giáo, đạo đức, nghệ thuật, khoa học… Các hình thái này khác nhau bởi mục đích, tính chất và phương pháp phản ánh, ví dụ: Đạo đức phản ánh các quan niệm về cái thiện, cái ác,về quyền lợi và nghĩa vụ của các cá nhân trong xã hội. Nghệ thuật phản ánh các hình tượng thẫm mĩ của thế giới khách quan thông qua cảm xúc cá nhân. Trong khi đó khoa học phản ánh hiện thực dưới các hình thức khái niệm, phạm trù, nguyên lí được khái quát tạo thành các lí thuyết, học thuyết. Khoa học giải thích thế giới và hướng cải tạo thế giới. Khoa học đem lại cho con người ta chân lí làm cho con người mạnh mẽ trước thiên nhiên. Thực tiễn là nguồn gốc và tiêu chuẩn của nhận thức khoa học, đồng thời là nhân tố kích thích sự phát triển của khoa học. Trình độ thực tiễn quyết định phương hướng và nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, trang bị cho khoa học cơ sở vật chất để hoạt động. Khoa học có sự tác động trở lại đối với thực tiễn, ngày nay khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, là động lực của sự phát triển xã hội. Do quy luật dặc biệt của nhận thức khoa học, tư tưởng khoa học tiên tiến thường đi trước thời đại, vượt lên khỏi trình độ và yêu cầu của thực tiễn thường đi trước thời đại vượt lên khỏi trình độ và yêu cầu của thực tiễn. Khoa học làm mở rộng tầm mắt của con người tìm cách ứng dụng các quy luật tự nhiên vào cuộc sống, góp phần giải phóng con người trong lao động. làm cho năng suất lao động được nâng cao, làm cho cuộc sống con người được đầy đủ và hạnh phúc. Khoa học không có giới hạn trong sự phát triển vì khả năng tư duy của con người là vô tận. Khoa học luôn tiếp cận chân lí, tìm cách nghiên cứu hiện thực một cách đầy đủ và toàn diện và sâu sắc hơn. 1.1.2.Khoa học là hoạt động kiến thức, là sản phẩm của quá trình nhận thức của loài người Ngay từ khi xuất hiện để tồn tại và phát triển con người phải lao động và nhận thức thế giới. Hoạt động nhận thức ngày càng phát triển, kết quả nhận thức ngày càng phong phú và tạo ra hệ thống tri thức về thế giới. Quá trình nhận thức này có hai trình độ: trình độ nhận thức thông thường tạo ra tri thức thông thường, trình độ nhận thức khoa học tạo ra tri thức khoa học. Trong cuộc sống con người tiếp xúc với thiên nhiên với xã hội, giải quyết những công việc thường nhật, bằng các giác quan, con người tri giác, cảm nhận thế giới 8 và cả bản thân của mình, tạo ra những hiểu biết cụ thể riêng lẻ mang tính chất kinh nghiệm về thế giới. Đó là tri thức thông thường. Do nhu cầu ngày càng cao hơn của cuộc sống, con người phải nhận thức đầy đủ hơn về thế giới và từ đó cũng hoàn thiện khả năng nhận thức của mình. Để tạo ra công cụ sản xuất, con người tìm hiểu những vật liệu khác nhau; để thuần dưỡng động vật, con người phải nghiên cứu cấu tạo cơ thể và đặc điểm hoạt động của chúng; để trồng trọt con người phải nghiên cứu thổ nhưỡng, cây trồng và thời tiết. Cùng với việc phân công lao động xã hội, xuất hiện một đội ngũ những người thông thái có năng lực trí tuệ đặc biệt, họ biết sử dụng các phương tiện và phương pháp nhận thức để tìm hiểu thế giới, tạo ra hệ thống chân lí khách quan. Đây là hệ thống tri thức khái quát về thế giới có căn cứ, có triển vọng ứng dụng và có kiểm tra được. Đó chính là tri thức khoa học. Do vậy: Khoa học là hệ thống những tri thức về tự nhiên, về xã hội và tư duy, về những quy luật phát triển khách quan của tự nhiên, xã hội và tư duy. Hệ thống tri thức này được hình thành trong lịch sử và không ngừng phát triển trên cơ sở thực tiễn xã hội. - Đối tượng nghiên cứu của khoa học là những hình thức khác nhau của vật chất đang vận động và cả những hình thức phản ánh các hình thức vận động ấy vào ý thức của con người. - Chức năng của khoa học là khám phá thế giới, giải thích nguồn gốc và sự phát triển của thế giới, tìm ra những quy luật vận động của thế giới hoạt động hóa những hiểu biết ấy thành những lí thuyết, học thuyết để ứng dụng chúng vào thực tiễn đời sống. - Thành phần của khoa học gồm có: + Những tài liệu về thế giới do quan sát và thử nghiệm mà có. + Những nguyên lí dựa trên các sự kiện đã được thực nghiệm chứng minh. + Những lí thuyết, những học thuyết do khái quát bằng tư duy lí luận mà có. + Những phương pháp nhận thức khoa học. + Những quy trình vận dụng kiến thức khoa học vào sản xuất và đời sống xã hội, tạo ra công nghệ sản xuất những nguyên lí quản lí xã hội. - Động lực của sự phát triển khoa học là nhu cầu của đời sống thực tiễn. Thực tiễn không những là nguồn gốc của nhận thức mà còn là tiêu chuẫn xác minh tính chân thực của nhận thức, là nơi ứng dụng kiến thức khoa học và là nơi cung cấp cho khoa học những phương tiện nghiên cứu… 2.Công nghệ Theo nguyên lí chung, công nghệ sản xuất là tất cả những gì có liên quan đến việc biến đổi đổi vào thành đầu ra của quá trình sản xuất, cụ thể là: - Hệ thống thiết bị, máy móc dùng trong dây chuyền sản xuất [ phần kĩ thuật]. - Các bí quyết, các quy trình và các tài liệu hướng dẫn sản xuất [ phần thông tin] - Trình độ tay nghề của người sản xuất trực tiếp: kĩ năng, kĩ xảo và sự thành thạo nghiệp vụ [ phần con người] - Trình độ tổ chức, quản lí, điều hành sản xuất của lãnh đạo xí nghiệp, công ti [ phần tổ chức]. Phần kĩ thuật và thông tin của công nghệ sản xuất đựợc gọi tắt là công nghệ. Như vậy, công nghệ là một hệ thống thiết bị kĩ thuật và thông tin về quy trình và giải 9 pháp sản xuất được sử dụng để chế biến tài nguyên thành sản phẩm hàng hóa và dịch vụ. Phần kĩ thuật của công nghệ đựơc gọi là phần cứng, phần thông tin là phần mềm. Công nghệ về bản chất là thành quả các quá trình áp dụng khoa học vào sản xuất, là sản phẩm của trí tuệ sáng tạo của con người. Ngày nay, vai trò của công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao, trở nên cực kì quan trọng, nó tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa, dịch vụ có chất lượng phục vụ cho đời sống của con người. Nền sản xuất hiện đại có hàm lượng trí tuệ cao, với thiết bị tinh xảo, tự động hóa, kết cấu phức tạp nhưng vận hành đơn giản, quá trình sản xuất tinh vi, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao. Trong khi đó năng lượng, nguyên vật liệu sử dụng ít nhất, chủ yếu là nguyên liệu tái tạo hệ thống máy móc khép kín, không tạo ra chất thải , không gây ô nhiễm môi trường. Công nghệ là nền tảng của công nghiệp, công nghiệp là phương thức chuyển tải công nghệ vào cuộc sống. Công nghệ và công nghệ là hai mặt của thực thể. Hiện đại hóa đất nước luôn gắn chặt với công nghiệp hóa, công nghiệp hóa là nòng cốt của hiện đại hóa. Công nghiệp hóa phải dựa vào công nghệ tiên tiến, công nghệ có trình độ phát triển cao, với bộ “gen” là máy tính điện tử, chính nó làm cho công nghệ trở thành hiện đại. II. PHÂN LOẠI KHOA HỌC Trước sự phát triển nhanh chóng của khoa học hiện đại, người ta càng chú ý đến sự phân loại khoa học. Mục đích của phân loại khoa học là hệ thống hóa lại tri thức khoa học theo một cơ sở vững chắc, xác định rõ ràng vị trí của các lĩnh vực khoa học, tìm ra phương hướng nghiên cứu, ứng dụng chúng vào cuộc sống, cũng như là tố chức quản lí nghiên cứu khoa học một cách có hiệu quả. Sự phân loại khoa học tuân theo hai nguyên tắc: - Nguyên tắc khách quan: là nguyên tắc phân loại khoa học theo hình thức vận động của vật chất mà nó phản ánh, như F.Anghen nói: “Mỗi khoa học phân tích một hình thức vận động riêng biệt hay nhiều hình thức vận động liên hệ với nhau… Sự phân chia những hình thức ấy phù hợp với tính chất nhất quán triệt để thuộc về bản chất bên trong của chúng và chính ý nghĩa của sự phân loại là ở chỗ đó” [ F.Anghen, Phép biện chứng tự nhiên]. Nói một cách đơn giản là mỗi lĩnh vực, mỗi bộ phận của thế giới khách quan là đối tượng nghiên cứu của một ngành khoa học, tương ứng với nó là thiết lập một bộ môn khoa học. Các môn khoa học liên hệ với nhau được sắp xếp theo một trật tự khách quan theo nguồn gốc lịch sử của nó. - Nguyên tắc phối thuộc là nguyên tắc sắp xếp các khoa học theo trình độ phát triển của tự nhiên và phù hợp với trình độ nhận thức của con người làm sao để các tài liệu có sau sinh ra từ tài liệu có trước và bao hàm cả tài liệu có trước. F.Anghen đã viết: “Một hình thức vận động phát triển từ hình thức này sang hình thức khác, thì sự phản ánh của những hình thức ấy, tức là các khoa học khác nhau, cũng tất nhiên xuất phát từ cái này từ cái kia”. Các bảng phân loại quan trọng - Bảng phân loại của viện sĩ Kêđrôp [ Nga] - Bảng phân loại của UNESCO 10 UNESCO cơ quan văn hóa, khoa học của Liên hợp quốc phân khoa học thành 5 lĩnh vực khác nhau: 1. Khoa học tự nhiên và khoa học chính xác 2. Khoa học kĩ thuật 3. Khoa học nông nghiệp 4. Khoa học về sức khỏe 5. Khoa học xã hội và nhân văn Theo cả hai bảng phân loại này: Khoa học giáo dục một bộ môn khoa học nằm trong khoa học xã hội, là một phần quan trọng của khoa học xã hội, nó có mối liên hệ chặt chẽ, biện chứng với các khoa học khác tạo nên một hệ thống các khoa học hoàn chỉnh. 11 CHƯƠNG III NGHIÊN CỨU KHOA HỌC I.KHÁI NIỆM VỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Nghiên cứu khoa học là một hoạt động đặc biệt của con người. Đây là một hoạt động có mục đích, có kế hoạch, được tổ chức chặt chẽ của một đội ngũ các nhà khoa học với những phẩm chất đặc biệt, đựơc đào tạo ở trình độ cao. Theo lí thuyết công nghệ thì nghiên cứu khoa học là quá trình tìm tòi, phát hiện thông tin mới, gia công chế biến, lưu trữ và sử dụng thông tin vào mục đích phục vụ cuộc sống và sản xuất. Với ý nghĩa chung thì nghiên cứu khoa học là hoạt động nhận thức thế giới khách quan, là quá trình phát hiện chân lí và vận dụng chúng vòa cuộc sống. Với hai cách trình bày trên, ta thấy nghiên cứu khoa học là hoạt động phức tạp. cần phải được xem xét một cách sâu sắc hơn: 1.1 Các đặc trưng của nghiên cứu khoa học [NCKH] Mục đích của NCKH là phát hiện khám phá thế giới, tạo ra chân lí mới để vận dụng những hiểu biết ấy và cải tạo thế giới. NCKH luôn hướng tới cái mới. Tri thức khoa học không phải là bất biến, nó luôn được bổ sung, hoàn thiện, phủ định cái lỗi thời, tìm kiếm cái chính xác hơn – khoa học là cách mạng. Kết luận khoa học là những luận điểm có thể kiểm tra được. Đối tượng NCKH là thế giới phức tạp. Mỗi bộ môn khoa học chọn cho mình một đối tượng riêng. Chủ thể NCKH là các nhà khoa học, những người có trình độ cao. Không phải ai cũng có thể NCKH được. Phương pháp NCKH là phương pháp nhận thức thế giới, đựơc tiến hành bằng những quy luật đặc biệt, với những tiêu chuẩn kĩ thuật khắt khe. Phương tiện NCKH là những thiết bị kĩ thuâth hiện đại, tinh xảo. NCKH là hoạt động phức tạp, chứa nhiều mâu thuẫn nhiều trường phái, nhiều xu hướng đấu tranh lẫn nhau, kết cục chân lí khoa học là cái phù hợp với hiện thực, đem lại lợi ích cho cuộc sống của con người. NCKH là một hoạt động chứa đựng yếu tố mạo hiểm nghiên cứu có thể thành công và có thể nếm trãi thất bại. Sự thành công cho ta giá trị mới, sự thất bại không phải là tổn thất mà là sự trả giá của khoa học. NCKH còn chứa đựng yếu tố mạo hiểm về mặt kinh tế. NCKH khó hạch toán lỗ lãi theo đơn giá, có những thành công thật là vô giá; có những thất bại là khó lường. Giá trị của sản phẩm khoa học được quyết định bởi tính thông tin, tính triển vọng, tính ứng dụng và nhu cầu sử dụng của xã hội, cũng như tính kinh tế của nó. 1..2. Cơ chế hoạt động sáng tạo NCKH là hoạt động sáng tạo. Một vấn đề được đặt ra là quá trình phát minh của các nhà khoa học đựơc thực hiện như thê nào? Trả lời câu hỏi này là sự đề cập tới cơ chế sáng tạo khoa học hay con đường phát minh khoa học. Tổng kết lịch sử phát minh khoa học ta thấy có ba loại cơ chế sáng tạo sau đây: 12 Cơ chế trực giác Trong NCKH nhiều khi những ý tưởng khoa học xuất hiện hết sức đột ngột không theo quy tắc suy luận thông thường, như những tia chớp lóe sáng trong đêm, chính vì thế mà các nhà khoa học không thể giải thích những ý tưởng mới từ đâu nó tới,chỉ biết là lúc này họ rơi vào thời điểm “bừng sáng” nhìn rõ mọi điều. Khoa học gọi đây là trực giác. Trong lịch sử khoa học có hàng loạt những trường hợp phát minh bằng con đường trực giác như: Niutơn, Acsimet, Gauxơ, Plancơ… Tuyệt đối hóa sự thật đó, nhiều nhà triết học phương Tây cho rằng mọi phát minh đều bằng trực giác, đó là cái gì đó phi lí tính ngoài logic. Là món quà của thượng đế. Về thực chất trực giác chỉ là một bước nhảy vọt của trí tuệ, vượt khỏi những kìm hãm của tư duy kiểu cũ, là kết quả lao động không mệt mỏi, là “điểm nổ” của trí tuệ, của kiến thức bị dồn nén, là kết quả của say mê… Cơ chế algorit Sáng tạo khoa học, đặc biệt là khoa học kĩ thuật có thể thành công khi tư duy tuân thủ các bước đi theo một trật tự, một nguyên tắc nhất định. Sự ý thức được trật tự này chính là sự phát hiện ra một angorit sáng tạo. Angorit còn gọi là thuật toán là bản ghi chính xác, trật tự của các bước đi giải một bài toán sáng tạo. Tư tưởng cơ bản của angorit sáng tạo là các hệ kĩ thuật hình thành và phát triển không phải là ngẫu nhiên mà theo những quy tắc nhất định. Ta có thể nhận thức được các quy tắc này và sử dụng chúng một cách có ý thức để tránh những bước đi theo kiểu thử và sai một cách vô ích trong khi giải các bài toán tương tự. Cơ sở của angorit sáng tạo là quy luật biện chứng của các hệ kĩ thuật. Người ta phân tích một lượng lớn thông tin paten [phát minh] để tìm ra các angorit cho một kiểu phát minh. Angorit giải toán sáng chế và hệ thống các thuật chuẩn [quy tắc] là cơ sở để hoàn thiện các hệ kĩ thuật. Trong quá trình NCKH và kĩ thuật, các nhà khoa học sử dụng các thuật toán và các thủ thuật chuyên môn khác để phá vỡ sức mạnh tâm lí và tạo ra sự tưởng tượng sáng tạo. Cơ chế Oristic NCKH thường đựợc bắt đầu từ việc phát hiện các mâu thuẫn, những khó khăn trong thực tiễn. Các mâu thuẫn này không thể giải quyết được bằng các lí thuyết hoặc các kinh nghiệm đã có. Điều này đưa các nhà khoa học vào một tính huống có vấn đề, buộc họ phải tìm cách giải quyết. Con đường để giải quyết vấn đề là xây dựng các giả thuyết khoa học. Giả thuyết khoa học được xây dựng bằng sự tưởng tựợng sáng tạo của các nhà khoa học có tính chất dự đoán, dựa trên sự phân tích, so sánh sự kiện đã biết. Giả thuyết có hai chức năng, chức năng dự đoán bản chất của vấn đề mà ta cần nghiên cứu và chức năng hướng dẫn con đường tìm tòi sự kiện. Các nhà khoa học chứng minh giả thuyết khoa học bằng sử dụng các phương pháp lí thuyết: phân tích, tổng hợp, suy luận quy nạp hay suy diễn…hay phương pháp nghiên cứu thực nghiệm: điều tra, quan sát… Từ đó mà tìm ra lời giải đáp cho sự kiện. Giả thuyết khoa học có thể được kiểm nghiệm trong thực tiễn, bằng sản xuất chế thử… thực tế phán xét tính chân lí của mọi tri thưc khoa học. Như vậy, NCKH theo cơ chế Oristic chính là việc chứng minh một giả thuyết khoa học. Giả thuyết khoa học trở thành một bộ phận của lí thuyết khoa học, là linh hồn của lí thuyết. 13 1.3.Hoạt động kĩ năng nghiên cứu khoa học NCKH là hoạt động phức tạp, đòi hỏi các nhà khoa học phải có kĩ năng nghiên cứu, đó là điều kiện quan trọng để thực hiện thành công các công trình khoa học. Kĩ năng NCKH là khả năng thực hiện thành công một đề tài khoa học trên cơ sở nắm vững lí thuyết khoa học. NCKH đòi hỏi một sự uyên bác về kiến thức, một tu duy sắc xảo, một quan điểm đúng, một hệ phương pháp phù hợp và khả năng thành thạo trong việc sử dụng các phương tiện kĩ thuật. Tương ứng với chúng là một hệ thống các kĩ năng nghiên cứu, các kĩ năng này bao gồm ba nhóm: Nhóm 1: là nhóm kĩ năng nắm vững lí luận khoa học và phương pháp luận nghiên cứu, kĩ năng phân tích, đề xuất chiến lựợc và chiến thuật nghiên cứu, tìm hệ thống mới. lôgic mới để giải quyết vấn đề khoa học. Nhóm 2: Là nhóm kĩ năng sử dụng thành thạo các phương pháp nghiên cứu. Theo mục đích, nhiệm vụ và đặc điểm của đề tài khoa học, mà xây dựng các bước đi theo một quy trình chính xác mà tìm ra các phương pháp phù hợp để thực hiện đề tài. Nhóm 3: là nhóm kĩ năng sử dụng thành thạo phương tiện kĩ thuật, thiết bị nghiên cứu, để thu thập, xử lí, lưu trữ và thể hiện văn bản công trình khoa học. Tóm lại: Hệ thống những kĩ năng NCKH là khả năng thực hiện thành công một công trình khoa học, trên cơ sở nắm vững và vận dụng thành thạo phương pháp luận phương pháp luận, phương pháp và kĩ thuật NCKH. II. CÁC LOẠI HÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NCKH được tiến hành với những nhiệm vụ khác nhau nên nó được thực hiện bằng các loại hình khác nhau. Trong thực tế,có các loại hình NCKH sau đây: 2.1.Nghiên cứu cơ bản: là loại hình nghiên cứu mà mục tiêu là khám phá những đối tượng mới, tìm tòi các lí thuyết mới, những quy luật mới, tạo ra những tri thức mới làm giàu thêm cho vốn kho tàng kiến thức của nhân loại. Nghiên cứu cơ bản tạo ra những tri thức cơ bản là nền tảng cho các quá trình nghiên cứu tiếp theo. Nghiên cứu cơ bản có hai loại: - Nghiên cứu cơ bản thuần túy là loại hình nghiên cứu tạo ra tri thức mới, chưa xác định đựợc mục tiêu ứng dụng. -Nghiên cứu cơ bản định hướng là loại hình nghiên cứu tạo ra những hiểu biết mới, đã có địa chỉ ứng dụng giải quyết một vấn đề của thực tế sản xuất hay đời sống xã hội. 2.2.Nghiên cứu ứng dụng: là lọai hình nghiên cứu tìm ra những quy trình vận dụng các kết quả nghiên cứu cơ bản vào thực tiễn nhằm tạo ra các quy trình công nghệ mới, các nguyên lí quản lí xã hội, những con đường dạy học mới… 2.3.Nghiên cứu triển khai: là loại hình nghiên cứu áp dụng các thành tựu của nghiên cứu ứng dụng vào thực tế đại trà. Mục tiêu là đào tạo ra các quy trình chế biến vật chất hoặc thông tin để tạo ra các sản phẩm mới. Nghiên cứu triển khai có ba dạng: - Nghiên cứu thực nghiệm trong điều kiện phòng thí nghiệm để xác định các thông số tối ưu cho việc áp dụng đại trà. - Nghiên cứu thí điểm là nghiên cứu áp dụng vào một số địa điểm để xác định điều kiện tối ưu đưa khoa học vào sản xuất. 14 - Nghiên cứu trình diễn có mục đích biểu diễn kết quả khoa học, nhằm phổ biến quy trình ứng dụng thành tựu khoa học vào cuộc sống. 2.4.Nghiên cứu thăm dò: là loại hình nghiên cứu tìm phương hướng tiếp theo cho hoạt động khoa học tìm thị trường, tìm khả năng ứng dụng và điều kiện thuận lợi nhất cho khoa học phát triển đó là maketing của khoa học. 2.5.Nghiên cứu dự báo: là loại hình nghiên cứu phát hiện phương hướng phát triển, khả năng đạt được những thành tựu mới trong tương lai; trên cơ sở phân tích các thông tin khách quan, quy luật phát triển các khoa học và công nghệ, từ đó xây dựng các chương trình, tổ chức nghiên cứu và phát triển các nguồn khoa học quốc gia. Dự báo khoa học có ba cấp: + Cấp 1 dự báo cho 15 – 20 năm + Cấp 2 cho 40 -50 năm + cấp 3 cho 100 năm. Dự báo có ba loại: Dự báo khảo sát Dự báo chương trình Dự báo tổ chức Cả ba loại dự báo này cung cấp thông tin hữu ích cho các cơ quan ra quyết định nghiên cứu và triển khai. Mọi dự báo đều chứa đựng những yếu tố giả định. Số phận các dự báo chịu ảnh hưởng của sự phát triển xã hội. Cuộc sống, nhu cầu, khả năng, thành tựu khoa học và sản xuất, luôn là cơ sở để bổ sung, sửa đổi để dự báo đạt tới độ chính xác cao hơn. CHƯƠNG IV CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC Cơ sở phương pháp luận nghiên cứu khoa học giáo dục [NCKHGD] là những luận điểm chung, có tính chất phương hướng, chỉ đạo quá trình NCKHGD. Những luận điểm này còn được gọi là phương pháp tiếp cận đối tượng. Quan điểm phương pháp luận có ý nghĩa to lớn đối với quá trình nghiên cứu; sự thành công hay thất bại, chất lượng cao hay thấp của công trình khoa học một phần lớn phụ thuộc vào cách tiếp cận đối tượng. Quan điểm phương pháp luận là một hệ thống thứ bậc. Quan điểm chung nhất cho mọi lĩnh vực khoa học… đó là quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Có những quan điểm chung cho nhiều ngành và cũng có quan điểm nghiên cứu riêng cho một ngành cụ thể. Đối với khoa học giáo dục cần quán triệt những quan điểm sau đây trong quá trình nghiên cứu của mình I.QUAN ĐIỂM HỆ THỐNG – CẤU TRÚC TRONG NCKHGD Quan điểm hệ thống – cấu trúc là quan điểm quan trọng nhất của lôgic biện chứng, yêu cầu xem xét đối tượng một cách toàn diện nhiều mặt, nhiều mối quan hệ khác nhau, trong trạng thái vận động và phát triển, với việc phân tích những điều kiện nhất định, để tìm ra bản chất và quy luật vận động của đối tượng. Để hiểu rõ bản chất của tổng thể hệ thống – cấu trúc ta cần phân biệt một số khái niệm: 1.1.Hệ thống: là một tập hợp các yếu tố nhất định có mối quan hệ biện chứng với nhau tạo thành một chỉnh thể trọn vẹn, ổn định và có quy luật vận động tổng hợp. 15 Trong thực tiễn mọi sự vật và hiện tượng nếu là một chỉnh thể trọn vẹn, thì bao giờ cũng là một hệ thống có cấu trúc bởi nhiều bộ phận, nhiều thành tố. Các bộ phận này có một vị trí độc lập, có chức năng riêng, có quy luật vận động riêng. Nhưng chúng lại có mối quan hệ biện chứng với nhau, theo một quan hệ vật chất và mối quan hệ chức năng và vận động theo quy luật của toàn hệ thống. Một hệ thống bao giờ cũng có mối liên hệ với những hệ thống và đối tượng khác cùng nằm trong một môi trường nhất định. Môi trường chính là hệ thống lớn chứa các hệ thống nhỏ ta đang nghiên cứu và các đối tượng khác bên cạnh nó. Giữa môi trường và hệ thống có mối quan hệ hai chiều. Môi trường tác động và quy định hệ thống, còn hệ thống tác động cải tạo môi trường. 1.2.Tính hệ thống: là một thuộc tính quan trọng của thế giới, là hình thức diễn đạt tính chất phức tạp của đối tượng và nó chính là một thông số quan trọng để đánh giá đối tượng. Một công trình NCKH phải tìm và phát hiện cho được tính hệ thống của đối tượng và trình bày nó một cách rành mạch và khúc chiết chặt chẽ nhất. Tính hệ thống có khía cạnh phương pháp luận và khía cạnh ứng dụng. Nhận thức đầy đủ về chúng là điều quan trọng đối với cả lí luận và thực tiễn. Tính hệ thống là công cụ phương pháp luận bởi vì việc nghiên cứu những thuộc tính và quy luật của những hệ thống hoàn chỉnh là cơ sở để xây dựng quy trình nhận thức và phân tích mọi hiện tượng phức tạp. Chính nó tạo nên giá trị thực tiễn đem lại những kết quả thật sự có ích cho quá trình NCKH và công nghệ. 1.3.Phương pháp hệ thống: là con đường nghiên cứu một đối tượng phức tạp. trên cơ sở phân tích đối tượng thành các bộ phận, các thành phần để nghiên cứu chúng một cách sâu sắc, tìm ra tính hệ thống của đối tượng . Phương pháp hệ thống là công cụ của phương pháp luận, nó giúp ta nghiên cứu thành công một đối tượng phức tạp và cho ta một sản phẩm khoa học mang tính logic chặt chẽ. 1.4.Quan điểm hệ thống: là một luận điểm quan trọng chỉ dẫn quá trình nghiên cứu đối tượng phức tạp, là cách tiếp cận đối tượng bằng phương pháp hệ thống, để tìm ra cấu trúc của đối tượng phát hiện ra tính hệ thống, một thuộc tính quan trọng của đối tượng. Quan điểm hệ thống yêu cầu nghiên cứu đối tượng theo quy luật của cái toàn thể có tính hệ thống với cái thành phần có mối tương tác biện chứng hữu cơ. Trong mọi lĩnh vực của cuộc sống và cả trong hoạt động giáo dục, ở các mức độ khác nhau ta đều phát hiện ra tính hệ thống trong các đối tượng nghiên cứu. - Đối tượng đơn giản nhất là các hiện tượng giáo dục riêng lẻ, tồn tại độc lập nhất thời, ta cô lập để nghiên cứu. - Đối tượng phức tạp hơn, có kết cấu trọn vẹn như một chỉnh thể, một hệ thống. Đây là một đối tượng rất phổ biến trong NCKHGD và nó cho chúng ta tri thức tổng hợp, đầy đủ về hiện tượng giáo dục. - Đối tượng phức tạp nhất là hiện thực bao gồm nhiều khách thể có mối liên hệ với nhau, tạo thành siêu hệ thống. Ví dụ: Sự nghiệp giáo dục trong hoạt động xã hội tổng thể. Đối tượng nghiên cứu của ta có thể xem xét từ quan điểm “vật tâm” sang “hệ tâm” rồi “nhiều trung tâm”, “siêu hệ thống”. Tri thức đựơc khám phá theo nhiều bậc thang từ đối tượng ở dạng cô lập ta có tri thức đặc thù, cá thể, bậc thang thứ hai đối tượng nhận thức như một hệ thống, một phần của sự phát triển lịch sử. Bậc thang 16 thứ ba cho ta tri thức tổng hợp, khái quát bao trùm nhiều đối tượng, tri thức ở tầm vĩ mô. Khi nghiên cứu hiện tượng giáo dục theo quan điểm hệ thống – cấu trúc, cần: - Nghiên cứu hiện tượng đó một cách toàn diện, nhiều mặt, dựa vào việc phân tích đối tượng thành các bộ phận mà xem xét cụ thể. - Xác định mối quan hệ hữu cơ giữa các yếu tố của hệ thống để tìm quy luật phát triển từng mặt và của toàn bộ hệ thống giáo dục. - Nghiên cứu hiện tượng giáo dục trong mối tương tác với các hiện tượng xã hội khác, với toàn bộ nền văn hóa xã hội. tìm môi trường thuận lợi cho sự phát triển giáo dục. - Trình bày kết quả NCKHGD rõ ràng, khúc chiết theo một hệ thống chặt chẽ, có tính lôgic cao. Như vậy NCKHGD theo quan điểm hệ thống – cấu trúc cho phép nhìn nhận một cách sâu sắc toàn diện, khách quan về hiện tượng giáo dục, thấy được mối quan hệ của hệ thống với các đối tượng khác trong hệ thống lớn, từ đó xác định được các con đường tổng hợp, tối ưu để nâng cao chất lượng giáo dục. II.QUAN ĐIỂM LỊCH SỬ - LOGIC TRONG NCKHGD Quan điểm lịch sử - logic trong NCKHGD là quan điểm hướng dẫn tiến trình tìm tòi sáng tạo khoa học. Thực hiện quan điểm này một mặt cho phép ta nhìn thấy toàn cảnh sự xuất hiện, sự phát triển, diễn biến và kết thúc của đối tượng khách quan, mặt khác giúp ta phát hiện quy luật tất yếu của sự phát triển đối tượng, điều cần đạt tới trong mọi công trình NCKHGD. Theo quan điểm duy vật biến chứng, lịch sử là sự phát triển, diễn biến có thật của cácm hiện tượng và sự vật khách quan. Diễn biến lịch sử thường phức tạp,quanh co, đầy mâu thuẫn trong những hoàn cảnh cụ thể nhất định, chứa đựng cả thành công và thất bại. Sự diễn biến của lịch sử bao giờ cũng có nguyên nhân, từ nguyên nhân dẫn tới hậu quả. Điều kiện thuận lợi thúc đẩy nhanh quá trình lịch sử. Lịch sử là sự thật khách quan ngoài ý muốn chủ quan của con người. Logic là sự phản ánh trong tư duy của con người quá trình diễn biến lịch sử của hiện thực khách quan. Logic là cái tất yếu có quy luật của sự phát triển lịch sử, là trật tự của quá trình phát triển, là con đường ngắn nhất của diễn biến lịch sử. Logic là kết quả nhận thức của con người NCKH chính là phát hiện cái logic tất yếu của sự kiện giáo dục. Quan điểm lịch sử - logic trong NCKHGD chính là việc thực hiện quá trình nghiên cứu đối tượng bằng phương pháp lịch sử. Tìm hiểu, phát hiện sự nảy sinh, phát triển của giáo dục trong những thời gian và không gian cụ thể, để phát hiện cho được quy luật tất yếu của quá trình sư phạm, quá trình giáo dục và dạy học. Nghiên cứu giáo dục phải thống nhất của cái lịch sử và cái logic – từ cái lịch sử tìm ra cái logic, cái logic trên cơ sở cái lịch sử khách quan. Logic và lịch sử là hai nhưng lại thống nhất biện chứng với nhau. Xem xét quá trình diễn biến lịch sử để tìm ra quy luật tất yếu của sự phát triển lịch sử đó. Nguyên tắc lịch sử trong NCKHGD được thực hiện nhiều chức năng: - Dùng các sự kiện lịch sử để minh họa, chứng minh làm sáng tỏ các luận điểm khoa học, các nguyên lí sư phạm hay kết quả của các công trình NCKHGD 17 - Dùng các tài liệu lịch sử , theo một chuẩn mực, để đánh giá những kết luận sư phạm, đánh giá chân lí khoa học. - Dựa vào các kết quả lịch sử , với các quy luật tất yếu. các logic khách quan mà xây dựng các giả thuyết KHGD và chứng minh các giả thuyết đó. - Dựa vào xu thế phát triển của lịch sử giáo dục để nghiên cứu thực tiễn giáo dục, tìm ra những khả năng mới dự đoán các khuynh hướng phát triển của các hiện tượng giáo dục. - Dựa vào lịch sử để thiết kế mô hình các biện pháp, các hình thức giáo dục mới, thiết kế triển vọng phát triển của quá trình giáo dục. - Sưu tập, xử lý thông tin, kinh nghiệm giáo dục để giải quyết các nhiệm vụ giáo dục, để ngăn ngừa và tránh khỏi những sai lầm khuyết điểm có thể lặp lại trong tương lai. Tóm lại: Bảo đảm sự thống nhất giữa tính lịch sử và tính logic trong NCKHGD là tôn trọng lịch sử khách quan, là hiểu thấu được những điều kiện có thật của mọi sự phát sinh phát triển. diễn biến của các hiện tượng giáo dục, để tìm ra các quy luật phát triển chung của sự thật lịch sử ấy, giúp các nhà khoa học nghiên cứu và hoạt động thực tiễn giáo dục đưa các phong trào giáo dục tránh khỏi những vấp váp không cần có. III.QUAN ĐIỂM THỰC TIỄN TRONG NCKHGD Quan điểm thực tiễn trong NCKHGD đòi hỏi NCKHGD bám sát thực tiễn, phục vụ cho sự nghiệp giáo dục của đất nước. Thực tiễn giáo dục là hiện tượng khách quan, với những sự kiện phức tạp, với những diễn biến đa dạng, nhiều khuynh hướng khác nhau; có những thực tiễn giáo dục tiên tiến, điển hình xuất sắc, có những thực tiễn yếu kém và thực tiễn có nhiều mâu thuẫn cần giải quyết. Thực tiễn giáo dục đang diễn ra hằng ngày quanh ta. Nghiên cứu giáo dục là nghiên cứu khám phá các hiện thực giáo dục, tìm ra bản chất, quy luật phát triển của chúng, để cải tạo chúng, phục vụ cho mục đích giáo dục con người. Thực tiễn giáo dục là nguồn gốc của các đề tài nghiên cứu, các mâu thuẫn của thực tiễn là những gợi ý cho các đề tài. Những yêu cầu của thực tiễn giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo là động lực thúc đẩy quá trình triển khai nghiên cứu. Thực tiến giáo dục là tiêu chuẩn để đánh giá các kết quả nghiên cứu giáo làm nguồn gốc, là động lực, là tiêu chuẩn và mục đích của toàn bộ quá trình NCKHGD. Nghiên cứu và ứng dụng là hai mắt xích của chu trình NCKH – nghiên cứu thực tiễn và ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn, cải tạo thực tiễn. Vì vậy, quan điểm thực tiễn trong NCKHGD có ý nghĩa phương pháp luận to lớn. Để thực hiện quan điểm thực tiễn, khi NCKHGD cần phải lưu ý những quan điểm sau đây: -Phát hiện những mâu thuẫn, những khó khăn, những cản trở trong thực tiễn giáo dục và lựa chọn trong số đó những vấn đề nổi cộm, cấp thiết để làm đề tài nghiên cứu. Như vậy, đối tượng nghiên cứu sẽ là một trong những vấn đề của thực tiễn khách quan, có nhu cầu cấp thiết phải nghiên cứu giải quyết. -Phân tích sâu sắc những vấn đề của thực tiễn giáo dục, tìm cho được bản chất của chúng. Những thông tin từ thực tiễn giúp chúng ta minh họa, chứng minh cho những nguyên lí, lí thuyết giáo dục và giúp ta khái quát tạo thành những quy luật 18 giáo dục hoặc là hình thành những nguyên lí giáo dục mới. Những vấn đề của giáo dục hiện nay thường là: Vấn đề tổ chức, cơ cấu của hệ thống giáo dục quốc dân, vấn đề cải tiến, tìm tòi những phương pháp dạy học mới trên cơ sở lấy người học làm trung tâm, làm sao để người học nắm được kiến thức, biết hành động và luôn luôn năng động sáng tạo trong cuộc sống; Vấn đề tìm ra các hình thức tổ chức giáo dục cho học sinh, phù hợp với lứa tuổi, phù hợp với hứng thú, với nền văn minh của thời đại; vấn đề tổ chức quản lí giáo dục, đưa sự nghiệp giáo dục của chúng ta lên tầm cao mới, tiến kịp nền giáo dục thế giới… - Luôn bám sát thực tiễn giáo dục làm sao cho lí luận và thực tiễn phải luôn gắn bó với nhau. Tổ chức nghiên cứu, thực nghiệm những lí thuyết KHGD, để kiểm nghiệm lí thuyết từ đó mà ứng dụng vào thực tiễn một cách có hiệu quả. -Lí luận giáo dục và thực tiễn phải song hành. Lí luận không được xa rời thực tế, thực tiễn không thể là chống đối, phủ định lí luận. Lí luận giáo dục chỉ có giá trị khi nó soi sáng thực tiễn, cải tạo thực tiễn , lí luận phải là những luận điểm có thể ứng dụng vào và đem lại những hiệu quả thiết thực. Thực tiễn là miếng đất phì nhiêu đem lại sức sống cho lí luận giáo dục. CHƯƠNG V: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC I.KHÁI NIỆM VỀ PHƯƠNG PHÁP NCKH 1. Định nghĩa Theo định nghĩa chung thì phương pháp là con đường đạt mục đích, là cách thức giải quyết một công việc cụ thể. NCKH cũng vậy, nó có một hệ thống các phương pháp riêng. Nhà khoa học phải nắm vững bản chất và biết cách sử dụng các phương pháp để tiến hành hoạt động nghiên cứu của mình có kết quả. Phương pháp NCKH là tổ hợp các thao tác, biện pháp thực tiễn hoặc lí thuyết mà nhà khoa học sử dụng để nhận thức, khám phá đối tượng, tạo ra hệ thống những kiến thức về đối tượng. 1.Phương pháp NCKH có những đặc điểm sau - Phương pháp có tính mục đích. Mọi hoạt động đều có mục đích, mục đích công việc chỉ dẫn việc lựa chọn phương pháp. Phương pháp càng chính xác càng sáng tạo làm cho công việc đạt tới kết quả nhanh, chất lượng tốt và đôi khi vượt xa hơn cả mục đích dự kiến ban đầu. Phương pháp NCKH gắn bó liền với mục đích sáng tạo khoa học. -Phương pháp là con đường vận dụng của nội dung mọi hoạt động đều có nội dung, nội dung công việc quy định phương pháp và phương pháp là cách thực hiện nội dung, là yếu tố quyết định chất lượng của công việc. Trong NCKH mỗi chuyên ngành có một hệ phương pháp đặc thù, mỗi đề tài có một nhóm phương pháp cụ thể. -Phương pháp là tổ hợp các thao tác được sắp xếp theo một chương trình tối ưu. Nếu từng thao tác được thực hiện chính xác thì phương pháp đạt tới độ hoàn hảo và chất lượng công việc là tốt nhất, nhanh nhất… - Phương pháp là cách thức làm việc của chủ thể do chủ thể lựa chọn… Phương pháp bị quy định bởi trình độ nhận thức và kinh nghiệm đã có của chủ thể. Do đó, phương pháp mang tính chủ quan. Trong NCKH các nhà khoa học phải có trình độ trí tuệ cao, khả năng lớn và một kinh nghiệm dày dạn. 19

Video liên quan

Chủ Đề