Các con robot trong robocon chuyển động bằng cách nào

Robot sinh thái không có cơ chế tự chuyển động mà hoạt động gián tiếp nhờ lực tác động bởi sức gió, từ tính hoặc dựa trên độ dốc của sân thi đấu.

Từ 9/5 đến 14/5, vòng chung kết cuộc thi Robocon 2016 với chủ đề “Đi tìm năng lượng sạch” sẽ được tổ chức tại Ninh Bình với sự tranh tài của 32 đội tuyển. Ở mỗi trận đấu, các đội sẽ phải cho robot leo qua đỉnh dốc, đồi, trượt xuống dòng sông zíc zắc và dựng lại tại trạm tuốc bin gió để lắp cánh quạt.

Robocon năm nay có nhân tố công nghệ mới khi lần đầu tiên các đội sẽ sử dụng Eco Robot, hay còn gọi là Robot sinh thái. Eco Robot không có cơ chế để tự chuyển động mà hoạt động gián tiếp nhờ lực tác động từ Hybrid Robot (Robot tự động hoặc bán tự động) như bằng sức gió, từ tính hoặc dựa trên độ dốc của sân thi đấu. Mỗi đội chơi sẽ có một Eco Robot và một Hybrid Robot.

32 đội chơi năm nay đến từ nhiều trường như: Đại học Lạc Hồng, Cao đẳng Nghề Công nghệ Hà Tĩnh, Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội, Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên, Đại học Công nghiệp Hà Nội, Đại học Giao thông vận tải Hà Nội..., tuy nhiên thiếu vắng những đội "tên tuổi" như Đại học Bách khoa Hà Nội, Bách khoa TP HCM, Bách khoa Đà Nẵng, Học viện Kỹ thuật quân sự.

Tại cuộc thi này, đội vô địch sẽ đại diện cho Việt Nam tham gia Cuộc thi sáng tạo Robot Châu Á - Thái Bình Dương 2016 tổ chức tại Thái Lan vào tháng 8 tới.

Tại cuộc thi Robocon 2015, đội tuyển Robocon Hungyen Techedu (Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên) đại diện cho Việt Nam đã đánh bại đội FR1 của Hong Kong (Trung Quốc) với tỷ số 5 - 1, mang về ngôi vô địch trong cuộc tranh tài ABU Robocon 2015 tại Indonesia.

Đây là năm thứ 15 cuộc thi sáng tạo Robot châu Á - Thái Bình Dương (gọi tắt là Robocon) được tổ chức, dành cho sinh viên đại học và cao đẳng khối kỹ thuật các nước trong khu vực. Năm 2002, Robocon lần đầu tiên được tổ chức tại Tokyo (Nhật Bản) với chức vô địch thuộc về đội tuyển Telematic của Đại học Bách khoa TP HCM. Trải qua 14 lần tham dự, Việt Nam có 5 lần vô địch, Trung Quốc 5 lần, Nhật Bản 2 lần và Thái Lan 2 lần.

GD&TĐ - Tham gia vào Cuộc thi Robocon Việt Nam năm 2019, lấy ý tưởng từ nền văn hóa và di sản của Mông Cổ. Cuộc thi mang thông điệp “Chia sẻ kiến thức”, trận đấu trong cuộc thi được thể hiện dưới dạng một trò chơi diễn ra giữa hai đội gồm: đội đỏ và đội xanh. Thời gian tối đa cho một trận đấu là 3 phút.

Theo tin từ Ban Tổ chức cuộc thi Robocon 2018, theo luật thi đấu Robocon 2018, khối lượng của giá để còn được tính vào khối lượng của robot điều khiển bằng tay và robot tự động, do đó, tổng khối lượng của hai robot và giá để còn tối đa là 50kg. Cụ thể, khối lượng tổng của mỗi robot, bao gồm cả giá để còn, ắc-quy, bộ điều khiển, cáp kết nối và bất kỳ thiết bị nào khác sử dụng trong thi đấu không được vượt quá 25 kg.

Luật thi đấu cũng chỉ rõ robot, bao gồm cả bộ điều khiển và cáp kết nối, khi bắt đầu trận đấu phải nằm trong khu vực xuất phát có kích thước 1000 mm x 1000 mm x 1000 mm. Trong quá trình thi đấu, kích thước tối đa của robot, tính cả giá để còn, không được vượt quá 1800 mm (cao) x 1500 mm (ngang) x 1500 mm (sâu).

Quả còn không được coi là bộ phận của robot nên kích thước và khối lượng của quả còn sẽ không được tính vào kích thước và khối lượng của các robot.

Đáng chú ý là tại cuộc thi Robocon năm nay, robot của các đội bị cấm chia tách thành các robot thành phần để thực hiện các nhiệm vụ đồng thời hoặc chia tách thành các bộ phận khác nhau đặt trên sân.

Tại cuộc thi Sáng tạo Robot Việt Nam 2018 (Robocon Việt Nam 2018) và ABU Robocon 2018, mỗi trận đấu vẫn diễn ra trong vòng 3 phút với hai đội xanh và đỏ. Mỗi đội sử dụng 2 robot gồm 1 robot điều khiển bằng tay và 1 robot tự động. Sân thi đấu tại cuộc thi Robocon năm nay gồm các vị trí: Khu vực xuất phát, Khu vực đặt còn, Khu vực ném còn, Khu vực hoạt động của robot điều khiển bằng tay và robot tự động.

Khi trận đấu bắt đầu, robot điều khiển bằng tay lấy quả còn và trao cho robot tự động, trao thành công, đội ghi được 1 điểm. Robot tự động ném còn thành công tại khu vực TZ1 sẽ giúp đội ghi được 10 điểm, ném thành công tại khu vực TZ2 ghi được 15 điểm.

Nếu ghi điểm thành công ở cả hai khu vực TZ1 và TZ2, robot tự động được di chuyển vào khu vực TZ3 để ném quả còn vàng. Mỗi lần ném thành công qua vòng còn vàng, đội sẽ ghi được 30 điểm.

Nếu robot tự động ném qua vòng còn vàng thành công và quả còn rơi vào đĩa vàng, đội sẽ giành chiến thắng tuyệt đối, gọi là "Rồng bay" và trận đấu sẽ kết thúc.

Cuộc thi Sáng tạo Robot Việt Nam, hay còn gọi là Robocon Việt Nam, là cuộc thi thường niên do Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) tổ chức. Tính đến nay, cuộc thi đã bước sang năm thứ 17 và đã trở thành sân chơi quen thuộc với bao thế hệ sinh viên đam mê sáng tạo, yêu công nghệ. Hướng tới đối tượng là các sinh viên ngành kỹ thuật của các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp trên toàn quốc, Robocon Việt Nam khuyến khích khả năng sáng tạo của các bạn trẻ yêu khoa học kỹ thuật, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền công nghiệp tự động hóa Việt Nam.

Mùa giải năm nay, Việt Nam vinh dự trở thành đơn vị đăng cai tổ chức Cuộc thi Sáng tạo Robot châu Á - Thái Bình Dương (ABU Robocon 2018). Lấy ý tưởng từ một trò chơi dân gian quen thuộc trong mỗi dịp Tết đến xuân về tại Việt Nam, ABU Robocon 2018 có chủ đề là "Ném còn", đòi hỏi các robot phải được thiết kế sao cho hội tụ các yếu tố như kỹ thuật, độ chính xác, sự khéo léo đi cùng với những quả còn độc đáo, rực rỡ sắc màu, mang dấu ấn riêng của từng đội.