Các ngân hàng đầu tư nước ngoài

UBS, Nomura, JPMorgan Chase, BlackRock, Goldman Sachs, DBS… lần lượt thành lập công ty cổ phần hoặc 100% vốn nước ngoài để gia nhập thị trường Trung Quốc. Đây vừa là sự thừa nhận giá trị đối với thị trường vốn Trung Quốc, vừa thể hiện hiệu quả bước đầu trong việc mở cửa thị trường vốn của Trung Quốc.

Thông tấn xã Việt Nam dẫn nguồn tin từ Báo Liên hợp buổi sáng cho biết diễn biến trên và nhận định, khi các tổ chức tài chính có vốn đầu tư nước ngoài vào cuộc, họ có thể dẫn dắt các nhà đầu tư quốc tế tham gia thị trường đầu tư của Trung Quốc, đồng thời cải thiện hơn nữa môi trường huy động vốn của Trung Quốc, thúc đẩy sự kết nối giữa thị trường vốn Trung Quốc với thị trường quốc tế.

Để hướng đến tương lai cùng thắng với các tổ chức tài chính có vốn đầu tư nước ngoài, các ngân hàng Trung Quốc phải cải tổ về nhiều mặt

Mặt khác, các tổ chức tài chính có vốn đầu tư nước ngoài cũng mang lại những kinh nghiệm quốc tế quý giá cho thị trường vốn Trung Quốc trên các phương diện như phát triển và giám sát thị trường, quản trị doanh nghiệp, kiểm soát rủi ro và kiểm soát nội bộ.

Tại Trung Quốc, sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, việc giám sát tài chính quốc tế trở nên chặt chẽ hơn. Ngoài ra, cùng với sự xuất hiện của các loại công nghệ kỹ thuật số như chuỗi khối [blockchain], dữ liệu lớn [big data], trí tuệ nhân tạo [AI], điện toán đám mây…, thị trường tài chính truyền thống đón nhận một cuộc cải cách số sâu sắc.

Lĩnh vực ngân hàng đầu tư và công ty chứng khoán diễn ra sự thay đổi lớn, bao gồm nhu cầu và kỳ vọng của khách hàng tăng mạnh, xu hướng toàn diện và dân chủ hóa tài chính, cũng như yêu cầu giám sát nghiêm ngặt hơn.

Những năm gần đây, đẩy nhanh phát triển kỹ thuật số, xây dựng “Trung Quốc số” đã trở thành quốc sách quan trọng của Trung Quốc, đồng thời cũng được đưa vào đề cương Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm lần thứ 14 và tầm nhìn đến năm 2035. Năm 2020, nền kinh tế số của Trung Quốc đã đóng góp 38,6% vào Tổng sản phẩm quốc nội [GDP], vượt xa hầu hết các nước.

Các chuyên gia kinh tế khuyến nghị, trong bối cảnh mở cửa thị trường vốn, các ngân hàng đầu tư Trung Quốc cần nắm chắc cơ hội chuyển đổi số, sử dụng tối đa lợi thế nguồn dữ liệu khổng lồ và các kịch bản ứng dụng phong phú, tranh thủ chiếm vị thế nổi trội trong cạnh tranh thị trường khốc liệt trong tương lai.

Thứ nhất, tích cực xây dựng mô hình hoạt động kỹ thuật số của các ngân hàng đầu tư, chiếm lợi thế đi đầu trong phát triển kinh doanh. Tài chính kỹ thuật số đã thúc đẩy dòng chảy thông tin, điều này khiến cho không gian lợi nhuận của các ngân hàng đầu tư vốn dựa vào thông tin bất cân xứng bị thách thức.

Chẳng hạn, năm 2016, Công ty Comcast đã mua lại hãng phim hoạt hình Comcast Corporation của Mỹ với giá 3,8 tỷ USD, xử lý tất cả các cuộc đàm phán có liên quan đến thương vụ giao dịch trong bối cảnh không dính dáng đến các dịch vụ do ngân hàng đầu tư cung cấp.

Năm 2019, doanh nghiệp “kỳ lân”, các doanh nghiệp khởi nghiệp [startup] được định giá trên 1 tỷ USD, nền tảng dịch vụ âm nhạc trực tuyến Spotify xác định giá mở cửa dựa vào số lượng đơn đặt hàng nhận được, bỏ qua các ngân hàng đầu tư để trực tiếp tham gia thị trường vốn, công khai niêm yết thành công trên thị trường chứng khoán. Bên cạnh đó, sự trỗi dậy của mô hình gọi vốn cộng đồng [crowdfunding] và cho vay ngang hàng P2P cũng đã tác động đến nhu cầu đối với dịch vụ tài trợ của ngân hàng đầu tư.

Đối diện với thách thức nghiêm trọng, các ngân hàng đầu tư cần sử dụng tối đa kỹ thuật số để xây dựng nền tảng kinh doanh số, giảm thiểu các thao tác trung gian thủ công truyền thống. Bên cạnh đó, họ cũng cần thúc đẩy tiêu chuẩn hóa, trực tuyến hóa toàn bộ quy trình hoạt động, đồng thời căn cứ vào nhóm ngành nghề và doanh nghiệp phục vụ. Điều này sẽ giúp ngân hàng xây dựng mô hình kỹ thuật số đa chiều, vừa có thể đáp ứng nhu cầu cá tính hóa, khác biệt hóa, vừa có thể nâng cao hiệu suất vận hành dự án, giảm bớt chi phí trung gian.

Thứ hai, đưa chuyển đổi mô hình kinh doanh mang lại từ kỹ thuật số vào chiến lược phát triển trung và dài hạn của công ty. Đổi mới sáng tạo tài chính, tối ưu hóa quản lý rủi ro được dẫn dắt bởi kỹ thuật số sẽ thúc đẩy các ngân hàng đầu tư vừa và lớn tiếp tục mở rộng lợi thế dẫn dầu, các ngân hàng đầu tư nhỏ và vừa tập trung vào thị trường ngách cũng sẽ có sức cạnh tranh đặc biệt trong làn sóng tài chính kỹ thuật số.

Kỹ thuật số thúc đẩy lưu thông luồng thông tin, giúp các ngân hàng đầu tư dễ dàng nhận biết và có được các cơ hội kinh doanh như tài trợ vốn cho doanh nghiệp, mua bán và sáp nhập [M&A], dịch vụ tư vấn, quản lý tài sản…, cùng với sự liên kết dữ liệu tài sản cơ sở của các ngành nghề và sự thúc đẩy của thuật toán thống nhất, những ngân hàng đầu tư có năng lực kỹ thuật số mạnh sẽ giành được lợi thế so sánh không thể địch nổi.

Đồng thời, các công nghệ kỹ thuật số như blockchain, hợp đồng thông minh [smart contract], học máy [machine learning], phân tích dữ liệu lớn… sẽ thúc đẩy việc tích lũy và khai thác có hiệu quả dữ liệu tài chính trong các ngân hàng đầu tư. Điều đó sẽ ngày càng làm suy yếu nhu cầu hoạt động kinh doanh của ngân hàng đầu tư đối với các doanh nghiệp thượng hạ nguồn như kiểm toán, tư vấn, công nghệ thông tin… truyền thống, thúc đẩy ngân hàng đầu tư chuyển đổi sang mô hình công nghiệp toàn diện.

Thứ ba, khai thác cơ hội kinh doanh của “khách hàng tiềm năng”, nắm chắc đặc tính toàn diện của tài chính kỹ thuật số để chiếm lĩnh thị trường. Hoạt động kinh doanh của các ngân hàng đầu tư truyền thống tập trung vào các khách hàng “giá trị ròng cao” như những doanh nghiệp vừa và lớn hoặc doanh nghiệp đầu ngành…, cùng với sự tích hợp của công nghệ kỹ thuật số và thị trường tài chính, lợi thế mở rộng không gian và lợi thế chi phí giao dịch của tài chính kỹ thuật số vượt trội.

Thứ tư, chú trọng trải nghiệm của khách hàng, tiếp tục nâng cao tính chuyên nghiệp và tính tiện dụng của nền tảng giao dịch số nghiệp vụ môi giới chứng khoán. Sự phát triển của tài chính kỹ thuật số đã phá vỡ giới hạn không gian khu vực, thúc đẩy cải thiện vấn đề thông tin bất cân xứng, chẳng hạn thị trường quốc tế đã xuất hiện các doanh nghiệp kỹ thuật số như Tiger Brokers chuyên sử dụng công nghệ để dễ dàng tổng hợp dữ liệu giao dịch tài chính, chiếm lĩnh thị phần giao dịch chứng khoán bán lẻ, giảm không gian lợi nhuận nghiệp vụ môi giới chứng khoán của các ngân hàng đầu tư.

Theo bài báo, các ngân hàng đầu tư cần phải tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng, cải thiện nghiệp vụ kinh doanh trực tuyến, nâng cao tính chuyên nghiệp và tính tiện dụng của nền tảng tư vấn đầu tư thông minh và nền tảng giao dịch kỹ thuật số. Chẳng hạn, các dịch vụ như thông tin giá cả thị trường, nghiên cứu đầu tư, giám sát giao dịch… mà nền tảng Marquee của Goldman Sachs cung cấp đã nâng cao hiệu suất kinh doanh và trải nghiệm của khách hàng. Cùng với việc giảm bớt, thậm chí xóa bỏ mạng lưới thực tế, dịch vụ trực tuyến cao cấp cá tính hóa, khác biệt hóa sẽ trở thành phương hướng phát triển…

Các ngân hàng đầu tư là trụ cột quan trọng của thị trường vốn, việc thị trường vốn dần mở cửa sẽ gây ảnh hưởng sâu sắc đối với các ngân hàng đầu tư Trung Quốc, trong khi đó sự trỗi dậy của tài chính kỹ thuật số lại cung cấp cơ hội mới để các ngân hàng đầu tư Trung Quốc bắt kịp, thậm chí “vượt lên”.

Nếu có thể nắm bắt cơ hội đi trước, không ngừng tăng cường nội lực, nhanh chóng xây dựng ưu thế so sánh phát triển kỹ thuật số của các ngân hàng đầu tư, thì mới có thể hướng đến tương lai cùng thắng với các tổ chức tài chính có vốn đầu tư nước ngoài trong cạnh tranh thị trường khốc liệt, phục vụ tốt hơn cho sự phát triển của nền kinh tế thực Trung Quốc./.

Kế hoạch bán vốn cho nhà đầu tư nước ngoài đã được thông qua tại Đại hội đồng cổ đông của VPBank.

Nhiều nhà băng nới room

Nhằm tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại nhà nước được tăng vốn điều lệ trong bối cảnh các ngân hàng có hệ số an toàn vốn ở mức thấp, làm hạn chế phát triển kinh doanh, đặc biệt là hạn chế tăng trưởng tín dụng, lãnh đạo Vietcombank đề xuất cho phép các ngân hàng thương mại nhà nước được giữ lại lợi nhuận, trả cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn điều lệ, đồng thời, tăng giới hạn sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài lên 35%.

Vietcombank cũng kế hoạch chào bán riêng lẻ 6,5% vốn điều lệ. Ngân hàng này cho biết, đối tượng phát hành hướng đến là đối tác chiến lược Ngân hàng Mizuho, để giữ tỷ lệ sở hữu tối thiểu 15% [dự kiến hơn 46,1 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 0,92% tổng số cổ phiếu sau phát hành] trên cơ sở quyết định đầu tư của Ngân hàng Mizuho. Đồng thời, Vietcombank cũng phát hành cho các nhà đầu tư khác, có thể gồm cả Mizuho, dự kiến gần 261,5 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 5,19% tổng số cổ phiếu sau phát hành.

Theo Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam, room ngoại còn lại của Vietcombank [6,4%] và BIDV [13,3%] cho thấy, các ngân hàng này vẫn còn dư địa để tăng vốn thông qua phương thức bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài.

Ngoài ra, cả hai nhà đầu tư chiến lược của các ngân hàng này [KEB Hana Bank của BIDV và Mizuho Bank của Vietcombank] hiện sở hữu 15% cổ phần so với hạn mức là 20%. Yuanta Việt Nam cho rằng, Vietcombank, BIDV còn trống room ngoại để có thể tăng thêm vốn từ các nhà đầu tư chiến lược hiện nay.

BIDV dự kiến phát hành thêm 341,5 triệu cổ phần mới, tương đương 8,5% vốn điều lệ bằng hình thức chào bán ra công chúng hoặc chào bán riêng lẻ.

Trong khi đó, nhà đầu tư chiến lược của VietinBank [Ngân hàng Tokyo Mitsubishi UFJ] đang sở hữu 19,7%, gần bằng hạn mức quy định là 20%.

Năm 2022, không chỉ các “ông lớn”, mà nhiều ngân hàng thương mại cũng có dự định nới room ngoại. Chẳng hạn, VPBank đã có tờ trình xin ý kiến cổ đông về việc điều chỉnh tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài từ mức 15% lên 17,5% vốn điều lệ.

Kế hoạch bán vốn cho nhà đầu tư nước ngoài đã được thông qua tại Đại hội đồng cổ đông của VPBank. Ngân hàng lên kế hoạch phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho cổ đông chiến lược nước ngoài và thậm chí dành cả phần cổ phiếu quỹ chào bán cho đối tác.

Theo Chủ tịch HĐQT VPBank, ông Ngô Chí Dũng, Ngân hàng sẽ mở room ngoại tối đa, ưu tiên các nhà đầu tư chiến lược. Kế hoạch này có thể hoàn tất trong quý I/2022. Nếu phát hành thành công, vốn chủ sở hữu của nhà băng này sẽ đạt mức kỷ lục, khoảng 120.000 tỷ đồng.

Hút thêm vốn ngoại

Theo lãnh đạo VPBank, thương vụ bán vốn cho đối tác ngoại sẽ mang về giá trị tương đương thương vụ bán 49% vốn FE Credit [gần 1,4 tỷ USD].

OCB cũng đang lên kế hoạch phát hành riêng lẻ 70 triệu cổ phiếu [5,1% tổng số cổ phần đang lưu hành] cho cổ đông nước ngoài. Theo đó, OCB đang tạm thời giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài ở mức 22% nhằm chuẩn bị cho sự tham gia nhiều hơn của các cổ đông nước ngoài. Thương vụ sẽ hoàn thành trong năm 2022.

Việc xem xét tăng tỷ lệ sở hữu vốn cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại ngân hàng Việt Nam là cần thiết, song phải đảm bảo hài hòa lợi ích, nhu cầu của các nhà đầu tư với vai trò quản lý nhà nước. Đồng thời, chính sách rõ ràng, nhất quán ngay từ đầu sẽ hỗ trợ rất nhiều cho các ngân hàng đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu, hội nhập quốc tế.

- Ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam

Mới đây, HĐQT Ngân hàng OCB đã thông qua việc triển khai phương án phát hành 882.341 cổ phiếu riêng lẻ cho đối tác chiến lược là Ngân hàng Aozora, với giá chào bán 25.571 đồng/cổ phiếu. Đồng thời, phát hành 50 triệu cổ phiếu ESOP cho cán bộ, nhân viên trong quý I/2022. Sau khi được Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận, vốn điều lệ của OCB dự kiến tăng lên hơn 13.757 tỷ đồng.

Trước đó, giữa 2020, OCB bán 15% cổ phần cho đối tác Nhật Bản là Ngân hàng Aozora  đưa vốn điều lệ tăng từ 7.898 tỷ đồng lên 8.767 tỷ đồng.

Trong khi đó, Sacombank cho biết sẽ bán 32,5% cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài sau hoàn tất tái cơ cấu trong năm 2022. Tuy nhiên, việc bán cổ phần cho đối tác nước ngoài phải được sự đồng ý của Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam [VAMC].

Trong khi đó, LienVietPostBank cũng có kế hoạch phát hành riêng lẻ 66,7 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài. Hay SHB đã tạm khóa tỷ lệ sở hữu nước ngoài ở mức 10% để tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược.

Theo Công ty Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam, HDBank đang là một trong số ít ngân hàng được xem xét nới giới hạn sở hữu nước ngoài lên 49% theo lộ trình quy định trong Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU [EVFTA].

Trên thị trường hiện nay, một số nhà băng còn nguyên room ngoại như Nam A Bank, VietCapitalBank, Kienlongbank, VietA Bank, SCB... Các ngân hàng này cũng có kế hoạch sớm hút thêm vốn ngoại, tăng năng lực tài chính.

Các chuyên gia của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, giới hạn về tỷ lệ sở hữu vốn nước ngoài tại các tổ chức tín dụng [tối đa 30%] đang làm khó cơ hội tìm kiếm cổ đông chiến lược của các ngân hàng thương mại.

Theo quy định tại Nghị định 01/2014/NĐ-CP đang được áp dụng, tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư cá nhân nước ngoài không được quá 5% vốn điều lệ; tổ chức nước ngoài sở hữu không quá 15% vốn điều lệ; nhà đầu tư chiến lược sở hữu không quá 20% vốn điều lệ; nhà đầu tư nước ngoài và người có liên quan sở hữu không quá 20% vốn điều lệ. Tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 30% vốn điều lệ của một ngân hàng thương mại Việt Nam.

Video liên quan

Chủ Đề