Các quai ruột ứ dịch là gì năm 2024

Bệnh đường ruột rất đa dạng, chẳng hạn như viêm ruột, bệnh celiac, viêm loét đại tràng… Mỗi trường hợp đều đi kèm với những nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị riêng biệt. Người bệnh nên theo dõi sát sao, thăm khám kịp thời để tránh gặp phải các biến chứng sức khỏe đáng lo ngại.

Các quai ruột ứ dịch là gì năm 2024

Bệnh đường ruột là gì?

Bệnh đường ruột là các bệnh lý xảy ra ở ruột non và ruột già, gây ảnh hưởng đến chức năng hệ tiêu hóa. Cụ thể, đường ruột đảm nhiệm vai trò tiêu hóa thức ăn, hấp thụ dưỡng chất, lưu trữ và đào thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Chính bởi phải tiếp xúc thường xuyên với thức ăn, chất thải nên đường ruột rất dễ bị viêm nhiễm, tổn thương. Những bệnh lý này có thể xảy ra cấp tính hoặc mạn tính với mức độ nghiêm trọng khác nhau.

Các bệnh về đường ruột thường gặp

Dưới đây là các bệnh đường ruột thường gặp nhất:

1. Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một nhóm các triệu chứng xảy ra cùng nhau, lặp đi lặp lại và làm thay đổi nhu động ruột, bao gồm: đau quặn bụng, táo bón, tiêu chảy, thay đổi thói quen đại tiện… Với những triệu chứng khó chịu này, đường tiêu hóa vẫn không có bất kỳ dấu hiệu tổn thương hoặc bệnh lý rõ ràng nào.

Hội chứng ruột kích thích là bệnh đường ruột phổ biến, thường xảy ra ở nữ giới trên 45 tuổi. Nguyên nhân chính xác vẫn chưa được xác định. Người bệnh có thể kiểm soát triệu chứng bằng cách uống thuốc, men vi sinh, kiểm soát căng thẳng và ăn kiêng theo chỉ định của bác sĩ.(1)

2. Viêm ruột mạn tính

Bệnh viêm ruột mạn tính (IBD) là tình trạng rối loạn liên quan đến viêm mô mạn tính, bao gồm:

  • Viêm loét đại trực tràng tràng chảy máu (UC): Đây là tình trạng viêm, lở loét dọc theo niêm mạc trực tràng và hoặc đại tràng.
  • Bệnh Crohn (CD): Bệnh Crohn xảy ra khi niêm mạc đường tiêu hóa bị viêm, viêm trong Crohn là viêm xuyên thành, có thể tổn thương đến tất cả các lớp của thành ruột. Bệnh cũng có nguy cơ gây tổn thương đại tràng (ruột già), ruột non và có thể cả đường tiêu hóa trên nhưng không phổ biến.

Triệu chứng điển hình của bệnh viêm ruột là tiêu chảy, đau bụng, sụt cân, mệt mỏi và chảy máu trực tràng. Trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến suy nhược cùng nhiều biến chứng sức khỏe đáng lo ngại.

3. Viêm loét đại trực tràng chảy máu

Viêm loét đại trực tràng chảy máu (UC) là bệnh lý gây viêm, lở loét trong niêm mạc trực tràng và đại tràng. Tình trạng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, phổ biến nhất là 15 – 30 tuổi, có khả năng di truyền. Các triệu chứng điển hình của viêm loét đại tràng bao gồm:

  • Thiếu máu
  • Mệt mỏi
  • Sút cân
  • Ăn mất ngon
  • Đại tiện phân có lẫn máu
  • Xuất hiện vết loét trên da
  • Đau khớp

Để chẩn đoán bệnh đường ruột này, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện nội soi đại trực tràng, xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, chụp CT hoặc MRI ổ bụng … Trường hợp nhẹ thường chỉ cần uống thuốc để kiểm soát triệu chứng. Tuy nhiên, nếu bệnh tiến triển nghiêm trọng, phẫu thuật cắt bỏ đại tràng có thể sẽ được xem xét.

Các quai ruột ứ dịch là gì năm 2024

Các quai ruột ứ dịch là gì năm 2024

4. Bệnh celiac

Bệnh celiac là bệnh lý rối loạn tiêu hóa và miễn dịch mạn tính, gây tổn thương ruột non, ngăn cản quá trình hấp thụ dưỡng chất, vitamin, khoáng chất từ thực phẩm tiêu thụ. Tình trạng này có thể khiến cơ thể bị suy dinh dưỡng cùng hàng loạt vấn đề sức khỏe đáng lo ngại khác.

Nguyên nhân chủ yếu là do ăn thực phẩm có chứa gluten – loại protein có trong lúa mạch, lúa mì, lúa mạch đen và các loại ngũ cốc khác. Thành phần này cũng có thể được tìm thấy trong một số loại thực phẩm chức năng, sản phẩm chăm sóc da, kem đánh răng, son dưỡng môi… Tuy nhiên, bệnh lý này hoàn toàn khác so với tình trạng dị ứng gluten.

Celiac thường xảy ra phổ biến ở trẻ em, các triệu chứng điển hình gồm:

  • Đầy hơi
  • Tiêu chảy mạn tính, phân nhầy
  • Táo bón
  • Đầy hơi
  • Buồn nôn, ói mửa
  • Sút cân bất thường
  • Mệt mỏi
  • Trầm cảm và lo lắng
  • Phát ban ngứa kèm mụn nước
  • Đau xương khớp

5. Tắc ruột

Tắc ruột là bệnh đường ruột nghiêm trọng, cần cấp cứu và tiến hành phẫu thuật kịp thời. Tắc ruột xảy ra khi phân hoặc thức ăn không thể di chuyển qua ruột, gây tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ ruột. Nguyên nhân có thể do tác dụng phụ của một số loại thuốc, thoát vị, ung thư… Triệu chứng thường gặp gồm:

  • Đau bụng dữ dội
  • Nôn mửa
  • Đầy hơi
  • Bụng chướng nhiều
  • Táo bón
    Các quai ruột ứ dịch là gì năm 2024
    Tắc ruột là bệnh lý đường ruột nghiêm trọng cần can thiệp phẫu thuật khẩn cấp

6. Nhiễm trùng đường ruột

Nhiễm trùng đường ruột là tình trạng đường tiêu hóa bị tổn thương do vi sinh vật gây hại. Bệnh lý này có thể xảy ra ở mọi đối tượng, vào mọi thời điểm trong cuộc đời, phổ biến nhất ở trẻ em, người cao tuổi và những người sống trong môi trường không đảm bảo điều kiện vệ sinh. Nếu nhiễm trùng không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như: Suy thận, chảy máu đường ruột… Triệu chứng bệnh có thể dễ dàng nhận thấy như sau:

  • Đau bụng
  • Tiêu chảy
  • Buồn nôn
  • Sốt
  • Ớn lạnh
  • Xuất hiện máu trong phân

Nguyên nhân bệnh đường ruột do đâu?

Mỗi bệnh lý đường ruột xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau, phổ biến gồm:

  • Do vi khuẩn, virus hoạt động gây viêm
  • Di truyền
  • Không dung nạp thực phẩm
  • Tác dụng phụ của thuốc
  • Có tiền sử mắc các bệnh lý liên quan
  • Thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ

Bệnh đường ruột có triệu chứng gì?

Hầu hết các bệnh lý liên quan đến đường ruột đều gây ra các triệu chứng khó chịu sau đây:

  • Chướng bụng
  • Đầy hơi
  • Táo bón
  • Tiêu chảy
  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Sút cân
  • Mệt mỏi, suy nhược cơ thể
  • Ăn mất ngon
    Các quai ruột ứ dịch là gì năm 2024
    Đau bụng là triệu chứng điển hình nhất của các bệnh lý liên quan đến đường ruột

Làm thế nào để chữa bệnh đường ruột?

Tùy theo từng nguyên nhân, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị bệnh đường ruột phù hợp, chủ yếu gồm:

  • Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý
  • Kiểm soát tốt căng thẳng
  • Sử dụng thuốc kháng sinh
  • Phẫu thuật đối với một số trường hợp cần thiết, chẳng hạn như tắc ruột, ung thư đường ruột

Bệnh đường ruột nên ăn gì?

Dưới đây là một số loại thực phẩm có lợi đối với các bệnh đường ruột, người bệnh nên tham khảo để thêm vào thực đơn hàng ngày:

  • Các loại ngũ cốc (ngoại trừ người bệnh đang mắc bệnh lý celiac): Giúp tăng cường chức năng của lớp niêm mạc đại tràng, kích thích tế bào miễn dịch phát triển.
  • Các loại rau lá xanh: Rau chân vịt, cải xoăn… cung cấp hàm lượng lớn chất xơ, Vitamin C, Vitamin K, Vitamin A, folate giúp thúc đẩy lợi khuẩn đường ruột phát triển, bao gồm cả đại tràng.
  • Thịt nạc giàu protein: Thực phẩm này rất tốt cho người bị hội chứng ruột kích thích.
  • Trái cây ít đường fructose: Trái cây ít đường fructose tốt cho người dễ bị chướng bụng, đầy hơi, bao gồm các loại quả mọng, trái cây họ cam quýt, chuối…

Bệnh đường ruột khám ở bệnh viện nào?

Hiện nay, Hệ thống BVĐK Tâm Anh đang là lựa chọn hàng đầu của người bệnh trong việc khám và điều trị các bệnh lý đường ruột thường gặp. Bệnh viện quy tụ đội ngũ bác sĩ Nội Tiêu hóa – Nội soi tiêu hóa- Ngoại tiêu hóa chuyên môn cao, nhiệt tình, giàu kinh nghiệm, cùng sự hỗ trợ từ hệ thống thiết bị y tế tiên tiến, hiện đại, nhập khẩu từ nước ngoài, đảm bảo hiệu quả điều trị cao.

Trong đó, trang bị điển hình là hệ thống nội soi tiêu hóa hiện đại, phòng mổ Hybrid vô khuẩn, hệ thống máy máy chụp mạch số hóa xóa nền (DSA), máy chụp CT, MRI, hệ thống xét nghiệm ưu việt, hỗ trợ tốt nhất cho bác sĩ trong quá trình điều trị bệnh.

Cách phòng ngừa bệnh đường ruột

Dưới đây là một số biện pháp hữu ích giúp phòng ngừa hiệu quả các bệnh lý về đường ruột:

  • Duy trì thói quen ăn các bữa nhỏ trong ngày, mỗi bữa cách nhau 2 – 4 giờ
  • Kiểm soát căng thẳng bằng cách thiền, tập thái cực quyền, yoga, nghe nhạc…
  • Ngủ đủ giấc, đúng giờ
  • Hoạt động thể chất đều đặn
  • Tránh tiêu thụ các loại thực phẩm có thể gây kích thích đường ruột, chẳng hạn như sữa, thức ăn nhiều gia vị, thức ăn nhiều dầu mỡ…
  • Hạn chế uống đồ uống chứa cồn, caffeine, gas…
  • Luôn uống đủ nước
  • Bỏ hút thuốc lá
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây ít đường

Khoa tiêu hóa (BVĐK Tâm Anh Hà Nội) và Khoa Ngoại Tổng hợp (BVĐK Tâm Anh Hà Nội) là những chuyên khoa Tiêu hóa uy tín, cung cấp dịch vụ thăm khám và điều trị cao cấp, hiệu quả cho các bệnh nhân mắc những bệnh lý tiêu hóa từ nhẹ đến nặng. Hệ thống BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ bác sĩ Nội khoa – Ngoại khoa – Nội soi tiêu hóa chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, bên cạnh đó là sự hỗ trợ của hệ thống thiết bị y tế hiện đại, nhập khẩu từ nước ngoài, phục vụ tối đa nhu cầu thăm khám và điều trị của khách hàng.

Để đặt lịch thăm khám và điều trị các bệnh lý tiêu hóa với các chuyên gia bác sĩ về Tiêu hóa của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, xin vui lòng liên hệ:

Trên đây là tổng hợp tất cả các thông tin liên quan đến bệnh đường ruột, các bệnh lý thường gặp, triệu chứng và phương pháp điều trị hiệu quả. Hi vọng thông qua những chia sẻ này, người bệnh sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích để chủ động theo dõi sức khỏe, thăm khám sớm, nhằm hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm.

Các quai ruột là gì?

Hỗng tràng cùng với hồi tràng có chiều dài khoảng 6m, đường kính giảm dần từ trên xuống dưới, đường kính ở đoạn đầu hỗng tràng là 3cm, và ở đoạn cuối hồi tràng là 2cm. Hỗng tràng và hồi tràng cuộn lại thành các cuộn có hình chữ U được gọi là quai ruột, tổng cộng có khoảng 14 - 16 quai ruột.

Tầng dịch ruột là gì?

Tăng nhu động ruột là biểu hiện cho thấy sự gia tăng hoạt động của ruột, xảy ra khi các cơ co bóp thành ruột nhiều và nhanh hơn, tạo ra những âm thanh sôi bụng lớn mà không cần dùng đến ống nghe chuyên dụng vẫn có thể nghe được.

Uống gì để tăng nhu động ruột?

Uống đủ lượng nước mỗi ngày (khoảng 1,5 – 2 lít) và nên uống một ly nước ấm vào mỗi buổi sáng để giúp điều hòa nhu động ruột của hệ tiêu hóa, hạn chế tình nguy cơ mắc táo bón. Tập luyện thể dục mỗi ngày: Luyện tập thể dục hàng ngày như đạp xe, đi bộ, bơi lội...

Nghẹt ruột là gì?

Tắc ruột là tình trạng suy giảm cơ học đáng kể hoặc bị ngừng hoàn toàn việc vận chuyển các chất trong ruột do bệnh lý gây tắc ruột. Các triệu chứng bao gồm đau thắt, nôn ói, bí trung đại tiện, không có hơi. Chẩn đoán dựa vào lâm sàng, xác định bởi chụp phim X-quang bụng.