Các thiết bị trường học nào có thuế suất 5

Thuế suất GTGT đối với trang thiết bị, dụng cụ y tế là một trong các mức thuế được nhiều người quan tâm. Đặc biệt, khi nhập khẩu trang, thiết bị y tế và mức thuế suất áp dụng vẫn khiến nhiều doanh nghiệp lúng túng. Trong bài viết hôm nay, cùng iHOADON tìm hiểu về quy định của pháp luật về thuế GTGT hàng y tế và hướng dẫn thuế GTGT đối với thiết bị, dụng cụ y tế.

1. Quy định của pháp luật về thuế VAT hàng y tế

Các thiết bị trường học nào có thuế suất 5

Thuế GTGT hàng y tế theo quy định của pháp luật hiện hành

Căn cứ theo Thông tư 43/2021/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 1/8/2021, điều chỉnh và bổ sung nội dung về Luật thuế GTGT. Từ ngày 1/8/2021, các văn bản pháp luật có hiệu lực liên quan đến quy định, hướng dẫn thực hiện thuế GTGT:

- Luật Thuế GTGT số 13/2008/QH12 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 31/2013/QH13, Luật số 71/2014/QH13, Luật số 106/2016/QH13 được hợp nhất tại Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-VPQH Hợp nhất Luật Thuế GTGT;

- Thông tư 83/2014/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện thuế VAT theo danh mục hàng hóa nhập khẩu Việt Nam;

- Thông tư 219/2013 Hướng dẫn thi hành Luật thuế GTGT và Nghị định 209/2013/NĐ-CP và Hướng dẫn thi hành một số điều theo Luật Thuế GTGT chỉnh sửa, bổ sung tại Thông tư 26/2015/TT-BTC và Thông tư 43/2021/TT-BTC;

- Thông tư 14/2018/TT-BTC do Bộ Y tế ban hành danh mục các thiết bị, dụng cụ y tế được xác định mã số hàng hóa theo danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu VN;

Và một số công văn liên quan về chính sách thuế và thuế GTGT đối với các thiết bị, dụng cụ chuyên dùng trong y tế.

Nhập khẩu thiết bị y tế phải chịu những loại thuế nào?

Khi nhập khẩu thiết bị y tế cần nộp thuế nhập khẩu và thuế GTGT, thiết bị y tế phải chịu các loại thuế như thuế GTGT và thuế nhập khẩu.

Nếu doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa tại các quốc gia thuộc khối hiệp định thương mại tự do cùng VN sẽ được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt. Mức thuế ưu đãi dành cho thiết bị y tế dao động từ 0 - 25%.

2. Thuế suất thuế GTGT đối với thiết bị, dụng cụ y tế

.jpg)

Thuế suất thuế GTGT đối với thiết bị và dụng cụ y tế

Đối với thuế GTGT, mức thuế suất dao động từ 5 - 10%. Trong đó, những loại thiết bị đáp ứng đủ điều kiện do Nhà nước quy định tại Khoản 8 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Khoản 11 Điều 10 Thông tư 219/2013/TT-BTC được hưởng chế độ nộp thuế GTGT 5%.

Mức thuế suất 5% đối với các thiết bị, dụng cụ y tế là các mặt hàng được quy định cụ thể:

- Các loại máy soi, chiếu, chụp dùng để khám và chữa bệnh;

- Các thiết bị, dụng cụ chuyên dùng để mổ, điều trị vết thương, xe cấp cứu;

- Dụng cụ đo huyết áp, tim mạch, dụng cụ truyền máu;

- Bơm kim tiêm;

- Dụng cụ phòng tránh thai;

- Các thiết bị, dụng cụ có Giấy phép nhập khẩu hoặc Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành hoặc Phiếu tập nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn theo quy định pháp luật về y tế hoặc theo Danh mục trang thiết bị y tế thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế được xác định mã số hàng hóa theo Danh mục, hàng hóa xuất - nhập khẩu VN, ban hành kèm theo Thông tư 14/2018/TT-BYT.

- Bông, băng, gạc y tế và băng vệ sinh y tế;

- Thuốc phòng, chữa bệnh bao gồm: thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc (trừ thực phẩm chức năng);

- Vắc-xin;

- Sinh phẩm y tế, nước cấp để pha chế thuốc tiêm, dịch truyền;

- Mũ, quần áo, khẩu trang, săng mổ, bao tay, bao chi dưới, bao giày, khăn, găng tay chuyên dùng cho y tế, túi đặt ngực và chất làm đầy da (trừ mỹ phẩm);

- Vật tư hóa chất xét nghiệm và diệt khuẩn dùng trong y tế.

Với các mặt hàng là thiết bị, dụng cụ y tế thông thường khác, trừ các mặt hàng theo quy định ở trên, thông thường áp dụng thuế suất VAT 10%.

Theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP Các mặt hàng thiết bị, dụng cụ y tế thuộc các nhóm hàng hóa được giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8%. Do vậy, từ ngày 1/7/2023, các loại hàng hóa là thiết bị, dụng cụ y tế sẽ có mức thuế VAT là 8%.

3. Trang thiết bị, dụng cụ y tế nào không chịu thuế GTGT?

.jpg)

Các loại trang thiết bị, dụng cụ thuộc đối tượng không chịu thuế VAT

Căn cứ theo Danh mục trang thiết bị, dụng cụ y tế thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế được xác định mã hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất - nhập khẩu VN, trang thiết bị y tế không chịu thuế GTGT là các mặt hàng:

- Xe lăn, xe đẩy, cáng cứu thương và các loại xe tương tự được thiết kế đặc biệt để chở người tàn tật (có hoặc không có cơ cấu vận hành cơ giới);

- Các loại dụng cụ chỉnh hình hoặc đinh, nẹp, vít xương;

- Răng giả và các chi tiết gắn dùng trong nha khoa;

- Khớp giả và các bộ phận nhân tạo khác của cơ thể;

- Thiết bị Điều hòa nhịp tim dùng cho việc kích thích cơ tim (trừ các bộ phận và phụ kiện);

- Các loại dụng cụ khác được lắp hoặc mang theo hoặc cấy ghép vào cơ thể để bù đắp khuyết tật hay sự suy giảm của bộ phận cơ thể (Ví dụ: Khung giá đỡ mạch vành, hạt nút mạch, lưới lọc huyết khối, dụng cụ đóng động mạch; thủy tinh thể nhân tạo,...v.v).

Căn cứ theo Biểu thuế GTGT ban hành kèm Thông tư 83/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện thuế GTGT theo Danh mục hàng hóa nhập khẩu, những loại hàng hóa nhằm trong nhóm mã hàng trên đều thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Riêng nhóm Băng nẹp (trừ nẹp gắn trong cơ thể người và dụng cụ chỉnh hình thuộc nhóm 9021 sẽ chịu mức thuế GTGT là 5%).

4. Quy định với dịch vụ y tế

.jpg)

Những lưu ý liên quan đến thuế GTGT đối với dịch vụ y tế

4.1. Dịch vụ khám chữa bệnh, phòng bệnh có chịu thuế GTGT không?

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 1 Luật số 106/2016/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều trong Luật thuế GTGT, Thuế tiêu thụ đặc biệt và Quản lý thuế quy định cụ thể về các đối tượng không chịu thuế GTGT.

Theo đó, các loại dịch vụ:

- Dịch vụ y tế, dịch vụ thú y;

- Dịch vụ khám chữa bệnh, phòng bệnh cho người và vật nuôi;

- Dịch vụ sinh đẻ có kế hoạch;

- Dịch vụ điều dưỡng sức khỏe, phục hồi chức năng cho người bệnh;

- Dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật (bao gồm cả chăm sóc về y tế, dinh dưỡng và tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng cho người cao tuổi, người khuyết tật);

- Dịch vụ vận chuyển người bệnh, cho thuê phòng, giường bệnh của các cơ sở y tế;

- Dịch vụ xét nghiệm, chụp, chiếu, máu và chế phẩm máu dùng cho người bệnh.

Đều thuộc nhóm đối tượng không chịu thuế GTGT. Trong trường hợp trong gói dịch vụ chữa bệnh bao gồm cả sử dụng thuốc chữa bệnh thì khoản thu từ tiền thuốc chữa bệnh nằm trong gói dịch vụ cũng thuộc đối tượng không chịu thuế VAT.

Như vậy, Dịch vụ khám chữa bệnh, phòng bệnh thuộc nhóm dịch vụ không chịu thuế GTGT.

4.2. Thuốc chữa bệnh có chịu thuế GTGT không?

Theo quy định mức thuế suất GTGT đối với các mặt hàng y tế, thuốc chữa bệnh thuộc đối tượng chịu thuế VAT là 5%, quy định kể từ ngày 1/8/2021.

Trên đây là nội dung liên quan đến thuế GTGT thiết bị và dụng cụ y tế. Các bệnh viện, phòng khám tư nhân cần phải nắm rõ các quy định về thuế GTGT trong ngành y tế để thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước. Đặc biệt, trong năm 2023 theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP về điều chỉnh giảm thuế GTGT thì thuế GTGT càng trở thành loại thuế kế toán và người kinh doanh cần lưu ý.