Các thương vụ M&A ngân hàng ở Việt Nam

Thương vụ vừa diễn ra 2 ngày trước, Sumitomo Mitsui Financial Group [SMFG], một trong 3 tập đoàn tài chính ngân hàng lớn của Nhật sẽ mua lại 49% vốn cổ phần tại Công ty tài chính TNHH MTV Việt Nam Thịnh vượng [FE Credit] với giá 1,4 tỉ USD gây rúng động thị trường tài chính Việt Nam về quy mô và giá trị. Thương vụ M&A này được xem là lớn nhất của ngân hàng Nhật đầu tư vào một tổ chức tài chính Việt Nam. FE Credit là công ty trực thuộc Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng [VPBank], được định giá 2,8 tỉ USD.

Trước đó, thị trường M&A trong nước rúng động với “cú bắt tay” tỉ USD giữa Tập đoàn Vingroup và Masan diễn ra vào cuối năm 2019. Cụ thể, CTCP dịch vụ thương mại tổng hợp VinCommerce của Vingroup [bán lẻ], Công ty VinEco [nông nghiệp] và CTCP hàng tiêu dùng Masan - Masan Consumer Holding [tiêu dùng] đã sáp nhập nhằm tối ưu hóa thế mạnh hoạt động của mỗi bên, đồng thời tạo nên một tập đoàn hàng tiêu dùng - bán lẻ mới có sức cạnh tranh vượt trội và quy mô hàng đầu Việt Nam...

Các thương vụ mua bán sáp nhập trên thị trường có quy mô, giá trị ngày càng lớn. Từ vài trăm triệu cho đến cả tỉ USD. Đơn cử năm 2019, thương vụ BIDV bán 15% cổ phần cho Keb Hana với giá 882 triệu USD [tương đương 20.200 tỉ đồng] được xem là khoản đầu tư có giá trị lớn nhất trên thị trường tài chính tính tới thời điểm đó. Hay vào tháng 4.2020, Tập đoàn FWD chính thức nhận được sự chấp thuận theo luật định cho việc mua lại Công ty bảo hiểm nhân thọ Vietcombank - Cardif [VCLI, công ty bảo hiểm nhân thọ liên doanh giữa Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam [Vietcombank] và BNP Paribas Cardif] trị giá 400 triệu USD; rồi Ngân hàng Nhật Aozora mua 15% cổ phần Ngân hàng TMCP Phương Đông [OCB] trị giá 139 triệu USD.

Các lĩnh vực hàng tiêu dùng, bán lẻ và bất động sản, công nghiệp vẫn sẽ là tâm điểm thu hút M&A trong năm 2021. Đứng đầu bảng vẫn là lĩnh vực tài chính ngân hàng. Các ngân hàng đang lên kế hoạch chào bán cổ phần, phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài.

Theo CMAC

Đặc biệt chỉ trong những tháng đầu năm nay, nhiều thương vụ lớn đã diễn ra khiến thị trường M&A trong nước trở nên sôi động. Đầu tháng 4 vừa rồi, Tập đoàn Masan [MSN] đã chính thức ký hợp tác để SK Group mua lại 16,26% công ty nắm giữ cổ phần VinCommerce [VCM] thông qua công ty con SK South East Asia Investment thực hiện. Tổng giá trị tiền mặt của thương vụ này là 410 triệu USD. Với giao dịch này, VCM được định giá 2,5 tỉ USD cho 100% vốn chủ sở hữu.

Ông Woncheol Park, Giám đốc đại diện của SK South East Asia Investment, cho biết thỏa thuận đầu tư của SK vào VinCommerce là một phần trong chiến lược đầu tư của SK vào các lĩnh vực đang tăng trưởng nhanh của Việt Nam. Trước đó, SK Group cũng đầu tư khoảng 470 triệu USD vào Masan Group vào tháng 10.2018 [sở hữu khoảng 9,5%] và mua lại 6,1% cổ phần Vingroup vào tháng 5.2019.

Chưa có “kỳ lân” thu hút các đại gia công nghệ

TS Nguyễn Văn Thuận, Trường ĐH Tài chính - Marketing [TP.HCM], nhận định thời gian qua, hoạt động M&A tại Việt Nam khá sôi động, nhất là các doanh nghiệp trong nước bán vốn cho nước ngoài.

Thương vụ của FE Credit cho thấy lĩnh vực tài chính tiêu dùng của Việt Nam vẫn rất tiềm năng và được nhà đầu tư ngoại quan tâm. Nhu cầu tín dụng nhỏ lẻ của người dân vẫn rất cao và những công ty tài chính tiêu dùng luôn đạt lợi nhuận lớn. Mặc dù ngành này có ẩn chứa rủi ro về nợ xấu nhưng điều đó cũng không gây cản trở sự tham gia của những tập đoàn lớn.

Đồng thời, doanh nghiệp trong nước bán bớt cổ phần cho nhà đầu tư ngoại ngoài tăng cường năng lực tài chính, có thể còn mong muốn nhận được sự hỗ trợ về công nghệ, về kinh nghiệm quản trị... để tiếp tục thúc đẩy công ty phát triển hơn. Không chỉ đàm phán bán cổ phần riêng lẻ, các doanh nghiệp nếu tự tin còn có thể thực hiện IPO [phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng] để thu được giá trị tốt hơn.

Tuy nhiên, trong các hoạt động M&A tại Việt Nam thì dòng vốn ngoại tham gia vẫn nhiều hơn và xu hướng đó chưa dễ bị đảo ngược. Bởi nhiều tập đoàn nước ngoài khi có mục tiêu muốn tham gia vào thị trường trong nước sẽ dễ chọn con đường mua lại các doanh nghiệp có sẵn tại địa phương để rút ngắn thời gian cũng như sẽ hiệu quả hơn.

TS Nguyễn Văn Thuận nhấn mạnh: Hiện hoạt động M&A tại Việt Nam vẫn còn thiếu mảng công nghệ, chưa có những doanh nghiệp “kỳ lân” để thu hút mạnh các tập đoàn công nghệ thế giới. Chẳng hạn Tập đoàn Apple năm 2014 từng chi tiền thâu tóm một số công ty liên quan, như mua Beats Electronics chuyên về mảng âm thanh với giá lên 3 tỉ USD để tích hợp phát triển mảng thiết bị âm thanh cá nhân của Apple. Những vụ tích hợp này sẽ tạo ra giá trị rất lớn cho cả bên mua lẫn đơn vị được mua.

Theo ước tính trong 20 năm qua, Việt Nam có hơn 4.000 thương vụ M&A với giá trị đạt gần 50 tỉ USD, đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á về giá trị M&A. Việt Nam được đánh giá là quốc gia năng động trong hoạt động M&A khi thu hút dòng vốn ngoại và nhà đầu tư ngoại tham gia vào thị trường. Với diễn biến phức tạp đại dịch Covid-19 trên phạm vi toàn cầu đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động đầu tư và thương mại quốc tế. Việt Nam cũng không tránh khỏi ảnh hưởng dẫn đến giá trị các thương vụ M&A tại Việt Nam năm 2020 suy giảm hơn 51% so với năm 2019, ước đạt 3,5 tỉ USD.

Thế nhưng, Viện Nghiên cứu đầu tư và mua bán sáp nhập doanh nghiệp [CMAC] đưa ra dự báo khả quan rằng thị trường M&A Việt Nam sẽ hồi phục theo mô hình chữ V trong giai đoạn 2021 - 2022. Cụ thể, thị trường có thể phục hồi về mức 4,5 - 5 tỉ USD vào năm 2021 trước khi bật mạnh hơn, trở lại với giá trị 7 tỉ USD vào năm 2022.

Tin liên quan

[CÔNG TY LUẬT TRÍ MINH] Những năm gần đây, bên cạnh các hình thức đầu tư trực tiếp và gián tiếp tại Việt Nam, đầu tư thông qua hoạt động mua bán sáp nhập [M&A] đang trở thành một làn sóng đầu tư mới đầy tiềm năng. Các giao dịch M&A không ngừng gia tăng giữa các đối tác trong và ngoài nước, đồng thời quy mô và giá trị của các thương vụ ngày càng lớn.

I. M&A LÀ GÌ?

M&A là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh Mergers [Sáp nhập] và Acquisitions [Mua lại]. M&A là hoạt động giành quyền kiểm soát doanh nghiệp thông qua hình thức sáp nhập hoặc mua lại giữa hai hay nhiều doanh nghiệp để sở hữu 1 phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đó.

Xem thêm: Các dịch vụ tư vấn pháp luật tại Luật Trí Minh

Ảnh minh họa: internet

Mergers [sáp nhập]: là hình thức liên kết giữa các doanh nghiệp thường có cùng quy mô với nhau để tạo ra một doanh nghiệp mới. Công ty bị sáp nhập chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập để trở thành một công ty mới.

Acquisitions [mua lại]: là hình thức kết hợp mà doanh nghiệp lớn sẽ mua các doanh nghiệp nhỏ và yếu hơn, các doanh nghiệp bị mua lại này vẫn giữ tư cách pháp nhân cũ và doanh nghiệp mua lại sẽ có quyền sở hữu hợp pháp đối với doanh nghiệp mình mới mua.

M&A trên thế giới cũng như M&A tại Việt Nam đều được nhận định rằng, sẽ tạo ra giá trị tăng thêm [giá trị cộng hưởng] nhờ giảm chi phí, mở rộng thị phần, tăng doanh thu hoặc tạo ra cơ hội tăng trưởng mới. Giá trị cộng hưởng có được từ mỗi thương vụ M&A sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh hiệu quả và giá trị doanh nghiệp sau M&A được nâng cao.

- Nâng cao quy mô doanh nghiệp: Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp thâm nhập được vào thị trường mới, có thêm một dây chuyền sản phẩm mới hay mở rộng phạm vi phân phối, mở rộng chi nhánh, phòng giao dịch, các dự án…Quy mô doanh nghiệp tăng, phân phối hàng hóa được đẩy mạnh cũng sẽ giúp doanh nghiệp có thị phần lớn hơn.

- Giảm chi phí nhân lực: Trên thực tế, khi hai hay nhiều bên sáp nhập lại đều có nhu cầu giảm việc làm, nhất là các công việc gián tiếp. Bởi vậy, M&A sẽ là dịp để các DN sàng lọc những vị trí làm việc kém hiệu quả, DN sẽ có cơ hội được tiếp nhận nguồn lao động có kỹ năng tốt và nhiều kinh nghiệm. 

- Cải thiện nguồn lực tài chính: Một trong những lợi ích nổi bật nhất khi thực hiện công việc M&A đó là sức mạnh về tài chính của doanh nghiệp sẽ được cải thiện một cách đáng kể. Sau M&A, DN sẽ được tăng thêm nguồn vốn sử dụng và khả năng tiếp cận nguồn vốn, chia sẻ rủi ro, tăng cường tính minh bạch về tài chính.

- Nâng cao trình độ công nghệ - kỹ thuật: Thông qua việc M&A, DN có thể tận dụng công nghệ hay kỹ thuật của nhau để tạo lợi thế cạnh tranh. Ngoài ra, nguồn vốn dồi dào cũng là một trong những điều kiện thuận lợi để họ trang bị những công nghệ hiện đại phục vụ cho việc kinh doanh.

Căn cứ vào chức năng của các công ty thành viên, tính chất của việc mua bán, sáp nhập: hoạt động M&A có thể được phân loại theo 3 hình thức: M&A chiều ngang, M&A chiều dọc và M&A kết hợp.

• M&A theo chiều ngang [Horizontal] là hình thức mua bán, sáp nhập giữa các doanh nghiệp cung cấp các dòng sản phẩm và dịch vụ giống nhau hoặc tương tự cho người tiêu dùng cuối cùng, có nghĩa là cùng ngành và ở cùng một giai đoạn sản xuất. Các công ty, trong trường hợp này, thường là đối thủ cạnh tranh trực tiếp. 

Ví dụ: Vào tháng 1/2016 Toyota đã tuyên bố là họ tiến hành mua lại toàn bộ của Daihatsu [một thương hiệu ô tô được thành lập sớm nhất tại Nhật Bản]. Cách làm này của Toyota được cho là cụ thể hóa việc mở rộng quy mô sản xuất nội địa hóa các mẫu oto cỡ nhỏ.

• M&A theo chiều dọc [Vertical] được thực hiện với mục đích kết hợp hai công ty có cùng chuỗi giá trị sản xuất cùng một dịch vụ và dịch vụ tốt, nhưng khác biệt duy nhất là giai đoạn sản xuất mà họ đang hoạt động.

Ví dụ: Ví dụ như một doanh nghiệp chuyên phân phối các sản phẩm về săm lốp có thể sáp nhập với doanh nghiệp khác chuyên sản xuất về cao su. Việc làm này có thể sẽ giúp doanh nghiệp không bị gián đoạn bởi các nhà cung cấp, hạn chế những khoản chi phí trung gian.

• M&A kết hợp [Conglomerate] là hình thức mua bán và sáp nhập để hình thành nên các tập đoàn. Việc sáp nhập kiểu tập đoàn diễn ra giữa các công ty phục vụ cùng một khách hàng trong một ngành cụ thể, nhưng họ không cung cấp các sản phẩm và dịch vụ giống nhau. Sản phẩm của họ có thể được bổ sung, sản phẩm đi cùng nhau, nhưng về mặt kỹ thuật không phải là sản phẩm giống nhau. 

Ví dụ, nếu một công ty sản xuất chăn-ga-gối-đệm sáp nhập với một công ty sản xuất giường, điều này sẽ được gọi là sáp nhập tập đoàn, vì đây là những sản phẩm bổ sung, thường được mua cùng nhau. Chúng thường được thực hiện để tạo thuận lợi cho người tiêu dùng, vì sẽ dễ dàng hơn khi bán những sản phẩm này lại với nhau.

Có thể bạn quan tâm dịch vụ: Tư vấn M&A tại Công ty tư vấn luật Trí Minh

Mỗi thương vụ M&A là cả một quá trình phức tạp và kéo dài gồm nhiều giai đoạn và liên quan đến rất nhiều vấn đề từ kinh tế, tài chính, lao động, đất đai đến pháp lý, trong đó vai trò của tư vấn pháp luật và đánh giá về pháp lý là không thể thiếu đối với bấ kỳ thương vụ M&A nào.
Với thế mạnh về thông tin và tiếp cận thị trường, am hiểu pháp luật, có đội ngũ chuyên gia tư vấn bài bản, kinh nghiệm và có mạng lưới đối tác uy tín trong lĩnh vực kiểm toán, tài chính và thẩm định giá, Luật Trí Minh đã xúc tiến và tư vấn thành công hàng loạt các thương vụ M&A tại Việt Nam. Chúng tôi luôn đồng hành tư vấn và hỗ trợ cho các bên tham gia M&A trong tất cả các bước, các giai đoạn của quá trình M&A.

--------------

Video liên quan

Chủ Đề