Câu nói Tiên học lễ, hậu học văn là câu nói của ai

Tiên học lễ hậu học văn là gì? Thế nào là tiên học lễ hậu học văn? Để hiểu được ý nghĩa của câu nói này, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.

"Tiên học lễ, hậu học văn" chính là một trong những khẩu hiệu vô cùng quen thuộc tại các nhà trường, cơ sở giáo dục tại việt Nam từ bao đời nay. Vậy tiên học lễ hậu học văn có nghĩa là gì?

Đây chính là một câu tục ngữ nằm trong kho tàng ca dao tục ngữ mà ông cha ta đã để lại. Câu nói gồm 2 vế tồn tại độc lập với nhau nhưng lại bổ sung, tương trợ ý nghĩa cho nhau.

Nếu xét về nghĩa đen, câu nói này có hàm ý chỉ rằng trước khi muốn học văn hóa thì cần phải học lễ giáo, lễ nghĩa, ứng xử.

Còn xét về ý nghĩa sâu xa thì câu nói này chính là một lời răn dạy vô cùng ý nghĩa mà cha ông chúng ta đã đúc kết từ bao đời nay và muốn truyền lại cho con cháu. 

"Tiên" có nghĩa là trước, "hậu" là sau. "Tiên học lễ, hậu học văn" là để nói đến tầm quan trọng của việc học lễ nghĩa, học cách làm người. Đến trường học là để học văn hóa, học kiến thức mà thầy cô truyền dạy thế nhưng trước khi muốn học những điều mới mẻ, to lớn ấy thì mỗi người cần ý thức được việc học đạo đức, ứng xử, rèn luyện chính bản thân, tính cách của mình mới là điều quan trọng.

Đặc biệt, khẩu hiệu này thường được treo rất trang trọng trong các lớp học, các cơ sở giáo dục đó là để thể hiện rằng đối với học sinh thì càng cần phải hiểu và cần phải thực hiện đúng theo khẩu hiệu ấy. Việc học đạo đức, học cách cư xử có văn hóa, cư xử đúng mực là vô cùng quan trọng với học sinh. Nó không chỉ thể hiện ở cách mà các em học sinh đối xử với thầy cô giáo, với bạn bè tại trường học mà còn là thể hiện cách cư xử, quan tâm của các em đối với chính ông bà, cha mẹ, người thân trong gia đình, cư xử với hàng xóm, những người lớn tuổi hơn ở ngoài xã hội.

Không rõ câu nói này có từ khi nào, thế nhưng từ bao đời nay nó vẫn xuất hiện, vẫn được nhắc đến để răn dạy lớp lớp thế hệ học trò và chưa khi nào, trong xã hội này câu nói ấy mất đi giá trị của nó.

Có nên bỏ khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn"?

Hiện nay có một số ý kiến cho rằng nên bỏ khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn" để khai mở tư duy phản biện, giải phóng sức sáng tạo. Ngay lập tức đã có những ý kiến trái chiều xoay quanh vấn đề này.

Như đã phân tích ở trên, câu nói "Tiên học lễ, hậu học văn" dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào nó vẫn luôn là một câu nói chứa đựng những hàm ý sâu sắc, ẩn chứa nhiều điều tốt đẹp mà cha ông ta đã đúc kết lại.

Việc có nên bỏ khẩu hiệu này hay không vẫn còn chưa được thống nhất nhưng chúng tôi tin rằng mỗi người trong chúng ta đều đã có câu trả lời cho riêng mình rồi phải không nào?

>>> Xem thêm:

Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã biết được tiên học lễ hậu học văn là gì, thế nào là tiên học lễ hậu học văn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

Nếu có nhu cầu trang bị các sản phẩm đồ gia dụng, điện máy điện lạnh, y tế sức khỏe, thiết bị văn phòng... chính hãng, chất lượng, bạn vui lòng tham khảo và đặt mua tại website META.vn hoặc liên hệ tới số hotline bên dưới để được nhân viên hỗ trợ thêm.

56 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy

Điện thoại: 024.3568.6969

716-718 Điện Biên Phủ, Phường 10, Quận 10

Điện thoại: 028.3833.6666

303 Hùng Vương, Phường 9, Quận 5

Điện thoại: 028.3833.6666

Gửi bình luận

Xem thêm: học tập, tiên học lễ hậu học văn là gì, tiên học lễ hậu học văn

Từ xưa đến nay, lễ nghĩa luôn là điều mà cha ông ta muốn con cháu có được, không ngừng rèn luyện để đối nhân xử thế đúng chừng mực nhất. Cha mẹ vẫn khuyên chúng ta trước khi học những kiến thức văn hóa thì cần phải rèn luyện kiến thức đạo đức, rèn luyện lễ nghĩa. Mỗi lần bước vào một ngôi trường, chúng ta vẫn thường thấy đập vào mắt là dòng chữ “Tiên học lễ, hậu học văn”. Vậy câu tục ngữ này có ý nghĩa gì trong cuộc sống của mỗi chúng ta?

“Tiên học lễ, hậu học văn” là câu tục ngữ bao gồm hai vế song song với nhau, sóng đôi nhau nhằm bổ sung ý nghĩa cho nhau, để hoàn thiện một nội dung nhất định. Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng có nội dung sâu xa nhằm khuyên răn con người ở trên đời.

Bạn đang xem: Tiên học lễ hậu học văn là câu nói của ai

Giải thích câu tục ngữ “Tiên học lễ, hậu học văn”-Văn lớp 7

Vế thứ nhất của câu tục ngữ là “Tiên học lễ”. Tiên chính là đầu tiên, là trước hết. Lễ chính là nghi lễ, là lễ phép hay chính là đối nhân xử thế với những người và những việc xung quanh. Ý nghĩa của vế thứ nhất muốn khuyên răn chúng ta điều trước tiên cần phải học tập và trau dồi lễ nghĩa, cách ứng xử đối với người khác làm sao cho đúng mực, cho được lòng và cho phù hợp với thuần phong mĩ tục của xã hội.


Vế thứ hai là “hậu học văn”. Hậu chính là sau, văn chính là các môn học văn hóa, các kiến thức mà chúng ta học được từ bên ngoài xã hội. NHư vậy vế này muốn nói rằng sau khi đã học được lễ phép thì hãy bắt đầu học các kiến thức văn hóa, trau dồi và rèn luyện kiến thức của mình khi đã biết cách ứng xử với những người xung quanh.


Như vậy, ý nghĩa của cả câu nói chính là khuyên chúng ta nên học cách ứng xử, đối nhân xử thế với người khác trước; rồi sau đó mới bàn đến vấn đề học hỏi những kiên thức văn hóa.

Câu tục ngữ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi chúng ta. Bởi rằng nếu một người có học vấn uyên thâm, được đi khắp năm châu bốn bể, được đất nước công nhận những cống hiến. Nhưng ngược lại người đó lại không biết cách ứng xử với mọi người, không coi cha mẹ ra gì, không coi quê hương ra gì. Như vậy thứ anh ta có được là kiến thức nhưng thứ anh ta không có được chính là lễ nghĩa. Một trong những điều làm nên nhân cách, phẩm chất của con người đó.

Xem thêm: Hướng Dẫn Up Rom Obi Sf1 Unbrick Fix Treo Logo, Rom Stock Cho Obi Sf1 Unbrick 9008, Flashtool


Khi thiếu đi nền tảng lễ nghĩa thì bản thân chúng ta trở thành một con người không có nhân phẩm. Dù kiến thức có sâu rông bao nhiêu thì cũng không có ý nghĩa gì hết.

Lễ nghĩa, đạo đức chính là nền tảng quan trọng của xã hội. Người có nhân phẩm tốt con hơn là người có kiến thức rộng và đạo đức không có. Như chúng ta đã biết đất nước cần những người tài, nhưng đất nước cần hơn những người có tâm, có tình vì dân vì nước chứ không phải có tài nhưng vô tâm và thất đức.

Mỗi người sống trong xã hội này cần phải rèn luyện đạo đức, lễ nghĩa của mình hằng ngày để trở thành một người công dân tốt. Và từ đó sẽ là nền tảng để chúng ta học hỏi kiến thức bên ngoài, trau dồi theo tháng năm để thành người tài.

Như vậy câu tục ngữ “Tiên học lễ hậu học văn” có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi người chúng ta. Nó chính là thước đo đạo đức, nhân phẩm của một người. Như Bác Hồ nói “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.

[GDVN] - Giáo dục không chỉ giảng dạy tri thức mà còn giáo dục đạo đức hướng đến sự chân [chân thật], thiện [lương thiện], mỹ [cái đẹp].

Bạn đang xem: Tiên học lễ hậu học văn là câu nói của ai

Bạn đang xem: Tiên học lễ hậu học văn là câu nói của ai

LTS:Gần đến ngày 20/11, cùng bàn luận và suy ngẫm về khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn”, tác giả Bùi Nam đã có bài viết chia sẻ.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.

Hiện nay, cả nước đang chuẩn bị bước vào tháng 11, trong tháng có một ngày lễ ý nghĩa quan trọng của ngành giáo dục đó là ngày tri ân những người đã đang và từng làm thầy cô giáo đó chính là lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Ngành Giáo dục và Đào tạo không những có nhiệm vụ đào tạo mà phải làm nhiệm vụ rất thiêng liêng, cao quý đó chính là giáo dục.

Giáo dục không chỉ giảng dạy tri thức mà còn giáo dục đạo đức hướng đến sự chân [chân thật], thiện [lương thiện], mỹ [cái đẹp].

Ngày 20/11 đang đến gần, đây là dịp để các cấp, các ngành dành tấm lòng để tưởng nhớ, tri ân các thầy cô giáo trong cả nước.

Thêm một lần nữa chúng ta cùng nhìn nhận lại những sự việc liên quan đến giáo dục trong những năm gần đây như bạo lực học đường gia tăng, gian lận điểm thi, vi phạm dạy thêm, học sinh học chỉ để đi thi không giúp gì cho cuộc sống… cho thấy việc giảng dạy chưa chú trọng đến việc giáo dục đạo đức, kỹ năng sống.

Khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” thì treo đầy trong nhà trường, trong lớp học nhưng việc giảng dạy, ứng dụng nó như thế nào thì hầu như bị quên lãng chưa được chú trọng, thậm chí có nhiều người còn đề nghị thay đổi khẩu hiệu trên bằng các khẩu hiệu khác.



Khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn" ở trường tiểu học [Ảnh minh họa: vtc.vn].

Bản thân tôi là giáo viên, tôi cho rằng khẩu hiệu trên còn nguyên giá trị, phải đẩy mạnh việc giáo dục học sinh thực hiện theo khẩu hiệu trên một cách quyết liệt hơn trong giai đoạn mà bạo lực học đường có chiều hướng gia tăng, việc giảng dạy chưa chú trọng đến giáo dục đạo đức cho mọi người.

Nguồn gốc của khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn”

Trước hết chúng ta cùng tìm hiểu về nguồn gốc xuất phát của khẩu hiệu trên, theo tìm hiểu của tôi câu nói trên do xuất phát từ quan điểm đào tạo của Nho giáo do Khổng Tử dùng trong việc giáo dục theo tư tưởng nho giáo đến nay.

Theo nho giáo vị trí của người thầy rất quan trọng, vai trò của người thầy chỉ đứng sau vua.

Theo sự phát triển của thời đại, của khoa học công nghệ thì vai trò của thầy cô giáo cũng có lẽ đã không còn được như xưa nhưng vẫn rất quan trọng và chính là nhân tố thành bại của giáo dục.

Câu này có hàm ý: lễ có nghĩa là lễ phép, lễ độ, lễ nghĩa, lễ là nền tảng của sự hiếu thuận, kính trên nhường dưới... Lễ đi đầu trong các mối quan hệ nên được đặt lên hàng đầu trong cách giáo dục con người, trong 4 đức là “Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín”.

“Tiên học lễ” có nghĩa là khi bắt đầu sự học thì phải học những đức tín tốt đẹp của con người, học để trở thành người tốt, học để phụng sự Tổ Quốc, học để trở thành một người có tấm lòng nhân ái, vị tha, biết kính trên nhường dưới, yêu thương mọi người… hay nói rộng ra “Tiên học lễ” là học về đạo đức trước khi học về văn hóa.

"Hậu học văn": có nghĩa là sau khi giáo dục về đạo đức mới được học về văn hóa, học về tri thức, chiếm lĩnh tri thức, làm chủ tri thức nhân loại, biến thành người giỏi, tiến bộ phù hợp với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang ở rất gần.



Nghề giáo và những hạnh phúc giản đơn

“Tiên học lễ, hậu học văn” có nghĩa là người đã thấu đáo lễ nghĩa, lễ phép, lễ độ đầu tiên sẽ dễ cảm hóa, dễ tiến tới mức độ thành công một cách dễ dàng trong các mối quan hệ khác hay hiểu vận dụng vào làm việc để đất nước ngày càng giàu mạnh, phát triển…

Do đó, học về đạo đức trước theo quan điểm của khẩu hiệu trên là phù hợp, chương trình giáo dục hiện nay hình như chưa chú trọng giáo dục đạo đức, cách tiếp cận kiến thức nên học sinh lao đầu vào học, không có thời gian suy nghĩ về đạo đức, lòng nhân, học kiểu “học vẹt”, học không có động cơ, học không biết để làm gì…

Khẩu hiệu trên chính là nền tảng để con người tiến tới sự hoàn thiện, thành công cả trong học tập và cuộc sống, nên chúng ta nắm vững ý nghĩa, phải tuyên truyền một cách quyết liệt hơn để hướng đến nền giáo dục tốt hơn, văn minh hơn, hoàn thiện hơn.

Hay như Bác Hồ kính yêu cũng từng dạy “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn/ Phần nhiều do giáo dục mà nên”.

Xem thêm: Howard Stern Là Ai - Dẫn Chương Trình Đài Howard Stern

Giáo dục không chỉ từ nhà trường, gia đình mà phải từ cả xã hội nhưng phải chú ý là học về đạo đức trước thì mới có sự thành công theo như khẩu hiệu trên.

Do đó, thành bại của đất nước phần lớn từ giáo dục mà nên, cho nên khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn”, tôi tin rằng khẩu hiệu trên luôn luôn có giá trị trường tồn và không bao giờ lỗi thời.

Nếu ai đó đề nghị thay đổi khẩu hiệu trên thì nên suy ngẫm lại, không phải thay đổi mà là làm tốt hơn công tác giáo dục, tuyên truyền…

Thêm những lời dạy, khẩu hiệu hữu ích khác

Như đã nói khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn”rất bổ ích, cũng rất hay, cũng có ý nghĩa giáo dục học sinh nên tiếp tục duy trì và phát huy.

Bên cạnh đó, nhiều khẩu hiệu khác vẫn còn ý nghĩa nguyên vẹn, hợp thời như 5 điều Bác Hồ dạy “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; học tập tốt, lao động tốt; đoàn kết tốt, kỷ luật tốt; giữ gìn vệ sinh thật tốt; khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”.



Lời thầy cô ấm mãi tim em!

Hay theo “Bốn trụ cột giảng dạy” là: “Học để biết; Học để làm; Học để tồn tại; và Học để chung sống” trong bản báo cáo nổi tiếng của Jacques Delors năm 1996 chính là nội dung triết lý giáo dục của UNESCO.

Đó là những khẩu hiệu gắn với thực tế cuộc sống theo đúng xu thế phát triển của thời đại, phù hợp với tình hình Việt Nam theo xu thế của thế giới.

Ngoài ra, chúng ta có thể dùng câu khẩu hiệu rất hữu ích, phù hợp đó chính là lời căn dặn của Bác Hồ “Học để làm người”, đó chính là một triết lý phù hợp, hữu ích và chính là chân lý sống, chân lý giáo dục tuyệt vời, nó bao gồm tất cả các phạm trù của cuộc sống, hướng con người đến sự “chân, thiện, mỹ” như ý nguyện của Bác.

Nó không chỉ dạy học sinh học để làm người tốt, có ích mà cũng là lời dạy dành cho giáo viên phải biết tự học, kiềm chế, phấn đấu để trở thành một giáo viên tốt, có ích cho xã hội, tu tâm dưỡng tính, không còn tình trạng bạo lực học đường có diễn tiến ngày càng lan rộng như hiện nay.

Giáo viên là nhân tố quyết định sự thành bại của giáo dục

Không thể khác hơn, giáo viên đứng lớp chính là những người quyết định sự thành bại của giáo dục, trong đó giáo dục đúng đắn sẽ tạo nên thế hệ học trò ngoan, giỏi, có đạo đức tri thức làm cho xã hội phát triển, đáp ứng được với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, hay cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ở phía trước.

Giáo dục sai đường sẽ tạo nên những con người dối trá, tham lam, ích kỷ, cá nhân… giáo dục sai lầm sẽ tạo nên những nhiều cá nhân vi phạm pháp luật, sẽ có nhiều cá nhân bị tù tội do giáo dục sai lầm tạo ra.

Do đó, phải đẩy mạnh việc tuyên truyền không chỉ giáo dục học sinh mà giáo dục luôn cả giáo viên và mọi người luôn cố gắng học tập không ngừng, luôn rèn luyện tu dưỡng đạo đức bằng các khẩu hiệu như:

“Tiên học lễ, hậu học văn”, “Học để làm người”, học theo 5 điều Bác Hồ dạy bằng các công việc cụ thể, giáo dục hàng ngày mọi lúc mọi nơi, giáo dục lồng ghép vào các tiết dạy... cũng là một trong những giải pháp tránh tình trạng bạo lực học đường, vi phạm thi cử, thành tích… một cách hiệu quả.

Giáo viên phải gieo vào lòng học sinh những nhân, nghĩa, đạo đức, tri thức phù hợp… để học sinh thấy ý nghĩa, tầm quan trọng của việc học đạo đức, tri thức, chiếm lĩnh tri thức, để học sinh có động cơ và mục đích học tập đúng hướng và đúng đắn.

Muốn như vậy, mỗi giáo viên phải là tấm gương sáng về giáo dục, về đạo đức, mỗi giáo viên phải biết mình đang nắm trong tay một nghề rất thiêng liêng, cao quý của nghề dạy học.



Làm sao để nhà giáo thật vui và hạnh phúc trong ngày 20/11

Giáo viên phải nắm rõ giáo dục là cho không phải là nhận, cho đi kiến thức, cho đi tình thương yêu bao la rộng lớn của người được mọi người được gọi là “thầy”.

Hiện nay, có một “bộ phận không nhỏ” những người được gọi là thầy cô giáo, là một nghề cao quý, thiêng liêng nhưng lợi dụng danh nghĩa đó để làm những việc vi phạm pháp luật như gạ tình đổi điểm, buôn bán ma túy, cờ bạc, gian lận thi cử, nhiều vụ giáo viên dùng hành vi bạo lực học sinh…

Hay nhiều người lợi dụng danh nghĩa giáo viên để ép buộc học sinh học thêm thu tiền bất nghĩa, vơ vét làm giàu cho bản thân, gia đình, nhiều người không giữ được lương tâm trong sáng của một nghề mà xã hội gọi là cao quý.

Những người đó không xứng đáng để xã hội gọi là “thầy”, không xứng đáng đứng trên bục giảng.

Sắp đến ngày 20/11, xin kính chúc tất cả mọi người đã, đang làm giáo dục luôn có sức khỏe dồi dào, luôn có tâm trong sáng, từng ngày trôi qua, mỗi thầy cô luôn là tấm gương sáng về đạo đức, kiến thức, trái tim nhân ái và mang lại những điều tốt đẹp cho giáo dục trong tương lai để mọi học sinh đều trở thành mọi công dân tốt, sống có ích, yêu thương mọi người, mong mọi người cùng góp phần nâng cao tâm thế và vị thế người thầy, đưa giáo dục tiếp tục là nghề cao quý, rất cao quý.

Xem thêm: Thẻ Đồng Thương Hiệu Là Gì ? 10 Thẻ Đồng Thương Hiệu Nổi Bật Nhất

Tôi tin rằng, với sự quyết liệt của Chính phủ, của ngành giáo dục và cả xã hội sẽ ngày càng có thêm nhiều giáo viên tốt, tâm huyết với nghề và mang lại những điều tốt đẹp cho thế hệ học sinh có đạo đức, kiến thức và là tương lai của dân tộc như ý nguyện của Bác “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có sánh ngang các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”.

Video liên quan

Chủ Đề