Cách bảo quản mì tôm

Mì ăn liền có nguồn gốc từ Nhật bản, là một phát minh nhằm cung cấp những bữa ăn nhanh tiện lợi và rẻ tiền. Dần dần, mì ăn liền được sử dụng như một dạng lương khô vì khả năng bảo quản được lâu. Có người quan niệm rằng nguyên nhân của việc này nằm ở việc sử dụng chất bảo quản quá liều. Hãy cùng BFC tìm hiểu những sự thật thú vị xoay quanh ý kiến này nhé!

1. Mì ăn liền để được bao lâu?

Hạn sử dụng của mì gói được in trên bao bì là 56 tháng, thậm chí hơn 9-10 tháng kể từ ngày sản xuất. Thông qua những nghiên cứu khoa học, thử nghiệm và kiểm tra chất lượng, nhà sản xuất đã có thể tính toán được các điều kiện đảm bảo chất lượng của mì ăn liền. Một trong những ràng buộc đó chính là hạn sử dụng.

Hạn sử dụng này là thời gian nhà sản xuất cam kết với người tiêu dùng cho việc sử dụng mì an toàn, chất lượng. Do đó, người tiêu dùng chỉ nên ăn mì khi vẫn còn trong thời hạn sử dụng để đảm bảo hương vị thơm ngon và không gây độc hại cho cơ thể.


Ảnh minh họa hạn sử dụng của mì ăn liền.

2. Lý do mì ăn liền có thể bảo quản được lâu

Mì ăn liền ngày nay vô cùng đa dạng về thương hiệu, mẫu mã, hương vị. Nhìn chung, mì ăn liền có thể được phân ra làm 2 loại chính dựa vào đặc điểm của quy trình sản xuất, bao gồm mì chiênmì không chiên:

2.1 Mì chiên

Vắt mì sau khi được làm chín bằng cách hấp sẽ được đưa đi xử lý nhiệt bằng phương pháp chiên trong chảo dầu hoặc phun dầu trong vòng 2,5 phút ở nhiệt độ khoảng từ 160 165 độ C, độ ẩm trong vắt mì sau khi chiên khoảng 2-6%.

2.2 Mì không chiên

Mì được xử lý nhiệt bằng phương pháp sấy. Vắt mì qua máy sấy trong khoảng 30 phút, sử dụng nhiệt gió ở khoảng 80 độ C, độ ẩm trong vắt mì sau khi sấy khoảng 6-8%.

Sự khác nhau giữa mì chiên và mì không chiên là do quy trình sản xuất.

Tuy hình thức khác khau, tuy nhiên cả 2 phương pháp đều có điểm chung là giảm độ ẩm của vắt mì. Vi khuẩn cũng như bất kỳ sinh vật sống nào khác đều cần những điều kiện môi trường phù hợp để có thể sống. Khi độ ẩm của vắt mì giảm, môi trường sinh sống tiềm năng của vi khuẩn cũng bị ảnh hưởng, khiến cho vi khuẩn không phát triển được và mì ăn liền có thể bảo quản được nhiều tháng liền.

3. Chất bảo quản trong mì ăn liền

Mì ăn liền đã trở nên phổ biến trên khắp châu Á, thậm chí trên cả thế giới. Đã có những tổ chức Y tế thế giới đã nghiên cứu cách sử dụng phụ gia thực phẩm cho sản phẩm này. Hiện nay tại nước ta, Bộ Y tế vẫn cho phép sử dụng chất bảo quản trong mì ăn liền, ví dụ như Axit sorbic, Natri sorbat, Kali sorbat, Canxi sorbat.

Chất bảo quản trong mì ăn liền là an toàn và được phép sử dụng.

3.1 Axit sorbic

Axit sorbic có công thức hóa học là C6H8O2, ký hiệu quốc tế là E200 [INS 200]. Đây là chất bảo quản chống vi sinh vật, chất chống nấm. Axit sorbic là axit béo không no có chứa hai liên kết đôi cacbon-cacbon và cả hai đều ở cấu hình trans.

Axit sorbic có khả năng kháng khuẩn mạnh hơn các muối của nó. Axit sorbic nhạy cảm với môi trường axit, có hoạt tính phụ thuộc vào độ pH. Axit sorbic và các muối kali của nó được sử dụng ở nồng độ thấp để kiểm soát sự phát triển của nấm mốc và nấm men trong các sản phẩm pho mát, thực phẩm nướng, đồ uống trái cây, dưa chua, trái cây tươi và rau quả, một số sản phẩm thịt cá và rượu vang.

Cách sử dụng axit sorbic khá đa dạng, có thể trộn trực tiếp, hòa tan hoặc ngâm tẩm thành phần thực phẩm. Khá an toàn trong sử dụng, có thể sử dụng linh hoạt với các thành phần khác.

3.2 Natri sorbat

Natri sorbat là muối natri của axit sorbic. Công thức là NaC6H7O2, ký hiệu quốc tế là E201 [INS 201]. Đây là chất bảo quản có tác dụng làm chậm hoặc ngăn chặn sự hư hỏng do vi sinh vật của thực phẩm.

Không chỉ hoạt động chống lại sự hư hỏng có thể nhìn thấy bởi nấm men, nấm mốc và vi khuẩn, mà còn ngăn ngừa sự hình thành các chất độc, đặc biệt là những chất do vi khuẩn và nấm mốc tạo ra.

Được sử dụng phổ biến hơn axit sorbic bởi khả năng tan tốt hơn, sử dụng trong nhóm thực phẩm giống như axit sorbic: sữa chua và các sản phẩm sữa lên men khác, salad trái cây, bánh kẹo, nước chanh, rượu vang,...


Minh họa natri sorbat dùng trong sữa chua.

3.3 Kali sorbat

Đây là muối kali của axit sorbic, có công thức hóa học là C6H7KO2, ký hiệu quốc tế là E202 [INS 202]. Trong môi trường axit thấp, nó có khả năng chuyển hóa thành axit sorbic.

Có tác dụng ức chế nấm men, nấm mốc mạnh hơn vi khuẩn. Môi trường càng axit thì khả năng chống nấm mốc càng cao.

Kali sorbat là chất không bền nhiệt, không chịu được nhiệt độ cao.

Về công dụng bảo quản, nó gây ảnh hưởng tới màng tế bào nấm mốc, ức chế sự hấp thụ axit amin.

Sử dụng nhiều trong rau quả, rượu vang, nước chấm, sữa chua, các sản phẩm mì.

Đối với mì ăn liền thuộc nhóm 06.4.3, tỷ lệ sử dụng của các chất thuộc nhóm sorbates là dưới 2000mg/kg.


Trên đây BFC đã tổng hợp một số thông tin chung về chất bảo quản trong mì ăn liền và một số thông tin bên lề thực phẩm. Mong rằng bài viết này sẽ giúp các bạn biết thêm những kiến thức thú vị về mì ăn liền. Liên hệ số hotline 0243. 715. 3333 [HN] - 0283.849.3321 [HCM] để được BFC tư vấn và hỗ trợ thêm về những vấn đề xoay quanh phụ gia thực phẩm.

Video liên quan

Chủ Đề