Cách bảo quản phụ kiện trang sức

10 cách bảo quản trang sức kim loại như mới, đúng cách, an toàn nhất

Quỳnh Nguyễn 25/01

Đeo trang sức giúp diện mạo của bạn trông thu hút và có điểm nhấn hơn. Nhưng liệu bạn đã chú ý bảo quản trang sức đúng cách? Cùng xem bài viết sau đây để biết thêm 10 cách bảo quản trang sức kim loại như mới, đúng cách, an toàn nhất nhé!

Tưng bừng khai trương chuỗi AVAJI vào ngày 10/01/2022 với nhiều chương trình ưu đãi giảm giá sốc cho các mặt hàng trang sức như: Nhẫn, dây chuyền, bông tai, vòng tay, lắc tay, vòng charm. Áp dụng từ ngày 10/01/2022 - 31/01/2022, chi tiết như sau:

- Trang sức Vàng đồng giảm 15%.

- Trang sức Bạc, Hợp Kim đồng giảm 30%, mua thêm món thứ 2 giảm thêm 10%.

1. Những ưu điểm của trang sức kim loại

Đa dạng mẫu mã, màu sắc: trang sức kim loại có nhiều thiết kế và màu sắc hơn những loại trang sức làm bằng vàng và bạc. Phù hợp với mọi sở thích và cá tính khác nhau.

Độ dẻo nhất định, dễ uốn thành trang sức: vì đặc tính dẻo mà kim loại thường được lựa chọn làm trang sức, dễ dàng uốn nắn thành nhiều kiểu.

Giá thành phù hợp: trang sức kim loại có giá rẻ hơn rất nhiều so với trang sức bằng vàng hay bạc. Do đó ai cũng có thể sở hữu cho mình một món đồ trang sức ưa thích mà không lo về giá.

Kim loại giúp tạo liên kết giữa trang sức với viên đá, tạo nên những chi tiết giúp nâng cao giá trị sản phẩm.

2. Những dạng kim loại thường dùng làm trang sức

Những dạng kim loại thường dùng làm trang sức là inox, bạc, vàng, platin, titan.

Kim loại

Ưu điểm

Nhược điểm

Inox

Ít bị đen, giá thành rất rẻ, độ bền sản phẩm cao, không bị rỉ sét, hình thức đẹp.

Gia công khó khăn do inox cứng hơn nhiều so với vàng hay bạc.

Bạc

Sáng bóng, giá cả không quá cao, có tác dụng giữ gìn sức khỏe.

Bị đen khi đeo lâu.

Vàng

Sáng đẹp và bền với thời gian.

Vàng trắng, có thể bị đổi màu do phần kim loại pha bị oxi hóa.

Vàng nguyên chất rất mềm, khó gia công.

Platin

Không hoen rỉ, ít bị ăn mòn, không bị đen, an toàn trên da.

Chi phí gia công platin rất cao.

Titan

Có nhiều màu sắc đa dạng, nhẹ, không cần bảo quản nhiều.

Gia công xử lý titan rất khó.

Rất nhiều chất liệu bằng kim loại được gia công tỉ mỉ để tạo ra các loại trang sức đa dạng, nhiều mẫu mã như nhẫn, bông tai, dây chuyền, vòng tay, lắc tay, lắc chân, vòng charm,...

Bạn nên chọn mua trang sức đính đá ở các cửa hàng trang sức, thương hiệu uy tín để tránh mua hàng giả, hàng kém chất lượng.

Bạn cũng có thể tham khảo về chuỗi AVAJI của Thế Giới Di Động, yên tâm khi mua trang sức kim loại, trang sức đính đá quý ở đây bởi những chính sách ưu đãi và hậu mãi tốt.

Địa chỉ các cửa hàng Thế Giới Di Động có chuỗi AVAJI:

  • 228 - 228A - 230 Đường 3/2, Phường 12, Quận 10, Tp. HCM
  • 136 Nguyễn Thái Học, P.Phạm Ngũ Lão, Quận 1, Tp. HCM
  • 468 Nguyễn Thị Thập, Phường Tân Quy, Quận 7, Tp. HCM
  • 246 Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Long A, Thành phố Thủ Đức,Tp. HCM
  • 159-161 Lê Văn Việt, Phường Hiệp Phú, Thành phố Thủ Đức, Tp. HCM

Xem thêm: Tìm siêu thị Thế Giới Di Động, Điện máy XANH trên điện thoại, máy tính

3. Tổng hợp 10 cách bảo quản trang sức kim loại như mới

Không để trang sức tiếp xúc với hóa chất

Khi đeo trang sức, bạn nên tránh tiếp xúc với nước biển, nước bể bơi, với người sử dụng có mồ hôi muối vì dễ oxi hóa kim loại. Khi xịt nước hoa, nên tháo tất cả các đồ trang sức ra, xài xong mới đeo đồ trang sức vào.

Không để trang sức tiếp xúc với các chất tẩy, cồn, axeton

Trang sức tiếp xúc với các chất tẩy, chất cồn sẽ phản ứng hóa học với nhau, bào mòn trang sức, gây nên các hư hại rất khó xử lí, ngoài ra trang sức Inox có thể tiếp xúc với nước thoải mái mà không sợ bị gỉ, sét, mất màu hay bị đen.

Tránh ảnh hưởng trực tiếp bởi nhiệt độ cao, ánh sáng mặt trời

Không nên tiếp xúc với nhiệt độ nóng hoặc lạnh vì có thể làm trang sức bị hỏng.

Đeo trang sức sau cùng khi makeup

Đeo trang sức là bước cuối cùng, sau khi make up, mặc quần áo và xịt nước hoa. Vì những thành phần trong đồ make up và cồn trong nước hoa có thể gây nên phản ứng không tốt cho trang sức kim loại của bạn.

Tháo trang sức khi làm việc nặng, hoạt động mạnh

Bạn nên tháo đồ trang sức ra khi làm việc nhà, chơi thể thao, đi bơi, tắm biển để tránh làm va chạm, vỡ, gãy, cong gập gây trầy xước hoặc làm giảm độ sáng bóng của chúng.

Tránh để trang sức cọ xát mạnh

Bạn không nên để trang sức kim loại cọ mạnh vào các vật khác bởi có thể làm bong lớp sơn, biến dạng trang sức, ảnh hưởng đến độ bền và tính thẩm mỹ của chúng.

Sơn móng tay bóng lên trang sức

Lớp sơn bóng đóng vai trò là lớp màng bảo vệ cho trang sức, tránh tình trạng trang sức bị oxy hóa nhanh do tiếp xúc nhiều với không khí bên ngoài.

Bảo quản trang sức trong hộp riêng

Bạn nên có một ngăn kéo, tủ hay hộp để trang sức riêng biệt, tránh cho trang sức bị tiếp xúc quá nhiều với không khí. Bạn cũng không nên trộn lẫn những trang sức kim loại khác màu với nhau.

Thường xuyên kiểm tra tình trạng trang sức

Kiểm tra trang sức thường xuyên bạn sẽ dễ dàng phát hiện được khi trang sức bị bong sơn, lỏng keo và nhanh chóng đi sửa chữa, giúp trang sức luôn ở tình trạng tốt nhất.

Định kỳ vệ sinh và lau rửa trang sức

Định kì mỗi tháng, bạn nên lau rửa trang sức để loại bỏ bụi bẩn và mảng bám, đánh bóng trang sức để duy trì sự thẩm mỹ cho trang sức.

Xem thêm:

  • Trang sức inox có bị đen không? 7 cách làm sáng trang sức inox dễ làm
  • 20 cách làm sáng trang sức bạc đơn giản hiệu quả dễ thực hiện tại nhà
  • 8 cách làm sáng trang sức hợp kim, bảo quản trang sức hợp kim đẹp lâu

Trên đây là 10 cách bảo quản trang sức kim loại như mới, đúng cách, an toàn nhất. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn. Hẹn gặp lại bạn ở những bài viết sau nhé!

121 lượt xem

Video liên quan

Chủ Đề