Cách bảo quản rươi được lâu

Con rươi biển là loài hải trùng hiếm có, chỉ xuất hiện duy nhất 1 lần trong năm, hơn nữa lỗi lần chỉ kéo dài 1 đến 2 ngày. Cho nên nếu muốn thưởng thức lâu dài, hoặc vận chuyển con rươi đến các vùng miền khác thì bảo cho con rươi vào bảo quản. Nhưng vì con rươi sống ở vùng đáy nước, cơ thể rất dễ nhiễm độc nên công đoạn bảo quản phải cực kỳ cẩn trọng và có nhiều chú ý. Sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn cách bảo bảo rươi an toàn nhất!

Bạn quan tâm:

  • Món rươi kho niêu đất
  • Cách làm món chả rươi ngon

Con rươi sau khi được vớt lên phải tiến hành bảo quản đúng cách thì mới có thể để được lâu và chế biến thành những món ăn ngon.

Bước đầu tiên trong khâu bảo quản là phải sơ chế con rươi thật sạch sẽ

Cũng giống như những loại thực phẩm, thức ăn, đặc sản khác, trước khi cho vào bảo quản trong tủ lạnh thì bước đầu tiên cũng là bước hết sức quan trọng là phải sơ chế thật sạch sẽ. Đối với đặc sản con rươi thì bước sơ chế con rươi lại càng trở lên quan trọng, vì nếu không được sơ chế sạch sẽ, con rươi rất dễ bị nhiễm độc, bị hỏng không thể chế biến được món ăn.

Cách chế biến con rươi rất đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện như sau: sau khi mua con rươi về, bạn sẽ nhặt sạch rác bẩn, bùn cát rồi cho vào bát nước nóng ở 90 độ [nếu cho ở 100 độ thì con rươi sẽ có khả năng vỡ bụng rất cao], lấy đũa đảo nhẹ nhàng để cho lông rươi và chân rươi rụng hết. Bạn sẽ làm như vậy 3 đến 4 lần là con rươi sẽ sạch sẽ. Mặc dù bước này rất đơn giản nhưng bạn cần phải thật cẩn thận vì con rươi rất dễ bị vỡ bụng, nếu bị vỡ bụng thì món ăn sẽ không ngon mà rất tanh, hơn nữa độ an toàn của món ăn sẽ không cao.

Con rươi phải được sơ chế sạch sẽ

Tiến hành bảo quản cho con rươi

Bảo quản cho con rươi cũng chính là tiến hành cấp đông cho con rươi. Sau khi đã sơ chế sạch sẽ cho con rươi, bạn phải đảm bảo rằng con rươi đã khô ráo hết nước. Sau đó bạn sẽ cho con rươi vào trong những túi linon vừa phải. Chú ý không để nhiều quá, con rươi rất dễ bị bẹp, vỡ bụng, bảo quản sẽ không an toàn.

Đối với con rươi đã được bảo quản thì khi chế biến món ăn bạn sẽ không cần phải sơ chế lại, mà chỉ cần chuyển số rươi cấp đông từ ngăn đá xuống ngăn làm mát, như vậy có thể chế biến được món ăn mà bạn yêu thích.

Cho rươi vào những túi nhỏ rồi cấp đông

Trên đây là các bước bảo quản rươi tươi an toàn nhất để giúp bạn có thể thưởng thức món rươi được lâu hơn. Chúc bạn thành công!

[No Ratings Yet]
Loading...

Con rươi Tứ Kỳ như chúng ta biết chỉ có theo mùa nên đối với nhiều người thì việc cấp đông cho con rươi để có thể thưởng thức món ăn này được lâu dài là điều hiển nhiên. Thế nhưng không giống như cá, tôm, thịt,… cấp đông cho con rươi yêu cầu cao hơn rất nhiều và có những điểm chú ý bắt buộc không phải ai cũng biết.

Bạn quan tâm:

  • Hướng dẫn bạn sơ chế rươi đúng cách
  • Con rươi làm món gì ngon nhất?

Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách cấp đông rươi an toàn tuyệt đối để chế biến thành những món ngon

Cách cấp đông cho con rươi

Chọn rươi ngon để tiến hành cấp đông: Muốn cấp đông cho con rươi thì trước hết bạn cần lựa chọn được mẻ rươi tươi ngon để tiến hành cấp đông. Bởi vì cấp đông cho con rươi đồng nghĩa với việc bạn sẽ để trong 1 thời gian nhất định, nên những con rươi được cho vào cấp đông phải là những con rươi to, béo, sống khỏe. Khi mùa rươi đến, bạn hãy nhanh tay lựa chọn những mẻ rươi nhìn tươi ngon, con rươi nhìn béo nhúc, bò khỏe, có màu đỏ hồng tươi tắn, ít nhờn, có mùi tanh dễ chịu ấy là những mẻ rươi tươi ngon bạn có thể lựa chọn mang về cấp đông. Làm như vậy thì khi rã đông chế biến món ăn thì món ăn của bạn mới được ngon.

Sơ chế rươi là công đoạn bắt buộc: Không giống như những thực phẩm khác, con rươi trước khi cấp đông phải tiến hành sơ chế thật sạch sẽ. Sơ chế rươi chính là công việc bạn trần rươi bằng nước nóng để cho lông và chân con rươi rụng hết, sau đó để thật ráo nước. Khi con rươi đã khô thì bạn sẽ cho vào những túi nhỏ, không được để túi quá lớn hay để con rươi chồng chất lên nhau, nếu được thì bạn có thể cho vào những hộp nhựa mỏng và nhỏ rồi đậy thật kín nắp. Sau khi đã cho vào túi xong thì sẽ xếp những túi rươi đó thật ngay ngắn không để chồng lên nhau.

Việc sơ chế con rươi để cho vào cấp đông mặc dù là công đoạn rất dễ làm những tuyệt đối không thể bỏ qua. Vì nếu không được làm sạch sẽ, không được để ráo nước thì con rươi rất dễ bị nhiễm độc, món ăn chế biến không được an toàn.

Cấp đông cho con rươi

Không nên cấp đông rươi quá lâu

Bất kỳ món ăn nào cũng không nên để quá lâu trong tủ lạnh, đặc biệt là con rươi – sinh vật nhuyễn thể thì lại càng không nên. Vì nếu để quá lâu sẽ khiến con rươi có khả năng nhiễm độc rất cao, khi chế biến món ăn sẽ làm cho người ăn mắc lại 1 số triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu,… nghiêm trọng nhất là ngộ độc.

Nếu có điều kiện thì bạn hãy nên sơ chế và chế biến món ăn luôn thay vì cấp đông cho con rươi. Nếu muốn thưởng thức hương vị của con rươi cả năm bạn có thể làm món mắm rươi cũng vô cùng ngon miệng. Hay làm món ăn rươi kho cũng được vô vàn người ưa chuộng hiện nay.

Mách bạn: Những món ăn ngon từ con rươi >>tại đây

Khi rã đông rươi phải chú ý

Việc rã đông cho con rươi cũng khác so với những thực phẩm khác. Như tôm, cua, cá để rã đông nhanh bạn có thể ngâm chúng trong nước nhưng với con rươi thì đó là điều dường như cấm kỵ. Rã đông cho con rươi thì chỉ có 1 cách duy nhất an toàn đó là bạn sẽ chuyển số rươi cấp đông xuống ngăn làm mát trước khi chế biến khoảng từ 30 đến 60 phút tùy theo gói rươi bạn cấp có nhiều hay không. Vì nếu rươi đông lạnh bạn chuyển ra ngoài thì môi trường bị thay đổi đột ngột con rươi rất dễ nhiễm độc. Một điều chú ý cho bạn khi làm bất kỳ điều gì liên quan đến con rươi đó là: chúng là loài hải trùng sống ở sâu dưới bùn cát nên chúng rất dễ bị nhiễm độc. Và sau khi rã đông cho con rươi xong thì bạn không cần rửa lại mà sẽ chế biến món ăn luôn vì trước khi cấp đông con rươi được sơ chế rất sạch sẽ.

Rã đông cho rươi không cần rửa lại

Trên đây là 1 số chú ý mà bạn phải nhớ khi tiến hành cấp đông con rươi đặc sản Hải Dương để món ăn được an toàn, trở thành món ăn đặc sản bổ dưỡng cho gia đình bạn.

[No Ratings Yet]
Loading...

Video liên quan

Chủ Đề