Cách bổ sung khoáng chất cho cơ thể

phân loại nhóm vitamin

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và tìm thấy rất nhiều loại vitamin khác nhau, tuy nhiên có 13 loại phổ biến nhất là vitamin A, vitamin C, vitamin D, vitamin E, vitamin K và 8 loại vitamin B (Vitamin B1, Vitamin B2, Vitamin B3, Vitamin B5, Vitamin B6, Vitamin B7, Vitamin B9 và Vitamin B12).  

Dựa vào tính tan, người ta phân loại vitamin thành 2 nhóm: vitamin tan trong nước gồm các vitamin nhóm B, C và vitamin tan trong dầu (chất béo) gồm các vitamin A, D, E, K,..

Các vitamin hòa tan trong nước thường di chuyển trong cơ thể dễ dàng hơn các vitamin tan trong chất béo. Đặc tính của các vitamin tan trong nước là chúng không thể lưu trữ bên trong cơ thể, điều này giúp bạn tránh được những tác dụng phụ không mong muốn do tích tụ lượng vitamin quá mức cần thiết của cơ thể. Vì vậy bạn cần phải cung cấp liên tục chúng trong chế độ ăn uống của mình. Khi bạn bổ sung các loại vitamin tan trong nước nhiều hơn mức cần thiết thì chúng sẽ được tự động loại bỏ khỏi cơ thể qua nước tiểu.

Khác với các vitamin tan trong dầu, các vitamin tan trong nước rất ít khi bị tích lũy trong cơ thể. Khi dùng nhiều hơn so với nhu cầu, cơ thể có thể dễ dàng loại bỏ phần dư thừa qua nước tiểu. Do đó, ít khi xảy ra tác dụng không mong muốn do thừa các vitamin tan trong nước. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chú ý chế độ dinh dưỡng hằng ngày của mình, để đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ các vi chất dinh dưỡng cần thiết, bao gồm các vitamin tan trong nước.

Thiết lập chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh, phối hợp từ 15-20 loại thực phẩm và thường xuyên thay đổi các thức ăn trong ngày. Lưu ý, cần kết hợp với tỷ lệ cân đối giữa nhóm thực phẩm nguồn gốc động vật và thực vật.

Một chế độ ăn đảm bảo nhu cầu về vitamin và khoáng chất không thể thiếu nhóm thực phẩm từ thực vật.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y Tế Thế Giới, để bổ sung vitamin cho người lớn thì người trưởng thành nên ăn rau củ quả từ 400-600g/ngày.

chế độ ăn cân bằng

uống thực phẩm chức năng

berocca banner

(4) https://suckhoedoisong.vn/vitamin-va-khoang-chat-dung-the-nao-cho-an-toan 169180009.htm (5) https://soyte.namdinh.gov.vn/home/hoat-dong-nganh/giao-duc-suc-khoe/vai-tro-cua-vitamin-va-cach-bo-sung-dung-cach-3297

(6) https://suckhoedoisong.vn/cong-va-toi-cua-vien-thuoc-sui-169123619.htm

CH-20211214-34

Khoáng chất giúp cơ thể luôn khỏe mạnh và phát triển. Dưới đây là những thực phẩm bổ sung khoáng chất cần thiết cho cơ thể mà bạn không thể bỏ qua.

Khoáng chất giúp các chuyển hóa trong cơ thể được diễn ra bình thường, ví dụ như natri, kali giúp kiểm soát sự cân bằng nước trong cơ thể, canxi và magie giúp xương rắn chắc, hệ tim mạch, tiêu hóa luôn khỏe mạnh.... 

Dưới đây hãy cùng tìm hiểu về những thực phẩm bổ sung khoáng chất cần thiết cho cơ thể:

1. Khi nào cơ thể cần bổ sung khoáng chất?

Cơ thể chúng ta cần hàm lượng nhỏ khoáng chất mỗi ngày, nhưng không vì thế mà chúng ta xem nhẹ nó. Thiếu khoáng chất sẽ khiến cơ thể gặp rất nhiều vấn đề nghiêm trọng khác nhau. Một chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng sẽ có đủ những thực phẩm bổ sung khoáng chất cho cơ thể. Tuy nhiên trong một số trường hợp, cơ thể có thể thiếu khoáng chất, ví dụ như:

- Phụ nữ có thai và đang cho con bú

- Những người nghiện rượu

- Người thường xuyên hút thuốc lá

- Người có chế độ ăn kiêng hoặc bỏ bữa quá nhiều

- Người già (những người bị tàn tật hoặc mắc bệnh kinh niên)

- Một số nhóm người có chế độ ăn chay

- Phụ nữ bị mất máu quá nhiều trong thời kỳ kinh nguyệt

- Những người dị ứng với một số loại sản phẩm.

Khoáng chất gồm hai loại đó là khoáng chất đa lượng (canxi, phốt pho, magie, natri,...) và khoáng chất vi lượng (sắt, kẽm, selen, đồng, crom,iot,....). Nhu cầu của khoáng đa lượng thường nhiều hơn khoáng vi lượng.

Các chuyên gia nghiên cứu rằng thực phẩm bổ sung khoáng chất có nhiều trong trái cây và rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, các sản phẩm từ sữa, các loại thịt,... Cụ thể như sau:

2.1. Khoáng đa lượng

Nhóm thực phẩm bổ sung khoáng chất đa lượng gồm:

- Canxi: Có thể bổ sung canxi thông qua sữa chua, phô mai, cá hồi, các loại rau xanh

- Trong muối có nhiều clo

- Bổ sung magie bằng các thực phẩm như: rau bina, bông cải xanh, các loại đậu, hạt, bánh mì

- Kali có nhiều trong thịt, sữa, trái cây, rau xanh, ngũ cốc, các loại đậu

- Bổ sung nhiều muối, rau xanh để có đủ natri

- Phốt pho có nhiều trong thịt bò, ngũ cốc, hải sản.

2.2. Khoáng vi lượng

Nhóm thực phẩm bổ sung khoáng chất vi lượng gồm:

- Crom có trong thịt đỏ, thịt gia cầm, cá, các loại hạt, phô mai

- Đồng có trong quả hạch, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, đậu, mận khô

- Flo có nhiều trong cá, trà

- Bổ sung thịt đỏ, thịt gia cầm, trứng, trái cây, rau xanh, bánh mì để cơ thể đủ hàm lượng sắt

- Mangan có trong các loại đậu, ngũ cốc, trà

- Ăn nhiều thịt nội tạng, hải sản, quả óc chó để có nhiều selen

- Bổ sung kẽm bằng các thực phẩm như thịt, các loại đậu và ngũ cốc.

Chất khoáng đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể, đặc biệt là ở trẻ em và phụ nữ mang thai. Sử dụng những thực phẩm bổ sung khoáng chất đầy đủ sẽ giúp cơ thể thực hiện tốt nhiều chức năng khác nhau khác nhau như giúp xương và răng luôn được chắc khỏe, sản xuất năng lượng, là yếu tố quan trọng của hoạt động cơ bắp cũng như thần kinh, bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng, chữa lành vết thương, tái tạo các tế bào trong cơ thể.

Thông thường thực phẩm bổ sung khoáng chất sẽ có trong một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tuy nhiên trong một số trường hợp, bạn cần dùng thuốc uống, thực phẩm chức năng hoặc điều trị tại bệnh viện (nó có thể gây ra các tác dụng phụ khiến cơ thể mệt mỏi).

Tác hại khi cơ thể thiếu khoáng chất rất nguy hiểm. Vậy nên hãy bổ sung khoáng chất hợp lý, khi chưa nghiêm trọng hãy dùng thực phẩm bổ sung khoáng chất, còn nếu nặng hơn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ, đảm bảo cơ thể luôn tiêu thụ đủ khoáng chất theo khuyến cáo, giúp cho công việc và cuộc sống đạt hiệu quả cao nhất, tránh những nguy hại về sức khỏe.

Nguồn dịch: https://www.health.harvard.edu/staying-healthy/the-best-foods-for-vitamins-and-minerals