Cách đánh giá học sinh môn gdcd lớp 10 năm 2024

*Việc đổi mới giáo dục dựa trên những đường lối, quan điểm chỉ đạo giáo dục của nhà nước. Đó là những định hướng quan trọng về chính sách và quan điểm trong việc phát triển và đổi mới giáo dục. Đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá được thể hiện trong nhiều văn bản, cụ thể:

Trong luật giáo dục điều 28 quy định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.

Báo cáo chính trị Đại hội Đảng toàn quốc làn thứ XI: “Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lí tưởng, giáo dục truyền thống, năng lực sáng tạo, kĩ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội”.

Bạn đang xem tài liệu "Linh hoạt trong cách kiểm tra bài cũ môn GDCD lớp 10 - Góp phần đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh theo định hướng phát triển năng lực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Điện thoại: 1900636019 Email: [email protected]

Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved

1. Kết quả học tập của học sinh trong từng học kì và cả năm học được đánh giá theo một trong bốn mức: Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt:

Học lực Tốt sẽ phải đạt điểm 8,0 trở lên ở ít nhất 6 môn đánh giá bằng điểm số, không phân biệt môn nào, các môn còn lại không dưới 6,5, không cần xét điểm trung bình Toán hoặc Ngữ văn trên 8,0, các môn đánh giá bằng nhận xét phải ở mức Đạt.

Học lực Khá sẽ phải đạt điểm 6,5 trở lên ở ít nhất 6 môn đánh giá bằng điểm số, không phân biệt môn nào, các môn còn lại không dưới 5,0, không cần xét điểm trung bình Toán hoặc Ngữ văn trên 6,5, các môn đánh giá bằng nhận xét phải ở mức Đạt.

Học lực Đạt có ít nhất 6 môn đánh giá bằng điểm số từ 5 trở lên, không có môn nào dưới 3,5 điểm, các môn đánh giá bằng nhận xét ở mức Chưa Đạt nhiều nhất là một.

Các trường hợp còn lại sẽ xếp mức Chưa đạt.

Nếu mức đánh giá kết quả học tập của học kì, cả năm học bị thấp xuống từ hai mức trở lên so với mức đánh giá quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều này chỉ do kết quả đánh giá của duy nhất một môn học thì mức đánh giá kết quả học tập của học kì đó, cả năm học đó được điều chỉnh lên mức liền kề.

Với quy định này thấy rõ quan điểm của Bộ GD coi các môn học đều bình đẳng nhau, không coi môn nào là chính hay phụ nữa, đây là bước đầu hướng đến một nền giáo dục học sinh toàn diện và tạo cơ hội cho học sinh phát huy hết khả năng của mình ở các môn học mà các em yêu thích và có năng khiếu.

Ngoài ra việc tính điểm của ít nhất 6 môn có đánh giá điểm số cũng góp phần giảm căng thẳng cho học sinh, học sinh không phải lo điểm môn này gánh cho môn kia nữa.

Quy định thể hiện đúng tinh thần của chương trình giáo dục phổ thông mới là giáo dục hướng tới cá nhân hóa để các em có thể phát huy hết năng lực của mình ở mọi lĩnh vực và được đánh giá công bằng như nhau.

2. Hình thức đánh giá:

Đối với việc đánh giá thường xuyên sẽ thực hiện thông qua nhiều hình thức đánh giá như vấn đáp, viết, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm, dự án học tập,…

Với một môn học, học sinh được kiểm tra, đánh giá nhiều lần, trong đó chọn một số lần kiểm tra, đánh giá phù hợp với tiến trình dạy học để sử dụng trong việc đánh giá kết quả học tập môn học.

Với việc đánh giá định kỳ sẽ được thực hiện thông qua bài kiểm tra trên giấy hoặc máy tính, bài thực hành, dự án học tập. Học sinh trung học sẽ có 4 bài kiểm tra định kỳ mỗi môn học.

Đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh được thể hiện rõ trong công văn kèm theo.

3. Khen thưởng:

Học sinh giỏi được đánh giá tốt cả trong năng lực học tập và phẩm chất.

Học sinh xuất sắc là học sinh giỏi có ít nhất 6 môn đạt điểm từ 9,0 trở lên.

Học sinh có thành tích đặc biệt được nhà trường xem xét, đề nghị cấp trên khen thưởng.

Chương trình giáo dục phổ thông mới đánh giá học sinh theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh nên cần quy định về cách đánh giá mới tương ứng.

Thông tư này đáp ứng yêu cầu tập trung vào đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh theo yêu cầu cần đạt của chương trình tổng thể về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung, theo đặc thù của từng môn học.

4. Nhìn nhận cá nhân:

Theo thông tư 22 thì điểm số các môn học có vai trò và vị thế ngang bằng nhau, tức là môn học có số lượng nhiều tiết cũng giống môn học có số lượng ít tiết. Bản chất của chương trình học sẽ mâu thuẫn, tại sao điểm số các môn học như nhau mà số tiết học các môn học lại có sự chênh lệch quá lớn ? Hệ quả học sinh có thể phải đi học thêm dàn trải ở tất cả các môn học để lấy điểm chứ không chỉ riêng vài môn cơ bản như bây giờ. Nếu học sinh, nhà trường trọng bệnh thành tích có thể sẽ nghiêng vào học những môn ít tiết để dễ dàng đạt danh hiệu thi đua, thành tích cao. Lúc đó, khen thưởng cho học sinh có thể còn nhiều hơn cả bây giờ; nhưng chất lượng 3 môn học Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ ở cấp phổ thông có thể càng đi xuống và nó sẽ kéo theo nhiều hậu quả khó lường. Vì thế, không có sự ràng buộc giữa các môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ trong xếp loại học sinh cũng chưa hẳn là một việc làm hay, phù hợp với thực tế chương trình của từng môn học tới đây.