Cách điều trị bệnh khô mắt

Khô mắt là một bệnh lý phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay, được cấu thành nên từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh ở mắt này thường dai dẳng, khó có thể được điều trị hiệu quả hoàn toàn và thường gây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh. Cùng tìm hiểu chi tiết về tình trạng khô mắt trong bài viết dưới đây nhé!

Cách điều trị bệnh khô mắt
Khô mắt là một bệnh lý phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay

Bệnh khô mắt là gì?

Hội chứng khô mắt là tình trạng mắt bị khô. Bệnh khô mắt xảy ra khi đôi mắt của bạn mất đi sự cân bằng giữa khả năng sản sinh và thoát ra của nước mắt.

Nước mắt của chúng ta vốn là chất lỏng rất cần thiết được tiết ra nhờ tuyến lệ, giúp bảo vệ nhãn cầu và duy trì thị lực sáng rõ. Mỗi lần chúng ta nháy mắt, nước mắt theo đó sẽ dàn đều trên bề mắt của nhãn cầu và giúp nó bôi trơn.

Tác dụng của cơ chế điều tiết nước mắt này là giúp chúng ta giữ ẩm cho mắt, giảm thiểu tỷ lệ nhiễm khuẩn ở mắt, rửa sạch bụi, loại bỏ bớt các dị vật vô tình bay vào mắt và duy trì sự sạch sẽ cho bề mặt giác mạc, kết mạc phẳng.

Cách điều trị bệnh khô mắt
Khô mắt xảy ra khi đôi mắt mất đi cân bằng giữa khả năng sản sinh và thoát ra của nước mắt

Vì một nguyên nhân nào đó khiến cơ chế điều tiết và thoát nước mắt mất đi sự cân bằng vốn có, hình thành tình trạng khô mắt. Cụ thể, bệnh xảy ra khi:

Số lượng nước mắt sản sinh giảm đi

Nước mắt của chúng ta vốn được tiết ra từ các tuyến lệ nằm ở bên trong và quanh mi mắt. Quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể sẽ khiến cho số lượng nước mắt tiết ra ít dần. Hoặc do mắt bị va đập, thương tổn, các bệnh lý khác ở mắt, bệnh lý nền toàn thân, tác dụng phụ của một số loại thuốc cũng có thể khiến mắt chúng ta bị khô.

Đặc biệt, trong điều kiện thời tiết ngày càng biến đổi khắc nghiệt như trời hành khô hoặc nhiều gió khiến tình trạng khô mắt ngày càng phổ biến do bốc hơi nước nhanh, nước mắt không kịp sản sinh.

Nước mắt tiết ra có chất lượng kém

Nước mắt của chúng ta vốn là một hỗn hợp phức tạp do màng phim sản xuất ra ngoài lớp nước chính còn có lớp mỡ và chất nhầy.Mỗi lớp lại giữ một chức năng riêng trong việc bảo vệ cũng như nuôi dưỡng nhãn cầu, cụ thể:

  • Lớp mỡ: Giữ chức năng hạn chế sự bốc hơi nước của lớp nước.
  • Lớp nhầy: Giúp chúng ta dàn phẳng nước mắt bên trên bề mặt của giác mạc.
  • Lớp nước: Nhờ sự hỗ trợ của 2 lớp trên, lớp nước giúp bề mặt nhãn cầu mịn màng hơn từ đó cải thiện tầm nhìn, bảo vệ mắt tránh nhiễm trùng.

Bệnh khô mắt xảy ra khi nước mắt sản sinh lớp mỡ không đủ khiến bốc hơi nhanh hoặc thiếu hụt lớp nhầy khiến nước mắt giàn không phẳng trên bề mặt giác mạc.

Một số bệnh lý ở mắt khác như: Viêm bờ mi, trứng cá đỏ tác động trực tiếp đến sự sản sinh lớp nhầy, gây ra sự xáo trộn ở lớp nhờ và lớp nhầy cũng dẫn đến bệnh lý khô mắt.

Cách điều trị bệnh khô mắt
Nước mắt của chúng ta tiết ra có chất lượng kém đi

Bệnh khô mắt có nguy hiểm không?

Khô mắt là một bệnh lý phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay. bệnh có khả năng kéo dài mãn tính và rất khó để hồi phục hoàn toàn. Khô mắt không thể nào được khắc phục nhanh chóng dù mắt có được nghỉ ngơi sau một giấc ngủ dài vào ban đêm. Sau khi thức giấc, dù đã ngủ đủ nhưng vẫn khiến cho người bệnh có cảm giác mệt mỏi, uể oải, buồn ngủ…

Tuy đây không phải là một bệnh lý quá nguy hiểm nhưng khô mắt có thể làm ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Cơ thể mệt mỏi, buồn ngủ sẽ làm giảm hiệu suất trong công việc, học tập. Khi diễn biến nặng hơn bệnh sẽ gây suy giảm thị lực.

Khô mắt nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, để lâu bệnh diễn biến thành mãn tính, giảm đi nguồn cung cấp dinh dưỡng cho giác mạc, khiến thị lực của người bệnh giảm dần, đôi mắt luôn có cảm giác bỏng rát và trĩu nặng, xuất hiện các thương tổn ở tròng mắt.

Trong tất cả các trường hợp, người bệnh tuyệt đối không được tự xử lý y tế tại nhà. Tự điều trị khô mắt nếu sai cách sẽ dẫn đến biến chứng sang các bệnh nguy hiểm khác ở mắt như: Nhiễm trùng mắt, tổn thương, viêm, loét giác mạc… để lại hậu quả cuối cùng là mù lòa vĩnh viễn.

Vì vậy ngay khi gặp phải các bất thường ở mắt nghi ngờ khô mắt, người bệnh nên đi bệnh viện khám mắt để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị đúng cách, hạn chế tối đa các thương tổn nặng nề cho mắt.

Cách điều trị bệnh khô mắt
Khô mắt kéo dài có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho mắt

Các triệu chứng/ dấu hiệu nhận biết bệnh khô mắt

Khô mắt khiến cho cửa sổ tâm hồn của bạn luôn có cảm giác bỏng rát, mệt mỏi do tròng mắt không được bảo vệ và bôi trơn tốt. Một số dấu hiệu đặc trưng của bệnh như:

  • Cảm giác mắt khô, rát, cộm, xốn như có cát vô tình lọt vào mắt.
  • Đỏ mắt, nóng mắt.
  • Nước mắt chảy liên tục không kiểm soát do bị kích thích.
  • Mắt kém thị lực, sau khi chớp mắt nhìn mọi vật thấy lờ mờ, nhìn nhìn khó gây ảnh hưởng đến các hoạt động động hàng ngày.
  • Ghèn trắng hoặc vàng xuất hiện nhiều hơn bình thường ở 2 bên hốc mắt.

Khi bệnh gia tăng cấp độ nặng sẽ gây tổn thương bề mặt nhãn cầu và suy giảm thị lực nhiều.

Cách điều trị bệnh khô mắt
Khô mắt khiến cho cửa sổ tâm hồn của bạn luôn có cảm giác bỏng rát

10 nguyên nhân phổ biến gây bệnh khô mắt

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng khô mắt. Dưới đây sẽ là tổng hợp 10 nguyên nhân phổ biến nhất dễ gây ra tình trạng khó chịu ở mắt này:

1. Do quá trình lão hóa tự nhiên

Quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể kéo theo sự lão hóa dần của mắt. Những người trung niên và cao tuổi là những đối tượng có nguy cơ cao mắc phải nhiều bệnh lý ở mắt, trong đó có khô mắt. Theo nghiên cứu, những người ở độ tuổi trên 65 thường gặp phải một số triệu chứng điển hình của bệnh khô mắt.

Nếu mắt không được chăm sóc tốt trong một khoảng thời gian dài có thể khiến quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn.

Cách điều trị bệnh khô mắt
Quá trình lão hoá tự nhiên của cơ thể kéo theo sự lão hoá ở mắt

2. Do đặc điểm giới tính

Tỷ lệ khô mắt ở nữ giới thường cao hơn đàn ông do đặc điểm giới tính. Phụ nữ thường gặp phải tình trạng khô mắt nhiều hơn sau khi mang thai, sinh sản do sự thay đổi hormone trong cơ thể.

Ở một số người lạm dụng thuốc tránh thai hoặc phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh khiến hormone trong cơ thể biến đổi bất thường cũng dễ gặp phải tình trạng khô mắt.

3. Do tiền sử dùng thuốc

Những người có tiền sử bệnh lý nền toàn thân phải sử dụng 1 số nhóm thuốc trong thời gian dài như: Thuốc ổn định huyết áp, nhóm thuốc kháng histamin chống kích ứng, thuốc kháng viêm steroid, nhóm thuốc giảm đau… Có thể khiến số lượng nước mắt tạo và tiết ra bị giảm dẫn đến tình trạng khô mắt.

Cách điều trị bệnh khô mắt
Người có tiền sử bệnh lý nền toàn thân phải sử dụng 1 số thuốc trong thời gian dài dễ bị khô mắt

4. Biến chứng của một số bệnh lý tại mắt và toàn thân

Bệnh khô mắt thường tìm thấy ở những người mắc phải bệnh lý nền toàn thân như: Bệnh tuyến giáp. tiểu đường, viêm khớp dạng thấp… do bị thiếu hụt vitamin A.

Mắt gặp phải tình trạng viêm, nhiễm trùng ở mi mắt hay trên bề mặt nhãn cầu, những bất thường ở mi mắt cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng khô mắt.

5. Do môi trường sống

Những người thường xuyên hút thuốc lá nhiều hoặc tiếp xúc nhiều với khói thuốc sẽ có nguy cơ cao bị khô mắt.

Ở những người thường xuyên làm việc, sinh sống trong điều kiện thời tiết hanh khô hay môi trường nhiều gió làm tăng khả năng bốc hơi nhanh của nước mắt dễ gây ra tình trạng khô mắt.

Khô mắt còn rất phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay ở những dân văn phòng, thường xuyên tiếp xúc với máy tính trong thời gian dài hoặc làm một việc gì đó quá tập trung như đọc sách, lái xe mà để lâu không chớp mắt dễ dẫn đến khô mắt.

Cách điều trị bệnh khô mắt
Môi trường sống ngày càng ô nhiễm là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý ở mắt

6. Do biến chứng của phẫu thuật mắt

Một số phẫu thuật trên bề mặt của giác mạc hay kết mạc như phẫu thuật lasik trong điều trị các tật khúc xạ, phẫu thuật phaco trong điều trị bệnh đục thủy tinh thể … có thể để lại một số biến chứng cho mắt, trong đó điển hình là tình trạng khô mắt.

7. Do thương tổn ở tuyến tuyến lệ đạo

Ở mắt của chúng ta, tuyến lệ là bộ phận có vai trò đảm nhiệm chức năng chính trong trong việc sản xuất ra nước mắt. Khi tuyến lệ gặp phải tình trạng viêm nhiễm do virus, vi khuẩn tấn công hoặc thương tổn do ảnh hưởng của hóa chất, bức xạ khiến nó hoạt động kém đi. Từ đó diễn biến thành bệnh khô mắt.

8. Do sử dụng kính trong thời gian dài

Những người mắc tật khúc xạ ở mắt như: Cận thị, viễn thị, loạn thị… phải sử dụng kính trong một thời gian dài hay những người sử dụng kính áp tròng không đúng cách đều là những yếu tố phổ biến gây khô mắt.

Cách điều trị bệnh khô mắt
Dùng kính trong khoảng thời gian dài dễ bị khô mắt

9. Do ăn uống thiếu lành mạnh

Một chế độ ăn uống thiếu khoa học, không cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết duy trì sức khỏe cho đôi mắt như: Các loại vitamin, omega-3, sắt, kẽm, chất chống oxy hóa… Thiếu hụt các chất dinh dưỡng lâu dài cũng dễ cấu thành bệnh lý khô mắt. Việc ăn uống thiếu hụt các dưỡng chất, đặc biệt là tình trạng thiếu vitamin A và bệnh khô mắt ở trẻ em có mối liên hệ mật thiết với nhau.

10. Do stress, căng thẳng quá mức

Những người thường xuyên ở trong trạng thái căng thẳng, áp lực với công việc, cuộc sống cũng dễ gặp phải các vấn đề thương tổn ở mắt, trong đó có bệnh lý khô mắt. Stress khiến người bệnh luôn ở trạng thái căng thẳng thần kinh, áp lực, lo lắng mất ăn mất ngủ.

Đôi mắt vì thế không được nghỉ ngơi đủ, phải điều tiết, làm việc thường xuyên dẫn đến sự mất cân bằng ở khả năng tiết nước mắt gây ra tình trạng khô mắt.

Cách điều trị bệnh khô mắt
Người bị stress kéo dài dễ gặp phải các vấn đề thương tổn ở mắt

Các biến chứng có thể gặp phải

Bệnh nhân bị khô mắt giai đoạn nặng có thể gặp phải một số biến chứng nguy hiểm sau:

  • Nhiễm trùng ở mắt: Nước mắt của chúng ta vốn có tác dụng bảo vệ mắt khỏi tình trạng nhiễm trùng. Nếu không cung cấp đủ nước mắt trong thời gian dài có thể gia tăng nguy cơ bị nhiễm trùng ở mắt.
  • Tổn thương bề mặt mắt: Bệnh khô mắt nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời để chuyển biến sang giai đoạn nặng có thể dẫn đến tình trạng viêm mắt, bề mặt giác mạc bị trầy xước, loét giác mạc, suy giảm thị lực nghiêm trọng.
Cách điều trị bệnh khô mắt
Khô mắt kéo dài có thể gây nhiễm trùng ở mắt và tổn thương bề mặt nhãn cầu

Các biện pháp chẩn đoán bệnh khô mắt

Khô mắt gây nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh. Để lâu bệnh dễ diễn biến thành khô mắt mãn tính, gây suy giảm thị lực nghiêm trọng. Cùng với những phác đồ điều trị phù hợp cho từng trường hợp mắc bệnh thì sự tuân thủ nghiêm túc của người bệnh chính là yếu tố quan trọng tiếp theo góp phần rất lớn vào việc khắc phục bệnh lý.

Khô mắt được chẩn đoán dựa trên kết quả khám mắt tổng quát cùng với một số xét nghiệm chuyên môn để xác định số lượng cũng như chất lượng của màng phim nước mắt. Cụ thể:

  • Kiểm tra tiền sử của người bệnh: Trong quá trình thăm khám bác sĩ sẽ dựa vào tiền sử dùng thuốc, đặc biệt là các loại thuốc nhỏ mắt người bệnh đã dùng cũng như các bệnh lý nền của bệnh nhân, các triệu chứng khó chịu người bệnh đang gặp phải. bên cạnh đó là môi trường sống, sinh hoạt, làm việc hay học tập của người bệnh hàng ngày.
  • Kiểm Tra nhãn cầu: Bác sĩ tiến hành xem xét khu vực bên ngoài nhãn cầu, sự hoạt động của mi mắt để xác định bất thường: Mi mắt có bị lật ra ngoài không hay khi người bệnh nhắm mắt có bị hở mi… Cùng với đó là kiểm tra tần số chớp mắt của người bệnh.
  • Kiểm tra thương tổn của kết mạc, giác mạc và mi mắt: Bác sĩ sử dụng máy sinh hiển vi với đèn khe có độ phóng đại lớn hơn gấp 10 đến 16 lần để kiểm tra các thương tổn khu vực bên ngoài của nhãn cầu.
  • Đánh giá số lượng, chất lượng nước mắt: Bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định người bệnh thực hiện thêm một số xét nghiệm chuyên khoa ở màng phim nước mắt để đưa ra kết luận sau cùng, bệnh nhân có đang gặp phải tình trạng khô mắt không.
Cách điều trị bệnh khô mắt
Khô mắt được chẩn đoán dựa trên kết quả khám mắt tổng quát cùng xét nghiệm chuyên môn

Phương pháp điều trị khô mắt

Sau khi kết luận chính xác người bệnh đang gặp phải tình trạng khô mắt, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên cũng như phương pháp điều trị phù hợp nhất. Đa phần các trường hợp bệnh nhân khô mắt đều được chỉ định điều trị, sử dụng thuốc tại nhà.

  • Sử dụng nước mắt nhân tạo: Thông thường với những trường hợp khô mắt nhẹ sẽ được chỉ định khắc phục bằng nước mắt nhân tạo có độ nhờn cao, không chất bảo quản. Một số loại nước mắt phổ biến như: Systane, Genteal… Hoặc một số loại nước mắt nhân tạo ngoài cung cấp độ nhờn còn có nhiều công dụng tối ưu hơn như: Cấp ẩm tốt, hạn chế bốc hơi nước góp phần bảo vệ bề mặt cho nhãn cầu… Thường được chỉ định sử dụng với các trường hợp bệnh tiến triển nặng hơn.
  • Dùng thuốc gia tăng tiết nước mắt: Nhóm thuốc chuyên dụng này chỉ được phép sử dụng khi có sự cân nhắc kỹ lưỡng, thông qua của bác sĩ. Chúng giúp kích thích sự bài tiết nước cùng chất nhầy ở mắt. Nhóm thuốc này thường được chỉ định sử dụng cùng nước mắt nhân tạo với những bệnh nhân khô mắt diễn biến nặng hơn.
  • Dùng thuốc trị viêm mi mắt, viêm bề mặt nhãn cầu: Sử dụng thuốc giảm viêm mí mắt hay viêm nhiễm ở bề mặt nhãn cầu được chỉ định sử dụng ở những trường hợp người bệnh gặp phải các thương tổn ở mí mắt. Thông thường các loại thuốc mỡ tra mắt thường được ưu tiên dùng nhiều.
  • Phương pháp duy trì phim nước mắt: Biện pháp này nhằm ngăn không cho nước mắt chảy qua đường lệ hay giúp người bệnh giữ cho nước mắt ở lại lâu hơn bằng cách: Nút các điểm lệ lại bằng nút silicon hay phẫu thuật đóng lại điểm lệ vĩnh viễn. Thủ thuật xâm lấn này thường được chỉ định khi điều trị nội khoa bằng nước mắt nhân tạo cùng các loại thuốc khác không thể cung cấp đủ độ ẩm cho mắt, tuy nhiên rất ít người bệnh được chỉ định dùng đến phương pháp này.

Chú ý: Người bệnh phải sử dụng thuốc tuân thủ chỉ định của bác sĩ về liều dùng cũng như cách sử dụng. Duy trì vệ sinh mắt thường xuyên bằng nước muối sinh lý, chườm ấm cho mắt thường xuyên. Tái khám mắt định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi diễn biến bệnh lý, tình trạng phục hồi của mắt.

Cách điều trị bệnh khô mắt
Đa phần bệnh nhân khô mắt đều được chỉ định điều trị, sử dụng thuốc tại nhà

Cách phòng ngừa khô mắt

Khô mắt kéo dài sẽ khiến cho thị lực suy giảm nghiêm trọng. Một số biện pháp sau đây sẽ giúp bạn đề phòng cũng như giảm thiểu tối đa nguy cơ của bệnh khô mắt:

Chớp mắt thường xuyên

Bạn hãy duy trì thói quen chớp mắt thường xuyên từ 12 - 18 lần/phút, đặc biệt là khi phải tập trung làm một việc gì đó trong thời gian dài như: Đọc sách, xem tivi, làm việc trên máy tính liên tục hay lái xe trong khoảng thời gian dài…

Uống đủ nước mỗi ngày

Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để cung cấp đủ nước, độ ẩm cho cơ thể, duy trì cân bằng cho hoạt động, sinh hoạt hàng ngày cũng như phòng ngừa nguy cơ thiếu hụt nước của cơ thể dẫn đến tình trạng khô mắt. Nước còn giúp đào thải bớt các độc tố bên trong cơ thể.

Cách điều trị bệnh khô mắt
Duy trì thói quen uống đủ 2 lít nước mỗi ngày

Bảo vệ mắt tránh xa các tác nhân gây hại

Thiết lập thói quen ra ngoài đeo kính râm để bảo vệ đôi mắt bạn tránh khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường, thời tiết như: Nắng nóng, ánh sáng gay gắt, gió, khói bụi… tác động xấu đến vùng mắt gây bệnh khô mắt.

Thiết lập chế độ sinh hoạt khoa học

Ngủ đủ giấc mỗi ngày từ 7 - 8 tiếng để mắt được nghỉ ngơi, thư giãn đầy đủ. Cùng với đó là thiết lập chế độ ăn uống ưu tiên nhiều rau xanh, củ quả màu vàng, đỏ, hoa quả có lượng vitamin, chất chống oxy hóa dồi dào tốt cho mắt, các loại cá biển có nhiều omega-3… Tăng cường sức khỏe cho đôi mắt của bạn.

Cách điều trị bệnh khô mắt
Chế độ ăn uống khoa học giúp cải thiện tốt sức khoẻ đôi mắt

Duy trì độ ẩm không khí phù hợp

Độ ẩm ổn định được khuyến cáo đạt từ 55% _ 65%. Chúng ta, đặc biệt là những người bệnh có tiền sử khô mắt nên duy trì độ ẩm đạt ngưỡng cho phép này tại nhà ở và nơi làm việc để tránh sự thiếu hụt độ ẩm trong không khí gây ra tình trạng khô mắt hoặc khiến cho bệnh càng trầm trọng hơn..

Tránh xa thuốc lá

Chất kích thích nguy hiểm này cần được hạn chế tối đa vì nó có nguy cơ rất cao gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm ở mắt. Và bạn cũng nên tránh không để cho khói thuốc lá dính trực tiếp vào mắt. Thuốc lá xâm nhập vào cơ thể sản sinh các gốc tự do độc hại, những người hút thuốc lá có nguy cơ đối diện với các bệnh lý gây mù lòa ở mắt gấp đôi người bình thường.

Cách điều trị bệnh khô mắt
Người hút thuốc lá có nguy cơ đối diện với các bệnh lý gây mù lòa gấp đôi người bình thường

Để mắt được nghỉ ngơi khi làm việc với máy tính

Với những người phải sử dụng máy tính thường xuyên nên chớp mắt nhiều, thỉnh thoảng nhắm chặt mắt lại và xoay tròn mắt để giúp cho các chất nhờn trong mắt được điều tiết tốt hơn.

Khi làm việc phải đảm bảo để mắt cao hơn trung tâm màn hình máy tính từ 10 - 20cm, duy trì khoảng cách 50cm với màn hình máy tính.

Cùng với đó là ghi nhớ thực hiện quy tắc cứ sau 20 phút làm việc liên tục nên để mắt nghỉ ngơi 20 giây và nhìn vào vật khác có khoảng cách tầm 6m.

Cách điều trị bệnh khô mắt
Những người phải sử dụng máy tính thường xuyên nên chớp mắt nhiều

Tóm lại, trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về bệnh khô mắt. Cùng với sự phát triển hiện đại của xã hội, tình trạng khô mắt ngày càng gia tăng mạnh do nhiều nguyên nhân cầu thành phức tạp. Việc chăm sóc, bảo vệ đôi mắt là điều cần thiết hơn bao giờ hết. Chia sẻ bài viết với mọi người để cùng có thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!