Cách làm mứt thơm uống nước đã

Mứt thơm không chỉ để... ăn vặt, mà còn được ăn kèm với bánh mì, làm nhân bánh mì ngọt hoặc cho vào giữa hai lớp bánh bông lan kem.

Cách làm mứt thơm uống nước đã

Vị chua chua ngọt ngọt của mứt thơm không làm chúng ta ngán như những loại mứt khác. Màu của thơm lại vàng tươi rất đẹp mà không cần dùng thêm phẩm màu.

CÁCH 1:

Nguyên liệu:

Hai trái thơm chín cỡ trung bình, 600g đường cát trắng, hai muỗng xúp nước cốt chanh, một ống vani.

Sơ chế:

Thơm gọt vỏ, cắt bỏ mắt, bỏ cùi.

Cách 1: Xay hoặc cắt nhuyễn thơm. Cũng có thể để nguyên trái thơm vào tô lớn, dùng nĩa inox đâm nát quả thơm cho đến khi thò cùi thơm ra, rồi bỏ cùi. Dùng tay vắt bớt nước thơm đi. Cân 800g thơm thì trộn với 400g - 600g đường.

Cách 2: Cắt hạt lựu, dùng vải màn bọc thơm ép bớt nước.

Cách làm mứt thơm uống nước đã

Thực hiện:

Cho thơm và đường, nước cốt chanh vào chảo, trộn đều, để 30 phút cho đường tan ra, bắc lên bếp để lửa lớn, thỉnh thoảng khuấy đều. Đường sôi độ 15 phút thì giảm lửa riu riu, trộn đều tay, xên cho đến khi đường tới (chập hai chiếc đũa lại kéo ra, có những đường chỉ là được), mứt keo lại độ như ý. Vớt bỏ bọt. Chú ý, không để lửa lớn vì sẽ làm đường cháy, mứt có vị đắng và màu vàng sậm không đẹp. Nhấc xuống, cho vani vào trộn đều. Khi mứt hơi nguội, cho vào lọ thủy tinh hoặc bọc trong giấy kiếng trong, vặn hai đầu như viên kẹo.

Nếu dùng lọ thủy tinh nhớ nấu sôi các lọ này để sát trùng. Có thể đổ mứt đang nóng vào lọ, chừa miệng khoảng 1cm, đóng kín nắp. Ngâm lọ trong nồi nước sôi khoảng 10 phút để tăng hiệu quả diệt trùng.

Nếu đựng vào hộp nhựa, thì nên để mứt nguội, cho vào hộp đậy kín, bảo quản trong tủ lạnh, trữ được khoảng ba - bốn tuần.

Cũng có thể dùng lò viba để làm mứt. Sau khi cắt nhỏ, cho thơm vào máy sinh tố xay sơ, chắt nước thơm ra đựng trong chén. Cho thơm vào thố thủy tinh, trộn đường vào, để 15 phút, trộn đều rồi đậy nắp thố, cho vào lò viba chạy khoảng 10 phút rồi lấy ra, đảo đều lại. Nếu thấy mứt hơi khô thì cho thêm ít nước dứa vào, trộn đều, cho vào lò viba quay thêm 10 phút nữa, bỏ ra và đảo lần nữa. Nếu thấy mứt chuyển màu trong trong, ăn thử thấy dẻo dẻo thì được. Nếu thấy mứt còn khô, thì cho thêm nước dứa vào, trộn đều, quay lại một phút là được. Khi mứt nguội sẽ đặc hơn khi còn nóng.

Mứt thơm cung cấp nhiều chất đường (từ đường cát và đường trong quả thơm), chất xơ và vitamine C. 100g mứt thơm (không tính bao bì) cung cấp khoảng 250-300 Kcal (tương đương 1,5 chén cơm trắng hay bốn trái chuối xanh).

Cách làm mứt thơm uống nước đã

CÁCH KHÁC :

Tranh thủ mùa dứa, không chỉ mua về làm kem, chè, quả tráng miệng, bạn cũng có thể làm mứt dứa để nhâm nhi cũng ngon lắm nhé.

1. Nguyên liệu:

- Dứa chín: 3 quả
- Đường
- Vôi tôi: 10g
- Phèn chua: 10g
- Muối: 30g
- Khuôn nướng, giấy bạc

Cách làm mứt thơm uống nước đã

2. Cách làm:

Bước 1: Dứa sau khi ngọt sạch vỏ, bỏ mắt, cắt dứa thành từng khoanh tròn dày khoảng 1,5 cm.

Cách làm mứt thơm uống nước đã

Bước 2: Hòa tan 30g muối với 2 lít nước và đặt nhẹ từng miếng dứa vào ngâm khoảng 15 phút. Sau đó rửa sạch dứa bằng nước lạnh.

Cách làm mứt thơm uống nước đã

Hòa 10g vôi tôi với 2 lít nước rồi để lắng và gạn lấy nước vôi trong

Bước 3: Đặt từng miếng dứa vào rồi ngâm dứa với nước vôi trong từ 5 đến 6 tiếng.

Cách làm mứt thơm uống nước đã



Sau đó rửa sạch dứa bằng nước lạnh.

Bước 4: Đun sôi 10g phèn chua với 2 lít nước. Tiếp đó tắt bếp, xếp từng lát dứa vào nồi, đậy nắp trong khoảng 10 phút. Rồi lại rửa sạch dứa bằng nước lạnh.

Cách làm mứt thơm uống nước đã
Cách làm mứt thơm uống nước đã

Bước 5: Xếp dứa vào khay giấy bạc rồi từ từ rải từng lớp đường lên trên. Cứ một lớp dứa một lớp đường. Sau đó gói lại để cho dứa ngấm và tan chảy đường.

Cách làm mứt thơm uống nước đã

Bước 6: Khi đường đã chảy hết lần lượt xếp dứa vào chảo cùng nước đường lên trên rồi bắt đầu sên. Trong lúc sên nên lật từng miếng dứa để dứa ngấm đều hơn. Sên dứa với lửa to đến khi nước đường sôi thì hạ bớt lửa đến khi cạn, dứa trong hơn là được.

Cách làm mứt thơm uống nước đã

Bước 7: Xếp dứa vào khay giấy bạc rồi cho vào lò nướng, sấy dứa ở nhiệt độ 1000C trong khoảng 60 phút hoặc phơi khô ngoài nắng đều được.

Cách làm mứt thơm uống nước đã

Bước 8: Hãy cùng ngắm những bông hoa dứa và thưởng thức mứt dứa với tách trà nóng nhé.

Cách làm mứt thơm uống nước đã
Cách làm mứt thơm uống nước đã

Tận dụng mùa hoa quả để chế biến các món ăn ngon lạ cũng là một ý kiến hay phải không nào các mẹ!

THAM KHẢO THÊM:

Tết này, mời cả nhà món mứt dứa vừa dẻo vừa thơm lại dễ làm nhé bạn! Các bạn cùng thưởng thức nào!

Nguyên liệu

- Dứa: 200gr sau khi gọt vỏ

- Đường: 100gr

- Chanh: 1/2 quả

Cách làm:

Cách làm mứt thơm uống nước đã



Dứa các bạn nên chọn dứa ta loại quả xanh hoặc ương để khi làm mứt sẽ vẫn thơm mùi dứa mà không bị nát như khi làm với dứa chín. Chọn quả to, gọt sâu vào thịt dứa để bỏ vỏ và mắt (không cắt mắt như cách thông thường).

Cách làm mứt thơm uống nước đã


Thái khoang dày khoảng 1-1,5cm rồi khoét bỏ phần lõi cứng.

Cách làm mứt thơm uống nước đã


Đun sôi nước cùng 1/2 thìa cà phê muối, thả dứa vào chần, vắt thêm ít nước cốt chanh rồi vớt ra ngâm ngay nước lạnh, để thật ráo nước.

Cách làm mứt thơm uống nước đã


Rắc đường vào dứa, ngâm đến khi đường ngấm đều vào dứa và tan hết. Nếu các bạn dùng dứa chín thì khâu này bớt đi 20gr đường nhé vì dứa chín vốn ngọt sẵn.

Cách làm mứt thơm uống nước đã


Dùng chảo không dính, bật bếp mức nhỏ nhất, cho dứa vào đun cùng, thỉnh thoảng đảo nhẹ.

Cách làm mứt thơm uống nước đã



Cứ thế đun đến khi đường cô lại, kết lại thì bắc chảo xuống, lấy dứa ra để nguội.

Cách làm mứt thơm uống nước đã


Nếu nhà có lò nướng thì các bạn xếp dứa lên khay có rãnh rồi sấy ở 100 độ C cho dứa khô bớt, nếu không có lò nướng thì xếp dứa vào lọ kín, hoặc có thể lăn qua 1 lớp đường để các miếng dứa khỏi dính.

Cách làm mứt thơm uống nước đã


Vị chua chua, thơm thơm, dẻo dẻo của mứt dứa chắc hẳn sẽ khiến bạn thích thú khi nếm thử, và thật là hãnh diện khi giới thiệu với mọi người rằng đây là món mứt do chính tay mình làm phải không nào?

Cách bảo quản mứt:

Mứt tết thường hay chảy nước và bị mốc nên không để được lâu. Mứt tết bị chảy nước hay mốc không những mất hương vị mà còn ảnh hưởng tới sức khoẻ của bạn và gia đình. Để giữ mứt tết lâu hơn, các bạn có thể áp dụng một số mẹo vặt sau:

Với các loại mứt như dừa, bí, gừng, bạn nên gói chúng thật kĩ vào trong các túi nilon (tránh để không khí lọt vào) và để nơi thoáng mát.

Bạn có thể cho mứt vào một chiếc lọ thuỷ tinh rồi đổ lượng đường lên trên. Lượng đường đó sẽ hút ẩm làm mứt không bị chảy nước.

Bạn không nên cho mứt vào ngăn đá tủ lạnh. Cách này sẽ mứt sẽ bị chảy nước khi đưa ra ngoài môi trường.

Với mứt quất, cách tốt nhất là bạn nên sên lại mứt: Nấu đường tan chảy sền sệt, cho quất vào, rồi dùng muỗng rưới nước đường lên trên mỗi trái quất, để nguội (quất lúc này đã được bọc thêm một lớp đường mới bên ngoài). Sau đó dùng giấy kính gói từng trái lại. Làm như thế, bạn có thể bảo quản mứt quất khoảng từ 2  3 tháng.

Cho vào máy sấy khô rồi bọc kín lại bằng giấy bóng kính cũng là một cách hữu hiệu bảo quản mứt.

(st)