Cách làm túi chườm nóng không cần lò vi sóng

  • 1 chiếc tất [vớ] sạch.
  • Gạo, đậu hoặc yến mạch khô.
  • Bột bạc hà, quế hoặc thảo mộc theo ý thích.
  • Lò vi sóng.

Bước 1: Cho tất cả nguyên liệu vào chiếc tất [vớ] sạch nhưng chỉ nên đổ đầy khoảng 1/2 - 3/4 chiếc tất.

Bước 2: Buộc chặt đầu chiếc tất lại. Nếu bạn muốn làm một chiếc túi sưởi dùng lâu dài thì có thể may luôn đầu tất lại cũng được.

Bước 3: Sau khi may đầu lại, cho túi chườm vào lò vi sóng quay khoảng 30 giây. Sau 30 giây, bạn có thể cảm nhận được độ ấm từ túi chườm. Nếu đã hài lòng, bạn có thể lấy túi chườm ra để dùng. Nếu muốn túi chườm ấm hơn, tiếp tục cho vào lò vi sóng khoảng 10 giây cho đến khi đạt độ ấm mong muốn. Tuy nhiên, nhiệt độ tối ưu của túi chườm nên nằm trong khoảng 21 - 27oC.

Bước 4: Trước khi đặt túi chườm lên vùng cơ thể cần làm ấm, bạn có thể quấn túi chườm lại hoặc đặt một chiếc khăn tắm/áo phông lên vùng cơ thể đó rồi mới đặt túi chườm lên, cách này sẽ giúp phòng ngừa tổn thương da hoặc bỏng. Bạn cũng nên kiểm tra da mỗi vài phút để đảm bảo da không bị tổn thương. 

Khi may đầu vớ, nếu may gần với phần nguyên liệu bên trong thì sẽ tạo ra túi chườm cứng, và ngược lại, may cách xa phần nguyên liệu sẽ tạo ra túi chườm mềm. Bạn nên tự điều chỉnh độ cứng hoặc mềm của túi chườm theo ý muốn trước khi may lại. Nếu làm túi chườm mềm, bạn có thể dễ dàng chườm lên vùng cổ và vai để điều trị cơn đau. Bạn cũng có thể chọn các loại tất sặc sỡ hoặc tự may túi có hình thù ngộ nghĩnh rồi mới cho nguyên liệu vào.

Cách làm túi giữ nhiệt chườm ấm bằng những nguyên liệu cơ bảnSử dụng túi giữ nhiệt chườm ấm đúng cách

Bạn thường xuyên sử dụng nên rất quen thuộc với túi giữ nhiệt. Nhìn chúng có vẻ đơn giản nhưng bạn lại không hiểu rõ cách làm túi giữ nhiệt là như thế nào? Làm túi giữ nhiệt có khó hay không?… Đừng tự đặt ra câu hỏi cho mình nữa nhé. Bắt tay vào làm ngay cho mình chiếc túi giữ nhiệt theo các bước hướng dẫn sau đây nào.

Bạn đang xem: Cách làm túi sưởi

Đang xem: Cách làm túi sưởi handmade

Cách làm túi giữ nhiệt chườm ấm bằng những nguyên liệu cơ bản

Chuẩn bị nguyên liệu

Những vật liệu cơ bản để làm túi giữ nhiệt này gồm có: Vớ dạng ống sạch, gạo đậu hoặc yến mạch chưa được nấu chín, lò vi sóng, khăn tắm. Nếu muốn túi chườm ấm có thêm hương thơm dễ chịu bạn cần chuẩn bị thêm một ít bột bạc hà, bột quế hoặc tinh dầu thảo mộc bạn yêu thích. Bạn cũng có thể dùng xác túi trà có sẵn trong bếp.

Bước 1: Cho nguyên liệu vào vớ: Đổ gạo, bột yến mạch vào đầy vớ, hoặc gần đầy vớ. Lưu ý nên chừa một khoảng trống để tiện cho việc buộc chặt. Cho một ít bột hoặc thảo mộc vào để tạo hương thơm khi chườm.

Bước 2: Buộc hoặc may chặt đầu vớ: Tùy vào thời gian sử dụng, phương pháp buộc chặt giúp bạn bảo quản nguyên liệu bên trong với thời gian ngắn, có thể tái sử dụng. Nếu bạn muốn làm túi chườm vĩnh viễn thì sử dụng phương pháp may vá.

Bước 3: Cho túi chườm vào lò vi sóng: Sau khi đã may, buộc đầu vớ lại. Tiến hành cho vớ vào lò vi sóng khoảng 30 giây. Sau 30 giây bạn sờ vào vớ để cảm nhận hơi nóng, làm nóng đến khi bạn cảm thấy vừa ý và lấy ra sử dụng.

Lưu ý nên cho vớ đạt mức nhiệt độ từ 21 – 27 độ C vì nếu làm quá nóng sẽ gây bỏng rát da.

Xem thêm: Tổng Hợp Công Thức Tính Nhiệt Lượng Tỏa Ra Của Đoạn Mạch Và Bài Tập Có Lời Giải

Sử dụng túi giữ nhiệt chườm ấm đúng cách

Sau khi đã biết được cách làm túi giữ nhiệt chườm ấm. Bạn cần cẩn thận trong quá trình sử dụng để không gây ảnh hưởng xấu đến da.

Bạn có thể dùng khăn quấn túi chườm ấm lại, hoặc đặt khăn lên vùng da chuẩn bị chườm. Cách này giúp phòng ngừa tổn thương da rất hiệu quả.

Ngưng chườm và chờ túi chườm nguội bớt nếu cảm thấy quá nóng, rát da. Khi đạt nhiệt độ phù hợp, bạn có thể thoải mái chườm túi lên vị trí đau khoảng 10 phút.

Lời khuyên dành cho bạn là nếu vùng da chườm chuyển sang màu đỏ đậm, nổi mụn nước hoặc sưng thì bạn nên đến bác sĩ vì có lẽ lúc đó da đã bị tổn thương do nhiệt độ quá cao.

Một số lưu ý cần thiết khi sử dụng túi chườmKhông đặt trực tiếp túi chườm lên vùng da cần làm ấmKhông chườm quá lâu tại một vị trí. Cứ mỗi phút nên đổi vị trí chườmKhông đặt túi chườm trong lò vi sóng quá 1 phút để tránh túi chườm quá nóngTuyệt đối không sử dụng túi chườm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nếu không muốn hậu quả đáng tiếc xảy ra

Qua một số thông tin chia sẻ như trên, hy vọng bạn đã biết được cách làm túi giữ nhiệt chườm ấm tại nhà chỉ với vài bước đơn giản. An Thịnh Vượng chúc bạn sẽ làm được một chiếc túi giữ nhiệt đúng chuẩn theo yêu cầu và mong muốn của bản thân nhé. Bên cạnh túi giữ nhiệt chườm ấm bạn có thể tự tay làm cho mình túi giữ nhiệt bình nước, túi giữ nhiệt đựng cơm nữa đấy. Chúc bạn thành công. Xin cảm ơn rất nhiều.

Miếng gạc chườm nóng sẽ hỗ trợ hiệu quả trong việc giảm đau, tăng tuần hoàn, thư giãn cơ bị co rút, giúp làm lành vết thương và điều trị nhiều chứng bệnh.

  • "Vật vã" vì đau răng, hãy lấy đá lạnh chườm lên tay, hết đau chỉ trong 5 phút
  • Chườm lạnh - cách đốt cháy chất béo siêu nhanh ít ai ngờ đến
  • Chườm nóng hay chườm lạnh cũng phải tùy loại vết thương
  • Đừng bỏ qua 8 nguyên nhân nghiêm trọng khiến cơ thể bạn bị sưng phù chỗ này chỗ kia

Hơi ấm từ miếng gạc chườm nóng có tác dụng xoa dịu và chữa lành cơ thể. Nó làm giãn mạch máu, giúp máu vận chuyển dưỡng chất đi khắp cơ thể một cách dễ dàng hơn, đồng thời đào thải độc tố.

Miếng gạc chườm nóng sẽ hỗ trợ hiệu quả trong việc giảm đau, tăng tuần hoàn, thư giãn cơ bị co rút, giúp làm lành vết thương và điều trị nhiều chứng bệnh. Người ta thường chườm gạc nóng trong khoảng thời gian 5-15 phút, cách nhau 2 giờ.

Lợi ích của việc chườm nóng

- Đau cơ: Khi một miếng gạc ấm được chườm vào cơ bị đau, hơi nóng sẽ hút nhiều máu về khu vực đó, giúp cơ đỡ đau hơn.

- Co thắt cơ: Khi bị co thắt cơ, trước tiên, bạn cần nghỉ ngơi và chườm lạnh. Sau 72 giờ, chườm nóng để giảm bất cứ dấu hiệu viêm nào tại vùng cơ đó và đẩy nhanh quá trình hồi phục.

- Căng cứng khớp hoặc đau do viêm khớp: Bạn có thể làm dịu tình trạng này bằng một miếng gạc chườm nóng nhờ tác dụng thư giãn cơ và khớp bị đau của nó.

- Viêm màng kết: Bạn có thể sử dụng một miếng gạc chườm ấm lên mắt để làm dịu triệu chứng viêm màng kết. Nó có thể giảm đau và viêm ở mắt cũng như tạm thời làm sạch dịch tiết ra từ mắt.

- Đau bụng co thắt do chu kỳ kinh nguyệt: Dùng gạc chườm nóng áp vào vùng bụng dưới giúp kiểm soát các cơn đau quặn do "đến tháng". Hơi nóng sẽ làm thư giãn các cơ co thắt ở tử cung.

- Đau đầu xoang: Chườm gạc ấm, ẩm vào vùng xoang sẽ giảm áp lực và làm loãng dịch nhày đặc, từ đó giúp loại bỏ cơn đau đầu xoang.

- Sưng lợi: Một miếng gạc chườm ấm có thể giảm đau nhanh do lợi bị sưng. Áp miếng gạc chườm lên mặt, thay vì trực tiếp lên phần lợi bị sưng.

- Đau tai: Bất kể nguyên nhân gây đau tai là gì, miếng gạc chườm ấm có thể giúp xử lý vấn đề. Hơi nóng sẽ thúc đẩy luân chuyển máu tới tai và nhờ đó, giúp giảm đau.

- Đi tiểu nhiểu: Miếng gạc chườm nóng có thể cải thiện chức năng thận và tăng lượng tiểu thải ra, nhờ đó, loại bỏ bớt độc tố và chất thải trong người. Đơn giản là áp một miếng gạc chườm ấm vào bụng dưới của bạn.

Những túi chườm nóng bán ngoài hiệu thuốc luôn có sẵn nhưng có thể không phù hợp với tất cả các bộ phận cơ thể. Ví dụ, mắt bạn có thể không chịu được sức nặng và sự vướng víu vì cồng kềnh của một túi chườm nóng mua sẵn. Ngoài ra, chúng có thể chứa một số hóa chất có hại cho da nếu bị rò rỉ ra ngoài.

Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể tự làm gạc chườm nóng, sử dụng một số nguyên liệu rẻ tiền, đơn giản có trong chính nhà bạn.

Cùng tham khảo 10 cách làm gạc chườm nóng tại nhà rất tiện lợi cho bạn:

1. Khăn chườm ẩm

Đây là cách đơn giản nhất để có một dụng cụ chườm nóng và ẩm. Tất cả những gì bạn cần là một chiếc khăn và ít nước nóng.

2. Gạc chườm khô, nóng

Rất dễ làm, loại gạc này còn rất tiện sử dụng nữa. Tuy nhiên, một điểm trừ lớn là nó có thể làm khô da. Nếu bạn vốn đã có làn da khô, tránh dùng loại chườm này và thay thế bằng túi chườm ấm, ẩm.

3. Phương pháp dùng khăn tay

Một trong những cách đơn giản nhất và tốt nhất để tự làm miếng gạc chườm là sử dụng khăn tay. Tất cả những gì bạn cần là 2 chiếc khăn tay, 1 chiếc túi khóa kéo và lò vi sóng.

4. Gạo và tất

Bạn có thể có 1 đôi tất cũ không sử dụng cũng được nhưng phải sạch sẽ. Giờ hãy tận dụng đôi tất đó để tự tạo gạc chườm nóng tại nhà. Loại gạc chườm này có tác dụng rất tốt cho các cơn đau ở vai và cổ.

5. Chai thủy tinh

Bạn có thể dùng chai thủy tinh để dễ dàng và nhanh chóng làm dụng cụ chườm nóng tại nhà. Chọn loại chai thủy tinh, không phải chai nhựa bởi thủy tinh có tác dụng giữ nhiệt hiệu quả hơn.

6. Khăn rửa mặt cuộn tròn

Khi cần làm gạc chườm nóng cho mắt, phương pháp cuộn khăn sẽ cực kỳ hiệu quả. Tốt nhất khi dùng loại gạc chườm này cho mi mắt và đảm bảo rằng độ nóng được duy trì liên tục ở nhiệt độ thích hợp.

7. Túi trà ẩm

Nếu bạn cần xử lý lẹo, vết thâm quầng bên dưới mắt hoặc một dạng nhiễm trùng mắt nào đó, bạn có thể sử dụng túi trà để tạo một miếng gạc chườm nóng đơn giản mà hiệu quả. Túi trà đen là miếng gạc chữa lành rất tốt do chứa nhiều tannin trong trà [tannin có tác dụng kháng viêm].

Ngoài ra, bạn có thể đổ trà vào một chiếc khăn mặt và khi nó nguội đến mức nhiệt an toàn, dùng làm gạc chườm.

8. Những chiếc bỉm không dùng đến

Nếu bạn còn tích trữ vài chiếc bỉm không dùng đến trong nhà, hãy tận dụng để làm gạc chườm nóng. Không giống khăn rửa mặt, một chiếc bỉm sẽ giữ nhiệt trong thời gian lâu hơn. Ngoài ra, nó có thể được làm nóng bằng cách cho vào lò vi sóng trong khoảng vài giây và sử dụng lại khi cần.

Do hình dạng đặc biệt của bỉm, bạn có thể sử dụng nó dưới dạng gạc chườm trên những vùng cơ bị đau ở lưng hay quấn quanh cổ. Bạn thậm chí có thể dùng băng dính để cố định miếng bỉm nóng quanh đầu gối bị đau hay khuỷu tay.

Một số lưu ý:

- Không chườm nóng lên vùng da bị rách, chảy máu.

- Không dùng chườm nóng ngay lập tức cho các chấn thương cấp. Tốt hơn là dùng gạc chườm lạnh trong vòng 72 giờ đầu tiên, sau đó mới dùng chườm nóng.

- Không dùng liệu pháp chườm nóng khi bạn mang thai hoặc bị tiểu đường, tuần hoàn kém hay huyết áp cao.

- Luôn kiểm tra nhiệt độ miếng gạc chườm để đảm bảo nó ấm, không gây bỏng trước khi áp lên da.

- Lập tức ngừng sử dụng bất cứ miếng gạc chườm nào tạo cảm giác nóng đến khó chịu.

- Nhiệt độ lý tưởng cho một miếng gạc ấm chườm mắt là 40-45 độ C.

- Không để miếng gạc chườm nóng lên cùng một vị trí quá lâu.

- Không cho vào lò vi sóng miếng gạc quá 1-2 phút.

- Nếu bạn có làn da nhạy cảm, luôn giữ một lớp vải mỏng giữa nguồn cấp nhiệt và làn da để tránh tình trạng bị bỏng, rộp.

- Nếu da bắt đầu đỏ lên, có đốm đỏ và trắng, phồng rộp, sưng tấy hoặc nổi phát ban, hãy gọi cho bác sĩ. Đây có thể là dấu hiệu của tổn thương da do nhiệt.

Theo TopHomeRes

Video liên quan

Chủ Đề