Cách lãnh bảo hiểm thất nghiệp 2023

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ vừa ký ban hành Nghị quyết số 09/2021/UBTVQH15 về chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2022 - 2024.

Điểm tiếp nhận hồ sơ về bảo hiểm xã hội tại quận Cầu Giấy. Ảnh: Hải Nguyễn

Theo Nghị quyết, mức chi phí quản lý bảo hiểm xã hội bình quân giai đoạn 2022 - 2024 tối đa 1,54% dự toán thu, chi bảo hiểm xã hội [trừ số chi đóng bảo hiểm y tế cho người hưởng bảo hiểm xã hội] được trích từ tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội; trong đó, năm 2022 tối đa 1,59%, năm 2023 tối đa 1,54% và năm 2024 tối đa 1,49%.

Mức chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp bình quân giai đoạn 2022 -  2024 tối đa 1,54% dự toán thu, chi bảo hiểm thất nghiệp [trừ số chi đóng bảo hiểm y tế cho người hưởng bảo hiểm thất nghiệp] được trích từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp; trong đó, năm 2022 tối đa 1,59%, năm 2023 tối đa 1,54% và năm 2024 tối đa 1,49%;

Trường hợp thực hiện thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp trong năm không đạt dự toán, mức chi phí quản lý tính trên số thực thu, thực chi; trường hợp thực hiện thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp trong năm vượt dự toán, chi phí quản lý thực hiện theo dự toán đã được giao.

Mức chi tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc trong các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong tổ chức Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân, người lao động thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp của ngành lao động - thương binh và xã hội bằng 1,8 lần mức lương đối với cán bộ, công chức, viên chức do Nhà nước quy định cho đến khi thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21.5.2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao Thủ tướng Chính phủ quy định việc giao dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp được trích phù hợp với quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, pháp luật về đầu tư công và các quy định pháp luật khác có liên quan. Chỉ đạo các cơ quan có liên quan rà soát, tiết kiệm, cắt giảm những nhiệm vụ chi chưa thực sự cần thiết trong quá trình xây dựng dự toán, thực hiện dự toán chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

Chính phủ chỉ đạo các cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự toán, quyết toán chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. Đồng thời, chỉ đạo Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các cơ quan sử dụng chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp đúng quy định, hiệu quả, triệt để tiết kiệm gắn với kết quả phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

Cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ, bảo đảm thuận lợi đối với cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và người dân; sắp xếp tổ chức bộ máy, biên chế tinh gọn, phù hợp với nhiệm vụ được giao. Hoàn thiện Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm bảo đảm sẵn sàng kết nối, chia sẻ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, các cơ sở dữ liệu quốc gia khác, cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương theo quy định của pháp luật để nâng cao hiệu quả quản lý, thực thi chính sách.

Kịp thời ngăn chặn việc trốn đóng, gian lận, trục lợi chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và gắn với việc thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23.5.2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội.

Ủy ban Xã hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban khác của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Kiểm toán nhà nước, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, hằng năm thực hiện kiểm toán việc giao dự toán, quản lý, sử dụng, quyết toán chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và báo cáo kết quả kiểm toán với Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2022.

Theo Nghị định số 38/2022/NĐ-CP của Chính phủ, từ ngày 01/7/2022 mức lương tối thiểu vùng được điều chỉnh tăng. Do đó, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa của người lao động đóng Bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định cũng có sự gia tăng.

Theo Nghị định số 38/2022/NĐ-CP của Chính phủ, từ ngày 1-7-2022 mức lương tối thiểu vùng được điều chỉnh tăng. Do đó, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa của người lao động đóng Bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định cũng có sự gia tăng.

​Cụ thể, căn cứ khoản 1 Điều 50 Luật Việc làm 2013 quy định mức hưởng trợ cấp thất nghiệp cao nhất mà người lao động có thể nhận hằng tháng sau khi nghỉ việc như sau:

"Điều 50. Mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp

1. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc."

Như vậy, khi lương tối thiểu vùng tăng thì mức hưởng 05 lần mức lương tối thiểu vùng khi nhận trợ cấp thất nghiệp cũng tăng theo như sau:

+ Vùng I: 23.400.000 đồng;

+ Vùng II: 20.800.000 đồng;

+ Vùng III: 18.200.000 đồng;

+ Vùng IV: 16.250.000 đồng.

A. Chi [nguồn: nld.com.vn]

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề