Cách lắp dây máy thở

Nhiễm khuẩn bệnh viện làm tăng chi phí điều trị và làm tăng tỉ lệ tử vong, tỉ lệ tử vong do nhiêm khuẩn bệnh viện 10 -50%.

Viêm phổi liên quan đên thở máy là nhiễm khuẩn bệnh viện chủ yếu ở các bệnh nhân nặng nằm điều trị tại khoa Hồi sức tích cực. Các khoa hồi sức tích cực thường đông bệnh nhân và cường độ sử dụng máy thở rất cao, do vậy công việc khử khuẩn máy thở đóng một vai trò quan trọng trong công việc giảm nhiểm khuẩn chéo trong bệnh viện.

Tại các nước phát triển, dây máy thở, bình đốt và các phin lọc máy thở chỉ sử dụng 1 lần, để giảm chi phí chúng ta tái sử dụng các dây máy thở và các phụ kiện đi kèm vì vậy vấn đề khử khuẩn đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình hạn chế nhiễm khuẩn bệnh viện.

Một số khái niệm về khử khuẩn và tiệt khuẩn dụng cụ y tế

Khử khuẩn

Khử khuẩn nhằm diệt hoặc ức chế sự phát triển và loại bỏ các vi sinh vật để phòng ngừa sự lan truyền các tác nhân gây bệnh giữa các bệnh nhân

Có 3 mức độ khử khuẩn: Cao, trung bình và thấp

Khử khuẩn mức độ cao: Diệt mọi vi sinh vật gây bệnh trừ ô nhiễm nhiều nha bào.

Khử khuẩn mức độ trung bình: ức chế trực khuẩn lao, các vi khuẩn dạng sinh dưỡng, hầu hết các vi rút, nấm nhưng không giết được nha bào.

Khử khuẩn mức độ thấp: Có thể diệt được hầu hết các vi khuẩn, một số vi rút và nấm nhưng không diệt được vi khuẩn có sức đề kháng cao như trực khuẩn lao hoặc vi khuẩn dạng nha bào.

Tiệt khuẩn

Tiệt khuẩn là tiêu diệt mọi vi sinh vật. Về mặt hiệu lực, tiệt khuẩn được xác định khi lượng vi khuẩn chỉ còn một phần triệu. Có 2 phương pháp tiệt khuẩn: Lý học và hoá học

Tiệt khuẩn được áp dụng đối với mọi dụng cụ xâm nhập vào các tổ chức sống của cơ thể cũng như mọi loại thuốc và dịch truyền.

Các dụng cụ được xử lý để sử dụng lại phải được làm sạch trước khi tiệt khuẩn.

Mọi dụng cụ cần được đóng gói trước khi tiệt khuẩn. Các dụng cụ đã được tiệt khuẩn chỉ được coi là vô khuẩn khi được để trong một gói kín, nguyên vẹn.

Cấu tạo máy thở liên quan đến khử khuẩn: Máy thở gồm 3 phần chính: 

Phần thân máy 

Phần đường thở nối máy với bệnh nhân.

Giữa 2 hệ thống này có các filter lọc khuẩn ngăn cách.

Chỉ định

Tất cả các máy thở đã qua sử dụng cho bệnh nhân

Hoặc tất cả các máy thở chuẩn bị đưa vòa sử dụng cho bệnh nhân

Chống chỉ định

Không có chống chỉ  định

Chuẩn bị

Nhân viên y tế:

Một kỹ thuật viên được đào tạo về kỹ thuật khử khuẩn máy thở

Phương tiện

Phòng chứa máy: tốt nhất có 2 phòng, một chứa máy bẩn và một phòng chứa máy sạch và có cửa ra vào riêng biệt và có cửa thông giữa hai phòng.

Phòng máy bẩn là nơi tiến hành tháo đường thở để đưa đi hấp, làm sạch máy bẩn trước khi đưa sang phòng máy sạch. 

Phòng máy sạch là nơi lắp ráp đường thở đã được khử khuẩn vào máy thở, chứa các máy sẵng sàng hoạt động. Do vậy phòng này cần có các hệ thống tủ đựng các thiết bị máy thở đã được khử khuẩn, hệ thống đèn cực tím để khử khuẩn toàn bộ phòng, và hệ thống điện và khí nén để tiến hành thử máy, chuẩn bị máy.

Dung dịch làm tan protein [cedezime], dung dịch khử khuẩn [Cidex 2%] và nước cất 

Các bước tiến hành

Điều kiện vật chất

Để thực hiện tốt công tác khử khuẩn máy thở chúng ta phải có phòng chứa máy. Tốt nhất là có 2 phòng chứa máy, một phòng chứa máy bẩn, một phòng chứa máy sạch và có cửa ra vào riêng biệt. Giữa 2 phòng này có cửa thông để đưa máy từ phòng máy bẩn sang phòng máy sạch sau khi máy đã được làm sạch.

Phòng máy bẩn là nơi tiến hành tháo đường thở để đưa đi hấp, làm sạch máy bẩn trước khi đưa sang phòng máy sạch. 

Phòng máy sạch là nơi lắp ráp đường thở đã được khử khuẩn vào máy thở, chứa các máy sẵng sàng hoạt động. Do vậy phòng này cần có các hệ thống tủ đựng các thiết bị máy thở đã được khử khuẩn, hệ thống đèn cực tím để khử khuẩn toàn bộ phòng, và hệ thống điện và khí nén để tiến hành thử máy, chuẩn bị máy.

Tiến hành

Ngay sau khi không còn sử dụng máy thở nữa, các bác sỹ hoặc y tá phụ trách phải đưa máy về ngay phòng máy bẩn để tiến hành khử khuẩn đường thở và làm sạch máy thở. 

Bước 1: Tại phòng máy bẩn, đường thở được tháo ra khỏi máy thở [bao gồm cả “filter lọc khuẩn”]. Toàn bộ hệ thống này [trừ bộ phận cảm ứng nhiệt dùng cho bình làm ẩm được để riêng] được gói lại và chuyển xuống khoa “Chống nhiễm khuẩn” để tiến hành khử khuẩn. 

Bước 2: Tại khoa chống nhiễm khuẩn

Hệ thống đường thở có thể được khử khuẩn bằng hoá chất [thường là cidezime và cidex 2%] để khử khuẩn dây đường thở. 

Ngày nay người ta còn dùng khí ethylen oxid để tiến hành khử khuẩn các filter lọc khuẩn. Sau khi khử khuẩn xong, các thiết bị này lại được đóng gói lại và chuyển về phong máy sạch.

Trong điều kiện chưa có khoa “Chống nhiễm khuẩn”, có thể tiến hành khử khuẩn các thiết bị của hệ thống dây thở ngay tại khoa Hồi sức tích cực. 

Trong trường hợp này chủ yếu ta dùng cidezime và cidex2% để ngâm các thiết bị này. 

Cidezime có hoạt tính khử protein, do đó làm tan và long các mảng protein chủ yếu là đờm, máu, mủ của bệnh nhân trong đường thở

Cidex có tác dụng khử khuẩn rất tốt. Chú ý ta phải ngâm tối thiểu là 30 phút với Cidex 2%

Quy trình: Ngâm dây thở, đầu nối chữ Y, cốc ngưng vào dung dịch Cidezime trong vòng khoảng 30 phút, sau đó vớt dụng cụ và rửa sạch dưới dòng nước máy. Ngâm tiếp dụng cụ vào dung dịch Cidex trong vòng khoảng 30 phút sau đó vớt dụng cụ rửa với nước cất và để khô tự nhiên trong phòng và đóng gói.

Thân máy: 

Sau khi đã được tháo hệ thống dây thở ra sẽ được làm sạch bằng các dung dịch sát khuẩn thông thường, thường dùng nhất là cồn 70 độ. 

Chúng ta tiến hành lau toàn bộ máy bao gồm vỏ máy, tay cầm, bàn điều khiển, màn hình, dây ôxy dây khí nén, dây điện, buồng đốt bình làm ẩm, bộ phân cảm ứng nhiệt của bình làm ẩm….Sau khi lau sạch máy mới được chuyển máy sang phòng máy sạch.

Bước 3: Tại phòng máy sạch

Hệ thống dây thở đã được khử khuẩn sẽ được lắp ráp và thân máy đã được làm sạch theo nguyên tắc vô khuẩn.

 Sau khi đã lắp máy xong ta tiến hành kiểm tra hoạt động của máy thở. Nếu máy thở hoạt động tốt, sẽ xếp vào một chỗ, chuẩn bị sẵn sàng cho hoạt động. 

Khi không có người trong phòng máy sạch [ban đêm], nên bật đèn cực tím lên để đảm bảo duy trì môi trường sạch khuẩn cho phòng máy sạch.

  • CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VIÊM PHỔI BỆNH NHÂN THỞ MÁY
  •                  KHUYẾN CÁO SỬ DỤNG DÂY MÁY THỞ MỘT LẦN
  •                         www.alonursing.com
  1. Rửa sạch các dụng cụ, thiết bị trước khi thực hiện tiệt hoặc khử khuẩn
  2. Tiệt khuẩn hoặc khử khuẩn mức độ cao các dụng cu, thiết bị tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với niêm mạc đường hô hấp dưới.
  3. Dùng nước vô trùng để rửa các dụng cụ, thiết bị tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với niêm mạc đường hô hấp dưới sau khi ngâm trong dung dịch sát trùng. Không được  dùng nước máy từ vòi thay cho nước vô trùng để rửa các dụng cụ nói trên.

Không tiệt khuẩn hoặc khử khuẩn các dụng cụ hoặc thiết bị được sản xuất để dùng một lần trừ khi có dữ liệu cho thấy sau khi vô trùng hoặc khử trùng sử dụng không gây hại cho bệnh nhân, có hiệu quả về mặt kinh tế, không thay đổi về cấu trúc và chức năng của dụng cụ và thiết bị.

Xử lý máy thở, dây thở, bộ làm ẩm, bộ trao đổi ẩm nhiệt và bộ phận phun khí dung của máy thở

Máy thở

  1. Lau chùi thường quy bên ngoài máy thở bằng dung dịch sát khuẩn mức độ trung bình .
  2. Không khử trùng hoặc vô trùng thường qui các bộ phận bên trong của máy thở.
  3. Có thể đặt bộ lọc giữa máy và dây thở giúp lọc vi trùng trong khí hít vào đồng thời tránh được trào ngược các chất dơ vào máy, một bộ lọc khác ở cành thở ra của dây thở tránh được lây chéo vi trùng từ bệnh nhân ra môi trường.

Dây thở, bộ làm ẩm, bộ trao đổi ẩm nhiệt 
Dây thở dùng với bộ làm ẩm là nguồn chứa vi trùng gây viêm phổi ở bệnh nhân thở máy, nước lắng đọng ở đường ống và và tụ lại ở bộ phận bẫy nước [water trap] làm cho dây thở nhanh chóng bị nhiễm trùng, thường là do vi trùng xuất phát từ vùng miệng và hầu. Vì thế cần dẫn lưu tốt nước trong đường ống để tránh gây viêm phổi do nước bị nhiễm trùng trong đường ống chảy vào phổi bệnh nhân.

  1. Dây máy thở phải để ở vị trí thấp hơn phần trên của ống nội khí quản.
  2. Chú ý thao tác lúc ngắt dây máy thở để hút đàm tránh không làm chảy nước từ dây máy thở vào ống nội khí quản.
  3. Nước trong bẫy nước phải được đổ thường xuyên.
  4. Nước của bộ làm ẩm: 
    + Sử dụng nước vô trùng đối với bộ làm ẩm dạng bọt.
    + Sử dụng nước vô trùng, nước cất hoặc nước máy đối với bộ làm ẩm dạng bấc.
    + Không khuyến cáo việc sử dụng ưu tiên hệ thống làm ẩm kín, nước cho vào liên tục
  5. Thay dây máy thở, van thở ra, bộ làm ẩm sau  giờ hoặc khi dùng cho bệnh nhân khác. Chưa có khuyến cáo rõ về thời gian dùng tối đa 24h của dây thở và bộ làm ẩm.
  6. Tiệt khuẩn hoặc khử khuẩn mức độ cao dây thở và bộ làm ẩm giữa các lần sử dụng .
  7. Dẫn lưu và đổ định kỳ nước đọng trong dây thở, bộ phận chứa nước đọng, chú ý khi thao tác không làm chảy nước vào ống nội khí quản
  8. Chú ý rửa tay sạch sau khi dẫn lưu, đổ nước trong dây máy thở, bẩy nước
  9. Không khuyến cáo đặt bộ lọc hoặc bộ phận chứa nước đọng ở đầu cuối của đoạn thở ra của dây thở. Không đặt bộ lọc vi trùng giữa bộ làm ẩm và đoạn hít vào của dây thở.

 Quy trình xử lý dây máy thở  sau khi kết thúc thở máy Bộ làm ẩm ở tường

  1. Theo hướng dẫn của nhà sản xuất về cách dùng và bảo trì bộ làm ẩm oxy tường
  2. Thay dây thở oxy, mặt nạ, dây dẫn oxy khi dùng cho bệnh nhân  khác.

          Dây thở dùng với bộ trao đổi ẩm nhiệt [mũi nhân tạo]

  1. Nếu không có chống chỉ định, có thể dùng bộ trao đổi ẩm nhiệt vì không gây lắng đọng nước trong dây thở và vì thế cũng không cần thay dây thở thường quy. Tuy nhiên chưa có khuyến cáo ưu tiên sử dụng bộ trao đổi ẩm nhiệt so với bộ làm ẩm để ngăn ngừa viêm phổi nhiễm trùng bệnh viện.
  2. Thay bộ trao đổi ẩm nhiệt theo khuyến cáo của nhà sản xuất hoặc nhìn đại thể thấy dơ, rối loạn chức năng.
  3. Không cần thay thường qui dây thở trừ khi dùng cho bệnh nhân khác.

Bộ phận phun khí dung 

Phần lắp vào cành hít vào của dây thở sẽ nhanh chóng bị nhiễm trùng từ nước trong dây máy thở và phun khí dung có chứa vi trùng vào phổi bệnh nhân vì thế cần rửa sạch trước mỗi lần phun khí dung.

Máy phun khí dung loại nhỏ [dùng để phun phuốc gắn vào máy thở hoặc cầm tay] 
Thường dùng để phun các loại thuốc dãn phế quản, corticoid là nguồn gây viêm phổi nhiễm trùng bệnh viện vì máy bị nhiễm trùng qua bàn tay của nhân viên y tế, bộ phận chứa thuốc bị nhiễm trùng do không được khữ trùng sạch giữa các lần dùng.Giữa các lần phun thuốc trên cùng một bệnh nhân phải khử trùng, rửa bằng nước vô trùng, để khô. Khi dùng cho bệnh nhân khác thay máy phun khí dung đã được vô trùng hoặc khử trùng ở mức độ cao.

  1. Chỉ dùng dịch vô trùng để phun khí dung, khi rót dịch vào máy phun cũng theo nguyên tắc vô trùng.
  2. Nếu lọ thuốc dùng nhiều lần: thao tác, rót dịch, lưu trữ  phải theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Máy phun khí dung thể tích lớn và lều phun sương

  1. Không dùng bộ làm ẩm khí phòng có thể tích lớn để tạo khí dung trừ khi được khử trùng ở mức độ cao hoặc vô trùng mỗi ngày và chỉ sử dụng nước vô trùng.
  2. Máy phun khí dung thể tích lớn vô trùng dùng cho các bệnh nhân mở khí quản cần phải khử trùng mức độ cao mỗi 24 giờ hoặc giữa các bệnh nhân.
  3. Sử dụng máy phun khí dung và bộ phận dự trữ của lều phun sương đã qua
  4. vô trùng hoặc khử trùng mức độ cao, thay khi sử dụng cho bệnh nhân khác

1. DỊCH VỤ GIAO HÀNG:

Hãy Gọi: 0919.000.813 Để Được Giao Hàng Tận Nơi! 

2. CÁCH THỨC THANH TOÁN:

 Tại ngân hàng: 0000000000000

- Số tài khoản: 0000000000000 

- Chủ tài khoản: Nguyễn Dương 

Video liên quan

Chủ Đề