Cách mạng cu ba thành công vào thời gian nào năm 2024

TTO - Hôm nay 1-1, Cuba sẽ kỷ niệm tròn 60 năm cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, trong bối cảnh quốc đảo vùng Caribe đối mặt với nhiều đổi thay và thách thức của thời đại mới.

Cách mạng cu ba thành công vào thời gian nào năm 2024

Nhà lãnh đạo Cuba Fidel Castro (giữa) phát biểu ngày 8-1-1959 tại Havana, Cuba - Ảnh (tư liệu): AFP

Theo Hãng tin AFP, đây cũng là lần đầu tiên tại một lễ kỷ niệm lớn của đất nước Cuba thiếu vắng hình ảnh của người anh hùng dân tộc Fidel Castro.

Lễ tưởng niệm sẽ diễn ra trong ngày đầu năm mới 2019 tại thành phố Santiago de Cuba, thành phố khởi đầu cuộc cách mạng chống lại độc tài Fulgencio Batista với sự hậu thuẫn của Mỹ, cũng là nơi Fidel Castro tuyên bố chiến thắng vào tháng 1-1959 sau sáu năm kháng chiến.

Lễ tưởng niệm cũng sẽ diễn ra tại khu vực bên dưới các lăng mộ của hai người anh hùng dân tộc Jose Marti và Fidel Castro. Em trai ông Fidel, cựu chủ tịch Cuba Raul Castro, sẽ có bài phát biểu tại đây.

Năm nay cũng là lần đầu tiên kể từ năm 1976 một chủ tịch Cuba không còn là thành viên của dòng họ Castro. Mặc dù vẫn có tầm ảnh hưởng lớn trong chính trường, song tháng 4-2018 ông Raul Castro đã rời cương vị, người kế nhiệm ông là chính trị gia Miguel Diaz-Canel, 58 tuổi.

Vào thời điểm ông Fidel Castro tuyên bố ngày 1-1-1959: "Cuối cùng chúng ta cũng đã đến được Santiago. Chặng đường rất dài và gian khổ, nhưng chúng ta cũng đã đến được", Chủ tịch hiện nay của Cuba, ông Diaz-Canel, còn chưa ra đời, nhưng "tinh thần Fidel Castro" thì vẫn tiếp tục được kết nối ở vị nguyên thủ này.

Tuần trước ông Diaz-Canel viết trên Twitter: "Cuộc cách mạng của Cuba là bất khả chiến bại, nó đang phát triển và sẽ còn tiếp tục".

Cuba đang trong giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ bất kể những thách thức rất lớn của thời kỳ mới. Sau khi quan hệ với Mỹ được cải thiện đáng kể dưới thời cựu tổng thống Barack Obama, lúc này quốc đảo của 11 triệu cư dân lại đang đối mặt với chính sách khó khăn hơn dưới thời ông Donald Trump.

Dù vậy một động thái cho thấy rõ ý chí quyết tâm vươn lên của Cuba, khi vừa mới đây quốc hội Cuba đã thông qua dự thảo hiến pháp cải cách, trong đó chính thức thừa nhận tài sản tư nhân, thúc đẩy nền kinh tế thị trường và thu hút đầu tư nước ngoài nhưng vẫn kiên định mục tiêu xã hội chủ nghĩa. Bản dự thảo sẽ được trưng cầu ý dân trong tháng 2 năm nay trước khi chính thức có hiệu lực.

Ngay sau khi cách mạng thành công, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và Chính phủ Cuba, nhân dân Cuba bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước. Cuba đã thực hiện một cuộc cải cách sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực: cải cách ruộng đất; quốc hữu hóa các công ty của tư sản dân tộc và tư bản nước ngoài; áp dụng chính sách phúc lợi xã hội xã hội chủ nghĩa cho toàn dân.

Từ năm 1990 của thế kỷ XX, Cuba bước vào giai đoạn mới mà Fidel gọi là “thời kỳ đặc biệt khó khăn trong hòa bình”. Đây là thời kỳ mà Cuba phải chịu ảnh hưởng nặng nề, ngoài chính sách cấm vận của Mỹ còn thêm sự tan rã của Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu. Trong thời gian rất ngắn, Cuba đã mất đi toàn bộ quan hệ kinh tế, thương mại ưu đãi của Liên Xô và khối các nước XHCN. Năm 1990, kinh tế Cuba giảm 2,6%; GDP của năm 1993 giảm 35% so với năm 1989.

Để tháo gỡ tình hình trên, từ tháng 7/1993, Cuba chính thức tiến hành cải cách kinh tế-xã hội vừa phải đảm bảo mục tiêu, định hướng của sự nghiệp cách mạng, vừa phải đáp ứng kịp thời những đòi hỏi gay gắt của tình hình trong nước và thế giới. Theo đó, Cuba sắp xếp lại sản xuất nông nghiệp, trao quyền sử dụng đất của Nhà nước cho các hợp tác xã và gia đình, mở lại các chợ nông sản; hợp pháp hóa quyền sử dụng ngoại tệ và tiền của kiều dân Cuba gửi về cho thân nhân trong nước; ưu tiên các ngành có thể thu ngoại tệ, các ngành có vị trí chiến lược như du lịch, công nghệ sinh học, thăm dò và khai thác dầu khí. Cuba cũng mở rộng các ngành thủ công, buôn bán nhỏ, cải cách bộ máy hành chính nhà nước; cải cách hệ thống ngân hàng, tài chính, xây dựng hệ thống thuế; tăng quyền tự quyết kinh tế cho cơ sở…

Vượt lên khó khăn, Cuba đã từng bước vượt qua khó khăn thử thách, dần dần gượng dậy từ cuộc khủng hoảng nghiệt ngã và đã đạt được những thành tựu trong nhiều lĩnh vực.

Về kinh tế, từ năm 1995, kinh tế Cuba đã từng bước phục hồi, mức tăng trưởng GDP năm 1995 đạt 2,5% và liên tiếp tăng những năm sau. Năm 2005, GDP tăng 11,8%; năm 2006 tăng 12,5% và năm 2007 tăng 7,5%.

So với năm 1989, nền sản xuất đã khôi phục được 49%, khống chế được tình trạng thâm hụt ngân sách; giảm và ổn định tỷ giá hối đoái giữa đồng pêxô Cuba và đồng USD; khôi phục các ngành sản xuất công nghiệp như niken, thép, dầu lửa, thuốc lá, gỗ. Đặc biệt là ngành du lịch Cuba đã có những bước tiến đáng kể, trở thành ngành phát triển năng động nhất của nền kinh tế Cuba và là một trong những yếu tố chính thúc đẩy quá trình phục hồi kinh tế. Trong số các nước Châu Mỹ, Cuba đã nhảy vọt từ vị trí 23 lên vị trí thứ 9 về lượng khách du lịch, và từ vị trí 21 lên vị trí thứ 8 đối với doanh thu du lịch.

Cuba là một trong số ít nước trên thế giới thực hiện thành công công tác xóa đói giảm nghèo ở tất cả các cấp, thành thị cũng như nông thôn.

Tăng trưởng kinh tế đã tạo điều kiện để Cuba tiếp tục giải quyết tốt hơn những vấn đề xã hội, nhất là trong lĩnh vực giáo dục, y tế và bảo hiểm xã hội.

Về giáo dục, Chính phủ Cuba đã dành sự quan tâm hàng đầu cho lĩnh vực này và đã có những bước tiến vượt bậc cả về số lượng và chất lượng, được nhiều nước và các tổ chức quốc tế đánh giá cao.

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của LHQ (UNESCO) đã công nhận Cuba là nước đầu tiên ở Mỹ Latinh hoàn thành chỉ tiêu chương trình “Giáo dục cho mọi người” do LHQ đề ra tại Diễn đàn thế giới tổ chức tại Dacca (Bangladesh) năm 2000 và xếp nước này đứng thứ 23 trên thế giới về thành tích giáo dục.

Mặc dù kinh tế còn nhiều khó khăn, nhưng Cuba vẫn duy trì và không ngừng cải thiện điều kiện an sinh xã hội, mọi dịch vụ y tế đều được miễn phí. Tuổi thọ trung bình của người Cuba là 78 tuổi – thuộc hàng cao nhất thế giới. Cuba đã và đang tích cực nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tiên tiến tin học, sinh học vào ngành y tế để nâng cao khả năng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

Theo Báo cáo của Chương trình Phát triển LHQ (UNDP) công bố cuối năm 2007, Cuba là nước đứng thứ 51 trong bảng xếp hạng các nước trên thế giới về Chỉ số phát triển con người (HDI).

Tuy còn nhiều khó khăn, nhưng Cuba còn là tấm gương về tinh thần quốc tế vô sản trong lĩnh vực hợp tác và giúp đỡ về giáo dục và y tế với các nước đang phát triển. Hiện nay, Cuba đang giúp đào tạo 53.000 sinh viên thuộc 89 nước trên thế giới. Hàng nghìn chuyên gia giáo dục Cuba đã và đang tình nguyện làm việc tại Venezuela và Bolivia giúp các nước này xóa nạn mù chữ. Từ năm 1963 đến nay, Cuba đã cử gần 113.600 lượt bác sĩ và nhân viên y tế đi làm việc, công tác tại 103 nước, tiến hành 300 triệu lượt khám, chữa bệnh và cứu sống hơn 1 triệu bệnh nhân ở các nước đang phát triển.

Hiện nay, mặc dù trong hoàn cảnh bị Mỹ bao vây cấm vận, bị thiên tai liên tiếp, lại bị tác động bất lợi của những biến động của tình hình kinh tế thế giới, những nỗ lực của Đảng, Nhà nước và nhân dân Cuba nhằm bảo vệ thành quả cách mạng trong 50 năm qua thật là to lớn và tự hào, thể hiện tinh thần quật khởi của một dân tộc Anh hùng, quyết giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia, kiên trì mục tiêu và lý tưởng XHCN, xây dựng và phát triển đất nước, làm nghĩa vụ quốc tế, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân Mỹ Latinh và thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội./.