Cách nặn mụn an tại nhà

Nặn mụn đúng cách giúp loại bỏ nhanh những nốt mụn đáng ghét mà không làm tổn thương da, tránh da bị thâm và để lại sẹo sau khi thực hiện. Việc nặn mụn đúng cách cần tuân thủ các bước vệ sinh da, thao tác phù hợp với từng nốt mụn và chăm sóc làn da sau khi nặn mụn hiệu quả.

Việc nặn mụn được nhiều khi chú trọng khi sử dụng các thiết bị/ vật dụng chuyên dụng để hỗ trợ lấy nhân mụn hiệu quả. Một số người xem việc nặn mụn như thói quen hoặc sở thích bóp nặn nốt mụn bằng tay gây ra hậu quả nghiêm trọng cho làn da của mình. Thực tế bạn nên tuân thủ các phương pháp nặn mụn đúng cách để tránh tình trạng viêm nhiễm, thâm sẹo sau khi thực hiện gây mất thẩm mỹ và tổn thương da.

Dưới đây 2momart.vn sẽ cung cấp đến bạn những kiến thức quan trọng liên quan đến việc nặn mụn và chăm sóc da sau khi nặn mụn. Nhờ đó mà bạn có thể chăm sóc được da mặt của mình tốt hơn mỗi khi đến thời kỳ bị mụn và hạn chế các thói quen nặn mụn vô tội vạ gây ảnh hưởng đến sức khỏe làn da nhé.

1

Có nên nặn mụn hay không, nặn mụn có thực sự nguy hiểm

Nhiều người tự hỏi có nên nặn mụn hay không và số nhiều thì đồng tình với việc nặn mụn để giúp cho làn da sạch khỏe hơn. Tuy nhiên khi nào thì nên nặn mụn, nặn mụn sao cho đúng cách? Nặn mụn có thực sự an toàn cho nhiều người hay nghĩ?

#1.1 Khi nào bạn nên nặn mụn

Có rất nhiều nguyên nhân hình thành nên mụn như hóc môn trong cơ thể hoặc sắc tố da bị rối loạn, cấu trúc làn da thay đổi hoặc tác động từ môi trường xung quanh ô nhiễm, nắng nóng, khói bụi lâu ngày tích tụ cũng khiến da dễ bị nổi mụn hơn.

Nhiều người sau khi thấy mụn nổi lên thì nặn luôn mà không tìm hiểu hoặc quan sát đặc điểm của nốt mụn để có cách xử lý tốt nhất. Vậy có phải bạn luôn có thể nặn mụn mọi lúc mọi nơi hay cần có thời điểm và sự chuẩn bị kỹ lưỡng? Vậy khi nào thì thích hợp để nặn mụn?


Có nên nặn mụn không và mụn có tự hết nếu như chúng ta không nặn?

Khi quan sát và chạm vào nốt mụn trên mặt, bạn hãy cảm nhận hoặc dùng kinh nghiệm của bản thân để biết loại mụn nào đã chín, mụn nào chưa chín để có thể nặn hiệu quả.

Đối với những nốt mụn đã hình thành nhân mụn cứng, trồi lên bề mặt da thì chỉ cần một thao tác nặn nhẹ là dễ dàng loại bỏ nhân mụn. Tuy nhiên đối với loại mụn bọc, mụn mủ, mụn trứng cá, mụn đầu trắng thường khó xác định nhân mụn hoặc cần thời gian nặn lâu hơn, bạn nên để vào buổi tối mới thực hiện nặn mụn.

Việc nặn mụn xảy ra khi bạn đã xác định được nốt mụn chín già và lên cồi, cần lấy ra nhanh chóng để tránh tình trạng sưng, chai cứng. Trường hợp mụn nhỏ không nhân, mụn li ti thì có thể dùng kem bôi hoặc thuốc uống để giúp nốt mụn đó xẹp nhanh chóng hơn.

Như vậy, cần phải xác định được nốt mụn nào nên nặn, mụn nào thoa thuốc có thể hết, mụn nào nên chờ nhân/ cồi mụn chín và mụn nào nên loại bỏ tận gốc. Có như vậy bạn mới loại bỏ được các nốt mụn cứng đầu cách hiệu quả và an toàn lâu dài được.

#1.2 Không nặn mụn có tự hết không

Có một điều chắc rằng nếu như không nặn mụn thì mụn không thể tự hết được. Do đó mà việc nặn mụn cũng rất quan trọng trong việc chăm sóc da mặt của bạn khỏe mạnh mỗi ngày.

Nhiều người lầm tưởng rằng nếu như không nặn mụn để một thời gian dài nó sẽ tự xẹp hoặc một số người không dám nặn mụn mà để tự hết vì không biết nên làm thế nào đúng cách. Đây là nguyên nhân khiến cho tình trạng da mụn của bạn ngày càng nặng thêm, xuất hiện đốm nâu, tàn nhang thậm chí là mụn ruồi nếu không giải quyết được các nốt mụn cứng đầu.

Nếu bạn muốn việc không nặn mụn mà nốt mụn tự hết thì có hai nguyên nhân:

Thứ nhất, nốt mụn của bạn đã già, cồi mụn tự nhiên rồi lên và bạn chỉ cần rửa mặt hay tẩy tế bào chết thật kỹ là tự động nhân mụn sẽ trôi sạch, mụn sẽ xẹp lại trong vài ngày.

Thứ hai, đối với nốt mụn không nhân, không sưng lớn hay viêm nhiễm ngứa rát, bạn dùng kem bôi mụn hoặc uống thuốc trị mụn có thể giúp nó xẹp nhanh mà không cần nặn.

Do đó mà nhiều người lầm tưởng mụn tự hết, thực tế tùy thuộc vào loại mụn và loại da của mỗi người mà có cách loại bỏ mụn khác nhau.

#1.3 Tác hại của việc nặn mụn không đúng cách

Việc nặn mụn không đúng cách đem lại những tác hại khôn lường cho làn da của bạn. Có thể làm lây lan vi khuẩn hoặc viêm nhiễm nếu như bạn không khử trùng nốt mụn, dụng cụ nặn mụn và vệ sinh da mặt sau khi nặn. Do đó dịch mủ từ nốt mụn này có thể gây qua nốt mụn khác và chồng chéo sự viêm nhiễm khó tránh, khiến da ngày càng tổn thương nặng hơn.


Nặn mụn sai cách có thể để lại thâm sẹo trên da mặt

Ngoài ra nặn mụn không đúng cách khiến da tổn thương, gây nên vết thương hở lớn, do đó mà dễ dàng để lại thâm sẹo cho bề mặt da. Vì thế mà nhiều người nặn mụn xong thấy đau rát, về lâu dài mất đi tính thẩm mỹ cho cả khuôn mặt.

Cuối cùng trong nhiều trường hợp người nặn mụn phải đi tới bệnh viện hoặc nhờ sự can thiệp của bác sĩ da liễu do nặn mụn sai cách, khiến da đóng vảy, lên nhọt và nặng hơn gây hoại tử da rất nguy hiểm.

Chính vì những tác hại và nguy cơ đáng báo động trên mà việc nặn mụn cần được chú trọng nhiều hơn trong cách thức thực hiện cũng như quy trình chăm sóc da mỗi ngày của bạn.

2

Có những cách nặn mụn tại nhà nào phổ biến nhất

Có nhiều cách bạn tự có thể nặn mụn tại nhà mà không cần đi spa hay thẩm mỹ viện gây tốn kém nhiều chi phí. Dưới đây là một số cách phổ biến mà nhiều người hay áp dụng.

#2.1 Nặn mụn bằng tay

Nặn mụn bằng tay là cách mà nhiều người vẫn đang thực hiện tại nhà bởi thói quen nặn mụn ngay từ nhỏ, hoặc do việc nặn bằng tay dễ thực hiện và ít gây đau rát da.

Tuy nhiên việc nặn mụn bằng tay không được đánh giá cao, đặc biệt là trong việc loại bỏ nhân mụn tận gốc, bởi lực nặn của tay không hoàn toàn tập trung vào một vị trí để làm bật được nhân mụn nhanh chóng.


Nặn mụn bằng tay dễ phát sinh viêm nhiễm cho làn da

Ngoài ra nặn mụn bằng tay cũng dễ phát sinh khả năng nhiễm trùng trên da nếu như bạn dễ sinh tay không sạch sẽ, hoặc để cho nhân mụn, máu hoặc nước vàng từ mụn bể ra và lây lan sang vùng da mụn khác.

Do đó mà cần hạn chế việc nặn mụn bằng tay, thay vào đó bạn có thể dùng các thiết bị/ vật dụng hỗ trợ nặn/ hút mụn để đạt được hiệu quả cao và an toàn cho làn da về lâu dài nhé.

#2.2 Dùng dụng cụ nặn mụn

Dụng cụ nặn mụn luôn là vật dụng dễ mua, mức giá rẻ và hỗ trợ việc nặn mụn dễ dàng và nhanh chóng hơn. Đối với những nốt mụn mà chúng ta khó có thể nặn bằng tay như mụn đầu đen, mụn ẩn thì dụng cụ nặn mụn sẽ hỗ trợ lấy nhân mụn tiện hơn.

Hiện nay có hai dạng dụng cụ nặn mụn phổ biến là que nặn mụn hai đầu và nhíp gắp mụn. Mỗi loại được dùng trong những trường hợp khác nhau với ưu nhược điểm nhất định.


Dùng dụng cụ nặn mụn giúp dễ dàng lấy nhân mụn hơn

Que nặn mụn thường có cấu tạo bằng thép hoặc inox không gỉ có hai đầu nặn được thiết kế đặc biệt [một đầu nhỏ, dẹt mỏng, một đầu lớn tròn to; hoặc một đầu tròn, một đầu kim nhọn đâm mụn; hoặc một đầu tròn và một đầu ấn mụn dẹp,...].

Ưu điểm của que nặn mụn là dễ dàng lấy nhân mụn mà không cần tốn nhiều lực như khi bạn nặn mụn bằng tay, đầu lấy mụn cũng được thiết kế tập trung hơn giúp đẩy nhanh mụn hiệu quả mà không làm thâm hay đau da. Nhược điểm là có thể khiến da bạn bị sưng hoặc tổn thương nhẹ nếu không dùng đúng cách.

Nhíp gắp mụn không quá phổ biến như que nặn mụn với đầu thiết kế đầu mảnh và nhỏ hơn nhiều so với loại nhíp thông thường, giúp bạn dễ dàng gắp nhân mụn từ sâu trong lỗ chân lông.

Tuy nhiên nhíp gắp mụn có một nhược điểm điểm là đầu gắp mụn khá nhọn nên bạn thao tác phải thực sự cẩn thận để không gây trầy xước da. Ngoài ra mỗi lần gắp chỉ lấy được một nhân mụn nên khá mất thời gian nếu như bạn cần giải quyết nhiều loại mụn hơn.

#2.3 Dùng máy hút mụn

Máy hút mụn cầm tay mini được nhiều người lựa chọn để loại bỏ những nốt mụn cứng đầu an toàn và nhanh chóng. Với nhiều đầu hút được thiết kế khác nhau, lực hút mạnh mẽ giúp dễ dàng lấy nhân mụn mà không gây đau rát hay viêm nhiễm.

Hiện tại các dòng máy hút mụn cũng trở nên khá phổ biến trên thị trường với đa dạng mức giá để bạn lựa chọn. Nếu như bạn có nhu cầu phải nặn mụn thường xuyên mà không muốn da bị thâm sẹo thì có thể tham khảo các thiết bị đó nhé.

3

Các bước nặn mụn đúng cách tại nhà giúp cho da không bị thâm

Khi nặn mụn lời khuyên của bác sĩ da liễu là bạn nên thực hiện vào buổi tối để da có đủ thời gian phục hồi và nghỉ ngơi vào ngày hôm sau. Hạn chế nặn mụn vào buổi sáng vì da bạn còn yếu và buổi trưa là thời gian da tiết bã nhờn và tiếp xúc với ô nhiễm, có thể không xử lý nốt mụn tốt dễ phát sinh nhiễm khuẩn.

Dưới đây là các bước thực hiện nặn mụn cơ bản tại nhà mà bạn nên tham khảo, không nên tùy ý nặn mụn nếu như bạn chưa hoàn toàn nắm được một số lưu ý sau:

#3.1 Làm sạch da mặt và dụng cụ nặn mụn

Làm sạch da mặt là bước quan trọng nhất trước khi bạn bắt đầu nặn mụn để đảm bảo da không còn tạp chất và vi khuẩn gây hại phát sinh.


Vệ sinh da mặt và dụng cụ nặn mụn sạch sẽ trước khi nặn mụn

Đặc biệt hơn cũng nên vệ sinh dụng cụ nặn mụn bằng cồn y tế hoặc dung dịch sát khuẩn chuyên dụng để đảm bảo vệ sinh và an toàn cho da trong quá trình thực hiện.

#3.2 Xông mặt với nước ấm

Sau khi đã làm sạch da mặt hãy chọn một chiếc khăn bông sạch, thấm nước ấm và thoa/ đắp lên da mặt khoảng 2-3 phút để bề mặt da mềm ra, lỗ chân lông giãn nở dễ thực hiện nặn mụn.

Đặc biệt với những bạn sử dụng máy xông mặt thì nên xông mặt trước khi nặn mụn, thời gian xông khoảng 10 phút để da giãn nở và nốt mụn cũng mềm hơn dễ thực hiện nặn. Cách xông mặt trị mụn được thực hiện trước khi bạn bắt đầu nặn mụn giúp làm mềm da hiêu quả để việc nặn mụn không quá đau.

#3.3 Thực hiện nặn mụn

Bước thực hiện nặn mụn bắt đầu từ lúc bạn bắt đầu nặn đến khi lấy được hoàn tất nhân mụn ra khỏi da. Thực tế đối với các loại mụn như: mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn bọc, mụn trứng cá, mụn ẩn,... sẽ có đặc điểm khác nhau, nên bạn cũng nên lựa chọn đầu cây nặn mụn [loại dẹp, loại vòng thép tròn] và thao tác nặn phù hợp để loại bỏ mụn mà không gây thâm da.


Nặn mụn đúng cách và an toàn nhanh chóng

Trước khi bắt đầu nặn mụn hãy sát trùng lên vết mụn trước để đảm bảo vi khuẩn từ mụn không lây lan qua các vùng da khác. Tập trung ấn mụn nhẹ nhàng theo nhiều chiều hướng khác nhau đến khi thấy nhân mụn trồi ra, lấy sạch máu, dịch hoặc nước vàng thoát ra từ nhân mụn sạch sẽ.

#3.4 Vệ sinh da mặt sau khi nặn mụn

Bước vệ sinh nốt mụn vừa nặn cũng không kém phần quan trọng để đảm bảo bạn đã làm sạch vùng da đã nặn xong một lần nữa. Điều này giúp loại bỏ triệt để các vi khuẩn lây lan [nếu có] và chắc rằng da của bạn không bị nhiễm khuẩn sau khi nặn.

Xem thêm:Hướng dẫn cách đắp mặt nạ trị mụn an toàn hiệu quả

4

Những lưu ý khi nặn các loại mụn khác nhau tại nhà

Không phải bất cứ loại mụn nào bạn cũng nặn theo một cách giống nhau, tuy nhiên mỗi loại mụn có những đặc điểm cứng đầu khó trị riêng nên bạn phải nắm được điểm yếu của chúng và thực hiện nặn mụn đúng cách theo từng loại.

#4.1 Cách nặn mụn đầu đen, mụn ẩn

Mụn đầu đen và mụn ẩn xuất hiện rất nhiều trên da mặt, đặc biệt là vùng cánh mũi, vùng trán, dưới cằm và hai bên má. Tuy nhiên loại mụn này cũng rất dễ nặn và thường không để lại thâm sẹo như những loại mụn khác nếu như bạn biết cách nặn.


Nặn mụn đầu đen và mụn ẩn dễ dàng với que nặn mụn đầu tròn

Đầu tiên bạn nên chọn loại cây nặn mụn có đầu vòng thép tròn chuyên dụng để nặn mụn đầu đen và mụn ẩn.

Thực hiện bằng cách đặt vòng tròn thép này lên nốt mụn bạn muốn nặn, ân nhẹ một bên nốt mụn đầu đen/ mụn ẩn, sau đó lại lần lượt ấn nhẹ vào bên còn lại của nốt mụn.

Lặp lại thao tác ấn mụn nhẹ nhàng giữa các bên xung quanh mụn đến khi nào bạn thấy nhân mụn trồi ra bên ngoài và loại bỏ chúng.

Lưu ý:

Bạn nên thực hiện việc ấn mụn cách nhẹ nhàng mà không nên ép mụn mạnh tay, thực hiện đều đặn với lực nhẹ xoay vòng các nốt mụn đến khi thấy nhân mụn trồi lên là hoàn tất.

Nặn mụn đầu đen ở cánh mũi thì nên đặt cây nặn mụn theo hướng từ trên xuống và hơi chếch vào để nặn mụn nhanh hơn mà không gây tổn thương da.

Với mụn ẩn ở hai bên má thì nên nhẹ nhàng kéo căng da mặt và lấy cây nặn mụn đầu tròn ấn xuống để nhân mụn lọt ra nhanh chóng.


#4.2 Cách nặn mụn bọc, mụn trứng cá, mụn đầu trắng

Những loại mụn kể trên là dạng rất khó nặn và thường xuyên để lại thâm sẹo rỗ nếu bạn không thực hiện đúng cách.


Nặn mụn bọc an toàn cần tuân thủ đúng các thao tác nặn mụn từ ngoài vào trong

Đầu tiên nên quan sát nốt mụn bọc, mụn trứng cá, mụn đầu trắng đã chín hay chưa và chỉ chọn những mụn đã có nhân mới thực hiện nặn.

Sau đó bạn dùng lưỡi trích để rạch đầu mụn ra trước [hoặc châm nhẹ lên đỉnh nhân mụn], nhờ đó mà tạo thành lỗ hở để nặn mụn dễ hơn.

Lần lượt lấy hết máu và dịch có trong nốt mụn ra bằng cách ấn nhẹ vùng da xung quanh nhân mà không được chạm trực tiếp vào định mụn và không lấy nhân mụn theo chiều từ trên đỉnh xuống.

Cuối cùng cố gắng nặn hết nhân mụn [có dính một ít máu] và lấy hết sạch sẽ chúng khỏi da là bạn đã hoàn tất bước nặn mụn.

Lưu ý:

Nếu bạn nặn mụn nhưng thấy quá đau, dịch hay máu từ mụn tiết ra mà không đi kèm với nhân mụn thì mụn bọc/ mụn trứng cá/ mụn đầu trắng đó chưa chín và cần thời gian nặn về sau.

Cách thực hiện là ấn xung quanh vùng da mụn, bạn không nên cầm vào nốt mụn và bóp, nắn từ đỉnh mụn vì nó sai phương pháp, khiến da thâm sẹo hơn.

5

Nặn mụn xong nên làm gì để chăm sóc da tốt hơn

Sau khi nặn mụn thì nhiều người chỉ rửa lại mặt sạch với nước mát và sau thì dùng mỹ phẩm chăm sóc da luôn? Liệu thói quen trên có thực sự an toàn hay không? Nặn mụn xong nên làm những bước gì tiếp theo để cải thiện được làn da tốt hơn?

#5.1 Tránh tác động trực tiếp vào vết nặn mụn

Sau khi nặn mụn xong bạn nên tránh những tác động trực tiếp như sờ nắn, đụng chạm trực tiếp vào vết thương. Lúc này da mụn của bạn nhạy cảm hơn rất nhiều và chỉ cần một tác động nhỏ cũng khiến da dễ nhiễm trùng và để lại thâm sẹo lớn.


Chăm sóc da sau khi nặn mụn đúng cách an toàn mà bạn nên biết

Bạn chỉ được massage mặt nhẹ nhàng trong lúc rửa mặt bằng nước sạch sau khi nặn mụn. Hạn chế chà xát mạnh tay và dùng máy rửa mặt trong những trường hợp này để da mụn sau khi nặn được lành nhanh chóng hơn.

#5.2 Dùng các loại kem dưỡng làm dịu da mụn

Hiện nay trên thị trường có một số dòng kem dưỡng dịu nhẹ dành cho da mặt sau khi nặn mụn. Sau khi làm sạch da, bạn có thể thoa kem dưỡng này lên các nốt thâm mụn vừa nặn để cải thiện tình trạng thâm và hỗ trợ vết thương nhanh lành hơn.

Lưu ý là bạn nên chọn các loại sản phẩm có chiết xuất từ thiên nhiên lành tính, không chứa dầu, không gây kích ứng da mà chứa chất dịu nhẹ có thể làm mát da để giảm tình trạng viêm nhiễm.

Ngoài ra một số người còn dùng thêm kem trị mụn, toner không cồn hoặc nước đá để hỗ trợ se khít lỗ chân lông sau khi bạn nặn mụn xong.

#5.3 Tránh mỹ phẩm có chứa cồn và trang điểm quá dày vào vết nặn mụn

Sau khi nặn mụn thì bạn nên tránh dùng những chất tẩy rửa quá mạnh để làm sạch da, chẳng hạn như thành phần có chứa nồng độ cồn cao, hương liệu hoặc dầu khoáng có thể làm cho vết thương chỗ nặn mụn nặng hơn.

Đặc biệt cũng không nên trang điểm quá dày, đánh lớp nền đậm gây bí bách vùng da vừa nặn mụn. Tốt nhất bạn nên nặn mụn vào buổi tối và chỉ sử dụng mặt nạ dưỡng da mụn dịu nhẹ để da mặt có thời gian phục hồi lại vết thương hở và cả những thâm sẹo sau khi bạn nặn mụn tại nhà nhé.

6

Lời kết

Như vậy thông qua các bí quyết mà 2momart.vn cung cấp cho bạn về cách nặn mụn đối với mỗi tình trạng da mụn khác nhau, cũng như chăm sóc da sau quá trình thực hiện, chắc hẳn bạn đã biết cách thực hiện đúng cách và an toàn rồi nhé. Bạn cũng có thể tham khảo thêm nhiều bài viết về cách chăm sóc da mụn hiệu quả hơn thông qua truy cập vào trang web 2momart.vn.

Để chăm sóc làn da mụn hiệu quả hơn, bạn có thể truy cập trực tiếp vào trang 2momart.vn và so sánh giá bán các dòng mỹ phẩm điều trị mụn hiệu quả nhé. 2momart.vn sẽ giúp bạn đối chiếu giá bán của các dòng mỹ trị mụn đến từ nhiều nhà bán khác nhau trên các sàn thương mại điện tử, tìm ra mức giá phải chăng và tiết kiệm chi phí mua sắm dành cho bạn nhé.

Video liên quan

Chủ Đề