Cách nấu súp lơ xanh

Chế biến súp lơ xanh sai cách khiến rau mất chất lại hại sức khỏe

[HanoiTV] - Súp lơ xanh được đánh giá là có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, có khả năng chống lại rất nhiều bệnh, đặc biệt là bệnh ung thư. Thế nhưng, hầu hết các bà nội trợ đều mắc phải sai lầm khi chế biến khiến loại rau này, khiến nó mất đi những tác dụng tuyệt vời nhất.

Súp lơ xanh có giá trị dinh dưỡng cao hơn súp lơ trắng, đồng thời nó cũng là loại rau có tác dụng chống oxy hóa, ngăn chặn lão hóa và sự phát triển của các tế bào ung thư rất tốt.

Chuyên gia dinh dưỡng cho biết, trong bữa ăn hàng ngày, bạn chỉ cần bổ sung một lượng nhỏ mầm súp lơ xanh là đã có thể phòng ngừa được các bệnh như viêm loét dạ dày hay ung thư dạ dày, bệnh tiểu đường, hay bệnh về đường tiêu hóa...

Mặc dù mọi người đều ăn súp lơ xanh, nhưng không phải ai cũng ăn đúng cách. Có đến 99% người khi ăn bông cải xanh mắc một trong những lỗi dưới đây, dẫn đến giảm đáng kể lượng dinh dưỡng cũng như tác dụng phòng chống ung thư của bông cải xanh.

Những sai lầm khi chế biến khiến súp lơ xanh mất chất dinh dưỡng:

Rửa súp lơ xanh không đúng cách

Kết cấu của súp lơ xanh rất đặc biệt nên rất dễ lưu lại côn trùng và thuốc trừ sâu ở phía bên trong. Nếu chỉ rửa dưới vòi nước như thông thường thì không thể làm sạch hoàn toàn được. Theo hướng dẫn của các chuyên gia thì nếu muốn làm sạch bông cải xanh ta cần cắt ra thành từng miếng nhỏ sau đó sử dụng nước muối loãng và ngâm khoảng 15-20 phút rồi sau đó rửa sạch lại dưới vòi nước đang chảy.

Vứt cuống của súp lơ xanh khi nấu

Bạn nghĩ rằng phần cuống của súp lơ xanh không có chứa thành phần giúp ích gì cho cơ thể, vì vậy bạn thường bỏ chúng đi khi chế biến. Đây là một sai lầm rất nghiêm trọng vì phần cuống là một bộ phận chứa nhiều chất xơ hơn cả so với súp lơ.

Thậm chí, khi được nấu lên, nó còn có vị ngọt hơn rất nhiều súp lơ. Vì vậy, khi chế biến món ăn bạn nên chế biến cả phần cuống và chú ý nên bóc bỏ lớp vỏ bên ngoài để không bị cứng cũng như nên nấu thời gian lâu hơn so với các bộ phận khác.

Bỏ lá của súp lơ

Khi sử dụng súp lơ, nếu bạn có thói quen bỏ lá thì đây là một sai lầm cực kỳ lớn. So với các bộ phận khác thì trong lá súp lơ có chứa hàm lượng beta-carotene rất cao. Chất này hoạt động tương tự như chất chống oxy hóa và chống lại các bệnh ung thư. Bên cạnh đó, nó cũng chứa rất nhiều lượng vitamin A, C.

Thống kê cho thấy rằng, 43% nhu cầu vitamin C của cơ thể mỗi ngày được đáp ứng bởi 30gr lá súp lơ xanh.

Vì vậy, nguy cơ mắc các bệnh như ung thư vú ở phụ nữ tiền mãn kinh, bệnh thoái hóa điểm vàng ở người cao tuổi cũng sẽ giảm đáng kể nếu ăn súp lơ xanh kèm theo lá hàng ngày. Bạn có thể chế biến lá tương tự như bông cải như luộc, xào, nướng.

Dùng dao cắt vụn

Súp lơ gồm nhiều múi hoa nhỏ tạo thành, nếu nó được cắt trực tiếp trên thớt, nhiều nụ hoa nhỏ sẽ bị vụn nát, điều này rất phí phạm, và khi xào nấu sẽ làm mất chất dinh dưỡng của súp lơ xanh.

Trước hết, bạn cắt hết lá để sang một bên, rồi dùng mũi dao cắt một vòng tròn quanh lõi súp lơ và tách các múi hoa ra. Cắt các múi hoa lớn thành từng miếng nhỏ đều nhau, sau đó thái lõi thành các múi hoa nhỏ hoàn chỉnh.

Luộc hoặc xào súp lơ trong thời gian dài

Sai lầm này cũng là sai lầm nghiêm trọng nhất. Thời gian xào súp lơ xanh không nên quá dài, cũng không được xào quá lâu trên nhiệt cao, nếu không sẽ làm mất hết các chất dinh dưỡng có trong bông cải xanh.

Còn luộc súp lơ xanh trong nước sẽ làm mất đi nhiều vitamin, các khoáng chất trong đó bị hòa tan vào nước và gây ra tình trạng bay hơi các chất dinh dưỡng.

Nên nấu súp lơ xanh như thế nào?

Hấp chính là cách chế biến tốt nhất giúp giữ được chất dinh dưỡng của thực phẩm. Khi hấp súp lơ xanh ở nhiệt độ 100 độ C có thể giữ được tối đa chất dinh dưỡng.

Các nhà khoa học cũng đã có nghiên cứu về vấn đề này, họ sử dụng súp lơ xanh để hấp cách thủy trong thời gian 5 phút và thấy súp lơ xanh chuyển thành màu xanh lá cây tươi, bảo toàn được enzyme myrosinase và có khả năng phòng chống ung thư mạnh nhất.

Hãy bổ sung thêm súp lơ xanh làm một món ăn thường xuyên trong gia đình của mình và các bạn cũng phải đảm bảo rằng chế biến súp lơ xanh đúng cách để có thể lưu giữ được tất cả những công dụng vốn có của nó.

Hồng Hạnh

[Tổng hợp]

Từ khóa:

Súp lơ không chỉ chứa nhiều vitamin mà nó còn chứa rất nhiều protein. Súp lơ cũng chứa nhiều khoáng chất hơn so với các loại rau khác. 

Hôm nay, chúng tôi không chỉ chia sẻ cách nấu súp lơ xanh đúng cách, ngon nhất, dữ được dưỡng chất của súp lơ.  mà còn hướng dẫn các bạn cách cắt bông cải xanh không hề đơn giản, để vụn súp lơ rơi vãi. 

Nguyên liệu chế biến súp lơ: 

- Súp lơ xanh: 1 cây

- Tỏi, hạt tiêu, dầu ăn, nước tương nhạt, tinh bột, hạt tiêu, muối vừa đủ ăn

Cách làm súp lơ xanh mướt

Bước 1: Khi cắt súp lơ trước tiên không nên cắt trực tiếp rau mầm lên thớt. Bạn có thể dùng tay nhấc mầm súp lơ xanh lên trước rồi dùng dao tách súp lơ ra khỏi gốc. 

Sau khi cắt súp lơ thành bông hoa, bạn nhẹ nhàng đặt súp lơ lên thớt rồi dùng dao cắt để các mầm súp lơ xanh không bị vương vãi khắp nơi.

Tách súp lơ thành từng búp nhỏ rồi hằng cắt trên thớt

Bước 2: Cho súp lơ đã cắt vào chậu, thêm một thìa muối ăn thích hợp. Cuối cùng cho nước vào ngâm súp lơ trong 10 phút.

Mục đích của việc này là loại bỏ trứng và các tạp chất thuốc trừ sâu trên bề mặt bông cải xanh. Khi hết thời gian, bạn hãy rửa súp lơ một lần nữa dưới với nước chảy.

Bước 3: Súp lơ rửa sạch, cho vào nồi hấp cách thủy 5 phút ở lửa vừa. Bằng cách này, súp lơ được hấp chín mà không mất dưỡng chất.

Cho súp lơ đã hấp vào nước lạnh, chần sơ qua nước lạnh.

Bước 4: Cho súp lơ đã nguội vào một chiếc bát nhỏ. Nếu bát tròn, hãy đặt thân cây vào trong và chồi hướng ra ngoài để tạo thành hình cầu.

Bước 5: Úp một chiếc đĩa lên bát súp lơ và lật ngược lại. Chúng ta sẽ có một hình cầu súp lơ rất đẹp mắt, ngon miệng. 

Bước 6: Hãy nêm gia vị. Trong một bát nhỏ, thêm một thìa nước tương nhạt, một thìa dầu hào, một thìa nước tinh bột năng và một thìa hạt tiêu, một thìa dầu mè.

Thêm lượng nước phù hợp và khuấy đều nước sốt.

Bước 7: Đổ một ít dầu ăn vào nồi, nhiệt độ dầu 70%, cho vào khi nóng, cho tỏi băm vào phi thơm rồi đổ bát nước gia vị đã chuẩn bị sẵn vào, đun lửa lớn để nước sốt đặc lại. 

Bước 8: Đổ nước sốt lên súp lơ để tạo thành món súp lơ xanh bổ dưỡng, thơm ngon và rất đẹp mắt.

Vì những con sâu, côn trùng, giun sán nhỏ hay nằm lẫn trong súp lơ nên khi mua về, bạn nên xối qua nước lạnh, sau đó ngâm trong nước muối pha loãng tầm 5-7 phút, sau đó vớt ra, rửa lại.

Tiếp đến cắt phần mủm cồi già, giữ lại phần non, tỉa từng nhánh bông, sau đó tước vỏ xơ bên ngoài để súp lơ không bị dai rồi cắt nhỏ vừa ăn. Dội nước rửa lại 1 lần nữa rồi để ráo.

Nếu có lá súp lơ, bạn đừng vội bỏ đi, đây chính là bộ phận chứa nhiều giá trị dinh dưỡng của súp lơ, tương tự như phần cồi/cuống vậy.

Cà rốt nạo vỏ, cắt bỏ mủm đầu và gốc, rửa sạch rồi cắt khúc hoặc tỉa hình hoa tùy thích.

Gừng nạo vỏ, rửa sạch, đập dập hoặc thái lát mỏng. Có chút gừng ấm giúp dung hòa tính năng kích thích tiêu hóa của súp lơ, giúp người ăn không bị lạnh bụng và bị tiêu chảy nếu như ăn với liều lượng quá nhiều.

Cho nước vào nồi, thả gừng vào, nấu sôi. Khi nước già sôi, cho cà rốt vào trước.

Luộc tầm 2 phút sau đó mới cho súp lơ vì súp lơ nhanh chín hơn cà rốt. Cho 1 ít muối hạt vào luộc cùng để súp lơ xanh và đậm ngọt hơn.

Lưu ý, khi chế biến súp lơ, kể cả luộc hay làm súp lơ xào, bạn không nên chế biến ở nhiệt độ quá lớn và nấu quá kỹ vì sẽ khiến cho các giá trị dinh dưỡng bị giảm đi. Ngoài ra, việc nấu quá kỹ còn làm cho súp lơ bị úa màu, mất đi vẻ thẩm mỹ của món ăn.

Thời gian luộc súp lơ khoảng tầm 2 phút, ở nhiệt độ vừa phải, tính từ lúc nước bùng sôi trở lại sau khi cho súp lơ vào luộc. Sau khi súp lơ chín, vớt cho ra đĩa.

Nước chấm súp lơ luộc

Súp lơ luộc có thể chấm với kho quẹt, nước mắm tỏi ớt, xì dầu tỏi ớt hoặc muối vừng đều rất hợp vị.

Video liên quan

Chủ Đề