Phong cách lãnh đạo, quản lý ở cơ sở

Đối với bất kể nhà quản lý nào thì việc nắm vững và biết rõ bản thân sở hữu phong cách lãnh đạo nào sẽ giúp bạn dễ dàng kiểm soát cảm xúc của bản thân. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ về 4 phong cách lãnh đạo phổ biến nhất hiện nay!

Phong cách lãnh đạo là gì?

Phong cách lãnh đạo chỉ đạo 

Có thể hiểu, phong cách lãnh đạo [Leadership style] là toàn bộ những nguyên tắc, phương pháp và sự thể hiện của người quản lý trong việc thực hiện các nhiệm vụ nhằm đạt được mục tiêu quản lý. Đây cũng chính là cách tiếp cận của một nhà quản lý để đề ra các phương án thực hiện các kế hoạch và tạo động lực cho nhân viên. 

Mặt khác, đối với mỗi trường hợp khác nhau thì nhà quản lý có thể lựa chọn sử dụng một phong cách phù hợp nhất, nhằm gia tăng hiệu suất công việc cũng như nhanh chóng đạt được mục tiêu đề ra.

4 phong cách lãnh đạo phổ biến hiện nay

Có thể chia thành 3 phong cách lãnh đạo hay 4 phong cách lãnh đạo là tuỳ vào cơ sở đánh giá mà bạn chọn. Tuy nhiên, hiện nay tại Việt Nam thì có 4 phong cách lãnh đạo phổ biến như sau:

1. Phong cách lãnh đạo chỉ đạo 

Phong cách chỉ đạo thường được áp dụng cho nhân viên mới vào nghề hay với những người thực hiện công việc chưa tốt. Đây là phong cách mà người quản lý thường phải hướng dẫn nhân viên của mình để họ có thể hoàn thành công việc và nhiệm vụ được giao.

Bên cạnh đó, bạn cần kiểm tra chặt chẽ các hoạt động của nhân viên và đưa ra mọi quyết định về công việc, cũng như định hướng phát triển của công ty. Cấp dưới sẽ luôn phải nhận những chỉ đạo từ cấp trên và làm theo như những gì cấp trên yêu cầu. Vì vậy, nếu chỉ sử dụng phong cách lãnh đạo này thì người lãnh đạo sẽ trở nên độc đoán và không có nhiều cơ hội được tiếp xúc với nhân viên của mình. 

Tham khảo thêm:

>> 7 bước “làm chủ” kỹ năng giao việc của nhà quản lý

>> 5 kỹ năng quản trị cần có mà nhà quản lý nào cũng cần nắm vững

>> Phong cách lãnh đạo là gì? Bạn ở đâu trong 4 phong cách này?

2. Phong cách lãnh đạo hỗ trợ 

Phong cách lãnh đạo hỗ trợ 

Đối với phong cách lãnh đạo này, người lãnh đạo sẽ không phải chỉ đạo nhiều mà sẽ trên tinh thần là giúp đỡ, hỗ trợ nhân viên để họ hoàn thành công việc của mình. Như vậy, áp dụng cách thức này sẽ tạo nên một không khí làm việc vô cùng thoải mái. Mọi người trong một đội nhóm có cơ hội cùng bàn luận, chia sẻ, góp ý thẳng thắn với nhau về một vấn đề nào đó nhằm đi đến một quyết định thống nhất.

Phong cách này thích hợp khi nhân viên là người đã có chút kinh nghiệm, tuy nhiên, họ vẫn chưa tự tin về khả năng của mình khi giải quyết một công việc nào đó.

3. Phong cách lãnh đạo tự do 

Phong cách lãnh đạo tự do 

Bạn có thể áp dụng phong cách lãnh đạo tự do khi nhân viên có năng lực nghề nghiệp nhất định. Phong cách lãnh đạo tự do là phong cách lãnh đạo mà người chủ ít sử dụng đến quyền lực để quản lý công việc cũng như quản lý nhân sự của mình. Đồng nghĩa với việc người lãnh đạo sẽ cho phép nhân viên của mình có quyền tự đưa ra quyết định của họ nhưng họ cũng sẽ là người phải chịu mọi trách nhiệm đối với quy định mà học đưa ra.

Vì vậy, phong cách lãnh đạo này thì cần đòi hỏi nhân viên phải có năng lực, dám nghĩ dám làm và có tầm nhìn xa trông rộng. 

Tham khảo thêm:

>> Xu hướng quản trị doanh nghiệp mới nhất dành cho nhà quản lý

>> Bỏ túi “bí kíp” bố trí nhân sự hiệu quả dành cho nhà quản lý

4. Phong cách lãnh đạo dân chủ 

Bạn có nằm trong 4 phong cách lãnh đạo này?

Phong cách lãnh đạo dân chủ là phong cách lãnh đạo mà người quản lý cho phép nhân viên tham gia đóng góp, xây dựng ý kiến trong các cuộc họp. Tuy nhiên, đến cùng thì người lãnh đạo sẽ là người tổng hợp, phân tích ý kiến để có thể đưa ra được quyết định cuối cùng.

Với phong cách này, nhà lãnh đạo sẽ kích thích sự hứng thú của mọi người để họ hưởng ứng và cùng xây dựng, đóng góp cho công ty, doanh nghiệp. Qua đó, cũng tạo được sự gắn kết giữa tất cả mọi người, phần nào giúp mọi người hiểu nhau nhiều hơn. Tuy nhiên, có quá nhiều ý kiến như vậy sẽ làm cho nhà quản lý mất nhiều thời gian suy nghĩ nên không thể đưa ra kết quả cuối cùng một cách nhanh chóng và dứt khoát.

Với phong cách lãnh đạo dân chủ, người quản lý sẽ:

  • Biết cách phân chia quyền lực quản lý của mình
  • Tranh thủ ý kiến cấp dưới, đưa họ tham gia vào việc khởi thảo các quyết định
  • Cho phép cấp dưới được phát huy sáng kiến hay tham gia vào việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch
  • Giúp tạo ra bầu không khí tâm lý tích cực trong quá trình quản lý

Kết luận

Trên đây là chia sẻ về 4 phong cách lãnh đạo thông dụng nhất. Bên cạnh việc hiểu rõ bản thân, nhà quản lý cần đánh giá năng lực của nhân viên chính xác để đưa ra sự lựa chọn phong cách phù hợp trong từng tình huống. Do đó, để đánh giá khách quan nhất, việc sử dụng các công cụ đánh giá toàn diện năng lực nhân sự đang được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn có thêm những hiểu biết sâu hơn về các loại phong cách lãnh đạo để ứng dụng trong từng trường hợp cần thiết!

TestCenter.vn – Nền tảng công nghệ cung cấp giải pháp test online dành riêng cho doanh nghiệp Việt Nam. Tự hào đồng hành cùng +100 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như HONDA, Đại học FPT, TopCV, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam [MSB]…

Nếu bạn quan tâm đến giải pháp giúp nâng cao chất lượng tuyển dụng, đào tạo và đánh giá năng lực nhân sự giúp tối ưu chi phí lên tới 30%. Vui lòng đăng ký ngay tại đây để được tư vấn trực tiếp về Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter.

Cán bộ xã trực tiếp làm công tác tuyên truyền, vận động nhân dân ở cơ sở - Nguồn: laichau.gov.vn

Từ nhận thức…

Cán bộ cơ sở là người trực tiếp tổ chức thực hiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, có quan hệ trực tiếp với quần chúng, với dân, gần dân, sát dân nhất, giải quyết mọi vấn đề ở cơ sở, trực tiếp nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của nhân dân. Phong cách, lề lối làm việc của cán bộ cơ sở có vai trò to lớn để nghị quyết, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước thấm sâu vào nhận thức, suy nghĩ, tình cảm, niềm tin của quần chúng và đi vào cuộc sống.

Có nhiều kiểu phong cách lãnh đạo, quản lý song cán bộ cơ sở cần định hướng lựa chọn và xây dựng cho mình một phong cách dân chủ, bởi đây là kiểu phong cách có nhiều ưu điểm nhất, đem lại hiệu quả cao trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của tổ chức và nâng cao uy tín của người cán bộ.

Phong cách dân chủ được đặc trưng bằng việc người cán bộ biết sử dụng quyền lực của mình một cách hợp lý, không lạm dụng quyền lực; biết lắng nghe, tranh thủ ý kiến của cán bộ cấp dưới, của quần chúng, đưa họ tham gia vào việc ra quyết định và thực hiện quyết định; có cách thức làm việc khoa học, tác phong sâu sát, cụ thể, tỷ mỷ. Người cán bộ cơ sở phải luôn đặt lợi ích của tập thể, của quần chúng lên trên hết, vì lợi ích của tập thể, của quần chúng. Mọi suy nghĩ hành động đều vì tập thể, vì quần chúng. Không có biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, cục bộ, bản vị, vì lợi cá nhân mà vi phạm lợi ích của tập thể, vì lợi ích nhóm mà vi phạm lợi ích của tập thể lớn, làm giảm sút niềm tin của cấp dưới, của quần chúng nhân dân đối với mình. Sinh thời, Bác Hồ đã căn dặn mỗi cán bộ: “Việc gì có lợi cho dân thì hết sức làm, việc gì có hại cho dân thì phải hết sức tránh”[1].

Trong công tác lãnh đạo, quản lý người cán bộ biết đặt mình trong khuôn khổ tổ chức. Không bao giờ được đặt mình cao hơn tổ chức, ở ngoài sự kiểm tra, giám sát của tổ chức. Biết kết hợp tập thể lãnh đạo với cá nhân phụ trách. Tôn trọng và lắng nghe ý kiến tập thể, phát huy trí tuệ tập thể, nhưng phải có tính nguyên tắc, tính quyết đoán, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm, có những quyết định kịp thời, đặc biệt trong những thời điểm quan trọng, then chốt, không dựa dẫm, ỷ lại vào tập thể, thiếu trách nhiệm.

Người cán bộ cơ sở cần có cách thức làm việc khoa học, mang tính kế hoạch, bài bản, sáng tạo và hiệu quả. Biết tổ chức, phân chia, sắp xếp công việc, tổ chức động viên cấp dưới và quần chúng thực hiện. Kiểm soát khéo léo việc chấp hành của cấp dưới và quần chúng, biết rút kinh nghiệm, phê bình, khen thưởng kịp thời. Không ngừng sáng tạo, đổi mới, tìm ra hướng đi mới, cách làm hay, mang lại hiệu quả. Khắc phục bệnh chủ quan, duy ý chí, được chăng hay chớ, tùy tiện, thiếu kế hoạch, luộm thuộm, gặp sao làm vậy, làm chiếu lệ, không ngăn nắp, làm không đến nơi đến chốn, hoặc bệnh phô trương hình thức.

Cấp cơ sở là cấp tổ chức thực hiện, cấp hành động, hiện thực hóa đường lối của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước, chủ trương, kế hoạch, chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên, đòi hỏi người cán bộ phải có tác phong sâu sát, cụ thể, tỷ mỷ, gương mẫu, nói đi đôi với làm. Thực sự hiểu rõ từng người, từng việc, từng mốc thời gian cụ thể. Đi sâu, đi sát cấp dưới, quần chúng để hiểu rõ cấp dưới, hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng của quần chúng. Khắc phục bệnh quan liêu xa rời quần chúng, chung chung, qua loa, đại khái, nói mà không làm, nói nhiều làm ít hoặc “nói một đường, làm một nẻo”.

Trong hoạt động lãnh đạo, quản lý và trong cuộc sống cá nhân phải thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư. Phải thể hiện siêng năng, chăm chỉ, toàn tâm, toàn ý với công việc chung. Thực hiện nếp sống văn minh, đoàn kết, tương thân, tương ái; thực hành tiết kiệm, sống khiêm tốn, giản dị, trong sạch, chống xa hoa, lãng phí.

Thực tiễn cho thấy ở nơi nào, ở người cán bộ nào có phong cách dân chủ sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi cho cấp dưới, cho quần chúng chủ động trong công việc, phát huy trí tuệ, sáng kiến, tham gia tích cực vào công việc chung, đồng thời tạo ra bầu không khí tâm lý tích cực, gần gũi, thân thiện, đoàn kết, tin tưởng. Uy tín của người cán bộ vì thế ngày càng được củng cố và nâng cao. Ngược lại ở nơi nào, cán bộ nào có phong cách độc đoán, chuyên quyền, hoặc tự do, tùy tiện thì ở đó mất dân chủ, trí tuệ tập thể không được phát huy, công việc không chạy, kém hiệu quả, tập thể không đoàn kết, niềm tin thấp.

Thực tế hiện nay vẫn còn cán bộ cơ sở thực hiện công tác lãnh đạo, quản lý theo kiểu độc đoán, chuyên quyền, tập trung quyền lực vào tay mình; chưa vì tập thể, hoặc vì lợi ích nhóm mà vi phạm lợi ích của tập thể, của quần chúng. Không tuân thủ nghiêm nguyên tắc lãnh đạo tập thể, thiếu khiêm tốn, thiếu tôn trọng quần chúng, chưa thu hút và phát huy trí tuệ tập thể. Quyết định hay việc làm còn có biểu hiện mang tính chủ quan, thiếu sự phân tích, xem xét kỹ lưỡng. Một số cán bộ cơ sở còn có biểu hiện quan liêu, mệnh lệnh, hành chính, giấy tờ, không nghiên cứu, xem xét tình hình thực tiễn “cưỡi ngựa xem hoa”, thiếu sâu sát, cụ thể, tỷ mỷ, không gương mẫu, nói chưa đi đôi với làm hay “nói một đường, làm một nẻo”, còn lãng phí, tham nhũng, làm giảm sút niềm tin của cấp dưới, của quần chúng.

Đến hành động…

Phong cách lãnh đạo, quản lý là nét đặc sắc, đặc trưng riêng và là sự sáng tạo của mỗi cán bộ, thông qua quá trình học tập và rèn luyện thực sự nghiêm túc và trách nhiệm, trên cơ sở sự chuyển hóa từ nhận thức đến hành động, thấm sâu giữa lời nói với việc làm, sự thống nhất giữa cách nghĩ, cách làm và cách sống. Vì vậy, để xây dựng, củng cố phong cách lãnh đạo, quản lý dân chủ của cán bộ cơ sở, cần quan tâm một số biện pháp sau:

Một là, nâng cao phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của cán bộ cơ sở.

Phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức là yếu tố nền tảng để hình thành và phát triển phong cách lãnh đạo, quản lý. Chỉ có lập trường chính trị, tư tưởng kiên định, vững vàng, đạo đức, lối sống tốt đẹp, người cán bộ mới tích cực nghiên cứu, tìm chọn con đường, biện pháp thực thi nhiệm vụ đạt hiệu quả cao nhất, đem lại lợi ích thiết thực cho tập thể. Đó chính là mảnh đất tốt để nảy nở, phát triển phong cách dân chủ. Cách tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo; cách làm việc dân chủ, tập thể, nói đi đôi với làm, lý luận gắn liền với thực tiễn chỉ có thể là sản phẩm của trí tuệ, của tri thức, tình cảm đúng đắn, của phẩm chất nhân cách người cán bộ. Vì vậy, yêu cầu mỗi cán bộ ở cơ sở phải tích cực học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống để có khả năng gây ảnh hưởng đến mọi người xung quanh và cấp dưới, lôi cuốn, thuyết phục, khơi dậy niềm tin ở người khác bằng tính kiên định, vững vàng trước thử thách, khó khăn, bằng ngôn ngữ, thái độ, cử chỉ, tính nhất quán trong lời nói và hành động.

Hai là, chú trọng bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị, tri thức khoa học lãnh đạo, quản lý, trình độ chuyên môn, năng lực tổ chức cho đội ngũ cán bộ cơ sở.

Cần chú trọng bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, tri thức về khoa học lãnh đạo, quản lý như chức năng của lãnh đạo, quản lý; nhân cách của người lãnh đạo, quản lý; những vấn đề tâm lý trong công tác cán bộ và quan điểm của Đảng về công tác cán bộ; các kiểu phong cách lãnh đạo, quản lý; phong cách lãnh đạo, quản lý dân chủ; những kỹ năng cần thiết của cán bộ lãnh đạo, quản lý [kỹ năng lập kế hoạch, phân tích, xử lý thông tin; kỹ năng tổ chức, điều hành cuộc họp; kỹ năng soạn thảo văn bản; kỹ năng giao việc, bố trí, phân công công việc; kỹ năng thuyết trình, động viên, khuyến khích cấp dưới, giao tiếp, ứng xử, phối hợp và làm việc nhóm; kỹ năng sử dụng phương tiện]. Đồng thời, cần quan tâm bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ, làm cơ sở cho việc xây dựng và phát triển phong cách dân chủ.

Tổ chức bồi dưỡng cán bộ thông qua các đợt tập huấn, học tập chính trị tại chức hàng năm. Thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị ngày 15-5-2016 “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; Hướng dẫn Số 52-HD/BTGTW của Ban Tuyên giáo Trung ương, ngày 20-11-2017 về học tập chuyên đề năm 2018 “Xây dựng phong cách, tác phong công tác của người đứng đầu, của cán bộ, đảng viên trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; Nghị quyết Trung ương 4 [khóa XII]. Thông qua bình xét phân loại đảng viên, nhận xét, đánh giá cán bộ, thông qua đóng góp, phê bình của tổ chức tổ chức quần chúng như công đoàn, phụ nữ, đoàn thanh niên để nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn cho đội ngũ cán bộ cơ sở. Tổ chức thăm dò ý kiến của quần chúng trong cơ quan, đơn vị, địa phương đối với phẩm chất, năng lực, phong cách của đội ngũ cán bộ. Thực hiện tốt quy định cán bộ cấp trên bồi dưỡng cán bộ cấp dưới; phát huy tính tự giác, tích cực tự bồi dưỡng của mỗi cán bộ.

Ba là, tăng cường rèn luyện trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ, trong sinh hoạt, học tập, trong hoạt động phối hợp công tác với các cơ quan, đơn vị, trong giải quyết các mối quan hệ xã hội.

Bất cứ việc gì cũng cần đầu tư suy nghĩ, làm việc có kế hoạch, mục đích rõ ràng, bám sát nhiệm vụ chính trị, sâu sát thực tế, nghiên cứu nắm chắc tình hình; chương trình kế hoạch phải phù hợp với chức trách, nhiệm vụ, đối tượng và thường xuyên được bổ sung, hoàn thiện trong quá trình tổ chức thực hiện. Xác định rõ nội dung, yêu cầu, chỉ tiêu và những giải pháp cụ thể. Lãnh đạo, quản lý toàn diện, nhưng không dàn trải mà có trọng tâm trọng điểm, coi trọng tính thiết thực, hiệu quả. Chú trọng rút kinh nghiệm, tổng kết thực tiễn.

Nêu cao tính tự giác, làm chủ bản thân trong cuộc sống, sinh hoạt, học tập. Tôn trọng tập thể, lắng nghe ý kiến quần chúng. Luôn thể hiện thái độ đoàn kết, thân tình, trung thực, có nếp sống văn hoá, ý thức tổ chức kỷ luật, nêu cao tự phê bình và phê bình, nghiêm khắc với bản thân, kiên quyết sửa chữa khuyết điểm; phát huy tính tự giác, mô phạm, nói đi đôi với làm, gương mẫu cho cấp dưới và quần chúng noi theo.

Bốn là, chủ động khắc phục phong cách quan liêu. Đấu tranh kiên quyết với những biểu hiện xa rời tập thể, xem thường quần chúng, trốn tránh trách nhiệm, làm việc vô nguyên tắc, nói một đường, làm một nẻo; chỉ biết lo cho mình, không biết quan tâm người khác; làm việc thiếu kế hoạch, thiếu tiến độ, thụ động chờ đợi chỉ thị cấp trên; thiếu sâu sát, cụ thể, tỷ mỷ, thiếu gương mẫu.

Để khắc phục phong cách quan liêu một cách triệt để, phải nêu cao ý thức phục vụ nhân dân, thật sự tôn trọng và bảo đảm quyền làm chủ của quần chúng. Rèn luyện phong cách dân chủ, khoa học, thiết thực, cụ thể, sâu sát. Nâng cao kiến thức, năng lực lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ. Cải tiến tổ chức bộ máy gọn nhẹ, giảm bớt những khâu trung gian không cần thiết. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; kết hợp chặt chẽ kiểm tra, giám sát của Đảng và tổ chức chính quyền với kiểm tra của quần chúng.

Năm là, hoàn thiện hệ thống các quy định, quy chế, quy tắc trên cơ sở quan điểm, chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy môi trường hoạt động dân chủ trong cơ quan, đơn vị, địa phương.

Hoàn thiện hệ thống quy chế lãnh đạo của các tổ chức đảng, quy chế hoạt động của tổ chức chính quyền. Định kỳ kiểm tra, rà soát, bổ sung hệ thống quy chế cho phù hợp với sự phát triển của tình hình. Kịp thời phổ biến những nội dung mới, những nội dung bổ sung, điều chỉnh trong chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, hệ thống văn bản, quy chế mới, làm cơ sở cho đội ngũ cán bộ kịp thời có sự bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện phong cách lãnh đạo, quản lý của mình.

Tạo dựng môi trường làm việc, bầu không khí thực sự dân chủ trong mọi hoạt động. Bằng các thiết chế dân chủ, tạo điều kiện cho mỗi cán bộ cơ sở phát huy hết sức lực, khả năng, trí tuệ của mình, được thảo luận, đề xuất, hiến kế cho lãnh đạo trong các lĩnh vực hoạt động. Cán bộ đứng đầu ở mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương phải tiêu biểu về phong cách dân chủ cho cán bộ cấp dưới học tập, noi theo. Việc đánh giá cán bộ, đảng viên ở cương vị lãnh đạo, quản lý phải chú trọng cả về phẩm chất, năng lực và phong cách, phương pháp, tác phong công tác.

Thực tiễn luôn luôn vận động và phát triển không ngừng, đặt ra những yêu cầu mới đối với việc tu dưỡng, rèn luyện và hoàn thiện phong cách lãnh đạo, quản lý của người cán bộ. Việc xây dựng, củng cố, hoàn thiện phong cách dân chủ của cán bộ cơ sở đòi hỏi thực hiện sự thống nhất và đồng bộ giữa giải pháp từ phía lãnh đạo cơ quan, đơn vị, địa phương và tự học tập, rèn luyện không ngừng của bản thân mỗi cán bộ. Có như vậy mới đem lại hiệu quả thiết thực./.

Nguyễn Văn Tỵ

----------------------------------------------------

[1] Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 4, tr.56

Theo: tapchicongsan.org.vn

Video liên quan

Chủ Đề