Cách ninh cháo cho bé

Nếu mẹ bận rộn công việc lại phải chăm con nhỏ, đừng quên tham khảo cách nấu cháo nhanh nhừ cho bé. Mẹo đơn giản này giúp mẹ tiết kiệm thời gian đáng kể đấy.

Cách ninh cháo cho bé

Mẹ đã biết cách nấu cháo nhanh nhừ cho bé chưa?

Khi con bước vào giai đoạn ăn cháo, thời gian này có thể kéo dài từ vài tháng đến 1 năm. Cách nấu cháo nhanh nhừ cho bé sẽ giúp mẹ tiết kiệm khá nhiều cả thời gian lẫn chi phí.

Cách nấu cháo nhanh nhừ cho bé

Có nhiều cách nấu cháo nhanh nhừ cho bé.

1. Cách nấu cháo nhanh nhừ cho bé: Nấu cháo bằng bình thủy

Cách nấu cháo nhanh nhừ cho bé này thường được các bà các mẹ áp dụng. Đó là cách nấu cháo tốn ít gas, điện nhất. Tối trước khi đi ngủ, mẹ vo sạch gạo rồi cho vào bình thủy chứa nước sôi, sau đó đậy nắp lại. Sáng hôm sau, mẹ sẽ ngạc nhiên khi thấy gạo đã nở bung hết thành cháo trắng.

Bây giờ muốn nấu cháo ăn dặm cho bé, mẹ chỉ cần 5-10 phút chế biến là xong.

2. Cách nấu cháo nhanh nhừ cho bé: Bật tắt bếp

Vo sạch gạo, cho gạo và nước vào nồi, nấu sôi rồi đậy vung, tắt bếp khoảng 15 phút. Sau đó lặp lại thao tác này (tức đun sôi cháo rồi tắt bếp để 15 phút không giở nắp) đến khi thấy cháo nhừ là được.

3. Cách nấu cháo nhanh nhừ cho bé:Rang gạo khi nấu

Một trong những cách nấu cháo mau nhừ là rang gạo khi nấu.

Gạo vo sạch, để ráo nước rồi đem rang đến khi thấy gạo không còn trắng đục mà chuyển sang trắng trong thì đem nấu cháo.

Nhờ đó, cháo vừa thơm lại mau nhừ.

4. Cách nấu cháo nhanh nhừ cho bé:Hầm cháo với lửa liu riu và thêm dầu ăn

Cách ninh cháo cho bé

Khi cháo sôi, đậy nắp, vặn nhỏ lửa để liu riu thì cháo cũng sẽ nhừ rất nhanh. Để tránh cháo bị trào ra ngoài, mẹ có thể thêm vào cháo 1-2 thìa súp dầu ăn (tùy lượng cháo).

Cách ninh cháo cho bé

Cách nấu cháo cho bé ăn dặm theo từng độ tuổiCháo là món ăn phổ biến nhất trong giai đoạn ăn dặm. Khi mẹ chú ý cách nấu cháo cho bé ăn dặm sẽ giúp tạo ra những hương vị thơm ngon. Đồng thời mang đến cho bé yêu những thực đơn giàu dinh dưỡng.

Một số lưu ý khác khi nấu cháo trắng

Để cháo trắng không quá đặc hay quá loãng, tỷ lệ gạo và nước khi nấu cháo là 1 gạo : 3 nước. Nếu có thêm các nguyên liệu khác (rau, thịt, cá) thì tỷ lệ này là 1:4.

Luôn nấu cháo bằng nước nóng, tức đun nước gần sôi mới đổ gạo vào sẽ hạn chế cháo bị khê hay dính nồi.

Tùy từng loại nguyên liệu mà cho vào cùng lúc với gạo hay sau khi cháo đã nở. Thực phẩm cứng, lâu mềm như xương có thể cho lúc đầu. Rau củ, cá nên cho lúc sau để tránh bị nhừ, nát sẽ không ngon.

Đừng khuấy liên tục khi nấu vì sẽ làm cháo vữa nát mất ngon.

Cách bảo quản cháo trắng trong tủ lạnh

Nên bảo quản cháo bằng hộp nhựa trong ngăn đá tủ lạnh, tránh đựng trong hộp kim loại.

Nên để cháo nguội trước khi cho vào hộp nhựa. Nếu cho vào lúc đang nóng dễ làm hòa các hóa chất ở hộp nhựa vào cháo.

Nghiên cứu cho thấy nếu thực phẩm nóng trên 70ºC thì nó có khả năng nhiễm độc từ các đồ dùng bằng nhựa chứa nó. Các chất này khi vào cơ thể có thể gây ung thư, vô sinh

Khi chế biến món ăn cho bé, mẹ có thể rã đông cháo bằng lò vi sóng hoặc đun cách thủy. Cách đơn giản khác là mẹ cho cháo xuống ngăn mát tủ lạnh vào buổi tối hôm trước nếu hôm sau chế biến món cháo ăn dặm cho bé.

Cháo trắng để tủ lạnh được bao lâu?

Cháo trắng để tủ lạnh được bao lâu? Tốt nhất vẫn là ngày nào ăn nấu ngày đó vì cháo bảo quản tủ lạnh không ngon và dễ mất chất. Trong trường hợp mẹ quá bận thì có thể bảo quản cháo trong ngăn đá tủ lạnh. Thời gian bảo quản nhiều lắm là 1 tuần.

Với cháo đã chế biến cho bé, bạn không nên bảo quản trong tủ lạnh. Vì một số chất trong thực phẩm, nhất là nitrat có nhiều trong rau củ, nếu để lâu sẽ sinh ra các tác nhân gây ung thư.

Theo chuyên gia, thức ăn đã nấu chín chỉ an toàn trong vòng 2 giờ sau khi nấu và dễ hư hỏng ở nhiệt độ từ 4-60ºC. Nếu để trong ngăn mát tủ lạnh thì để được 3 giờ nhưng vẫn bị vi khuẩn ôi thiu tấn công, khi ăn phải đun sôi lại. Vì vậy, tốt nhất là bé ăn lúc nào thì mẹ chế biến lúc đó.

Một số sai lầm khi chế biến cháo ăn dặm cho bé

Dùng nước hầm xương nấu cháo thì không cần thêm thịt, tôm, cá

Cách ninh cháo cho bé

Nhiều mẹ tin rằng khi hầm xương, thịt đã tiết hết chất bổ vào nước hầm nên không cần cho thêm các thực phẩm giàu đạm. Đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm vì chất đạm phần lớn được giữ lại trong bã thịt.

Hơn nữa, việc lạm dụng nước hầm xương dễ làm trẻ còi xương, suy dinh dưỡng hoặc béo phì.

Mẹ có thể tìm hiểu thêm về nước hầm xương tại đây.

Không cho dầu ăn vào cháo của bé

Nhiều mẹ sợ cho dầu ăn vào món ăn sẽ làm con đầy bụng, khó tiêu nên đã bỏ qua bước này khi chế biến cháo ăn dặm cho bé. Thực chất dầu ăn dặm vô cùng quan trọng vì là nhóm thực phẩm cung cấp chất béo. Trong những năm tháng đầu đời, khoảng 60% não của trẻ được cấu thành từ chất béo. Vì vậy, dầu ăn đóng vai trò quan trọng đối với việc xây dựng cấu trúc não bộ của trẻ.

>>> Bạn có thể tìm hiểu thêm:Chọn dầu ăn cho bé ăn dặm giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Nấu rau củ quá nhừ cho bé dễ ăn

Vitamin và khoáng chất trong rau củ rất dễ bay hơi ở nhiệt độ cao. Vì vậy, mẹ chỉ nên nấu rau củ vừa chín tới rồi tắt bếp. Để con dễ ăn, mẹ có thể băm nhuyễn rau củ nhưng vẫn đảm bảo độ thô để con luyện kỹ năng nhai.

Thêm quá nhiều muối vào thức ăn cho bé

Cách ninh cháo cho bé

Thực phẩm tự nhiên trong thức ăn dặm của trẻ dưới 1 tuổi đã chứa đủ muối nên mẹ không cần nêm thêm muối vào món ăn cho bé hoặc áp đặt khẩu vị của người lớn lên trẻ.

Ngay khi đọc xong bài viết, mẹ hãy thử áp dụng cách nấu cháo nhanh nhừ cho bé xem mẹo vặt này có giúp mẹ tiết kiệm thời gian nhiều không nhé.

Hương Lê

Nguồn

1. Foods and Drinks for 6 to 24 Month Olds
https://www.cdc.gov/nutrition/infantandtoddlernutrition/foods-and-drinks/index.html
Ngày truy cập: 21/6/2021.

2. 22 Healthy Porridge Recipes For Babies And Toddlers
https://www.momjunction.com/articles/porridge-recipes-for-babies-toddlers_00655010/
Ngày truy cập: 21/6/2021.

3. Starting Solids: How To Prepare Babys Food
https://kidshealth.org.nz/starting-solids-how-prepare-babys-food?language=zh-hant
Ngày truy cập: 21/6/2021.

4. We Dont Need to Add Salt to Food
https://www.healthychildren.org/English/healthy-living/nutrition/Pages/We-Dont-Need-to-Add-Salt-to-Food.aspx
Ngày truy cập: 21/6/2021.

5. High Protein Foods for Babies
https://www.livestrong.com/article/238031-high-protein-foods-for-babies/
Ngày truy cập: 21/6/2021.

Video liên quan