Cách nuôi chó ở chung cư

Chó, mèo có được nuôi ở chung cư hay không tùy thuộc vào quy định tại hội nghị nhà chung cư. Cư dân muốn nuôi những con vật này đa phần phải chấp nhận nhiều ràng buộc.

Vừa qua, nhiều ý kiến trái chiều đã nổ ra sau khi ban quản lý một chung cư ở quận 7 gửi văn bản đề nghị cư dân đưa vật nuôi ra khỏi căn hộ trước ngày 10/11. Nếu cư dân vi phạm nuôi thú cưng trong chung cư lần thứ 3, ban quản lý sẽ ngưng cung cấp các dịch vụ như điện, nước sinh hoạt.

Các chế tài này mới chỉ được quy định trong sổ tay cư dân, chưa được thông qua tại hội nghị nhà chung cư. Do đó, nhiều cư dân không đồng tình với quy định trên.

Tại nhiều chung cư khác ở TP.HCM, cư dân cũng nảy sinh nhiều quan điểm xoay quanh việc nuôi thú cưng như chó, mèo. Điều này càng dấy lên tranh cãi khi một số chung cư chưa thành lập ban quản trị, chưa tổ chức hội nghị nhà chung cư nên không thể lấy ý kiến của số đông cư dân theo đúng quy định.


Được nuôi nếu hội nghị nhà chung cư thông qua

Ở góc độ pháp lý, luật sư Trần Minh Hùng [Đoàn Luật sư TP.HCM] cho biết pháp luật hiện nay nghiêm cấm việc chăn, thả gia súc, gia cầm trong khu vực nhà chung cư. Tuy vậy, thú cưng như chó, mèo thuộc vào loại động vật khác nên vẫn được cho phép nuôi.

Theo các chuyên gia, việc được nuôi chó mèo ở chung cư hay không tùy thuộc vào quy định tại hội nghị nhà chung cư. Ảnh minh họa: Phạm Ngôn.

Với một chung cư cụ thể, việc được hay không được nuôi thú cưng sẽ được thảo luận và quyết định tại hội nghị nhà chung cư.

Trường hợp chung cư cho phép nuôi thú cưng, cư dân phải đảm bảo vệ sinh, an toàn, không để con vật phóng uế bừa bãi, đeo rọ mõm cho chúng khi đến những khu vực công cộng.

"Nếu chung cư chưa tổ chức hội nghị nhà chung cư thì cư dân được nuôi chó, mèo. Họ có quyền làm những điều mà pháp luật không cấm", ông Hùng đưa ra quan điểm.

Nhiều chung cư như Vinhomes Central Park [quận Bình Thạnh], River Gate [quận 4], CitiHome, The Sun Avenue, Tropic Garden [TP Thủ Đức], Phú Mỹ, Sunrise City View [quận 7],... cấm nuôi chó, mèo. Nếu cư dân nuôi thú cưng không đúng quy định, ban quản lý sẽ nhắc nhở, lập biên bản hoặc thậm chí khóa thẻ thang máy của căn hộ.

Đối với các căn hộ được phép nuôi thú cưng như New City, Vista Verde, The Estella [TP Thủ Đức], Sunrise City North, Sunrise City South Tower, River Panomara [quận 7],... cư dân khi muốn nuôi động vật phải đăng ký với ban quản lý và cam kết không để ảnh hưởng đến những người xung quanh. Người vi phạm sẽ bị phạt tiền, khóa thẻ thang máy, thu giữ thú cưng,…

Luật sư Hùng cho rằng các quy định ban quản lý hoặc chủ đầu tư soạn thảo cho vào sổ tay cư dân mà chưa được hội nghị nhà chung cư thông qua thì không có giá trị về mặt pháp lý. Hiện pháp luật chưa quy định cư dân phải thực hiện theo sổ tay cư dân.

Về quy định xử phạt khi cư dân nuôi thú cưng làm ảnh hưởng đến người khác, ban quản lý chung cư có thể phạt tiền hoặc các hình thức khác như cảnh cáo, nhắc nhở,... chứ không nên dùng biện pháp cắt điện, nước của căn hộ. Việc này khiến sinh hoạt tối thiểu của cư dân bị ảnh hưởng, chế tài này thiếu nhân văn, có thể dẫn đến tranh chấp, khiếu kiện kéo dài.

Trong trường hợp chủ nuôi và ban quản lý chung cư không tìm được tiếng nói chung, cư dân có thể khởi kiện ra tòa. Ngược lại, nếu người nào cảm thấy bức xúc vì thú cưng của nhà hàng xóm làm ảnh hưởng đến cuộc sống cũng có thể khởi kiện.


"Hãy là người nuôi có ý thức"

Anh Huỳnh Trực Trung [quản lý Trung tâm Thú y Funpet Sài Gòn] là người thường xuyên tiếp xúc với thú cưng và lắng nghe các câu chuyện về sinh hoạt của chó, mèo ở chung cư. Anh này cho hay những tranh cãi là vấn đề chưa có hồi kết, các xích mích đôi khi dẫn tới xô xát và có chiều hướng gia tăng khi việc nuôi thú cưng trở nên phổ biến.

Vì vậy, những chủ nuôi trước khi quyết định mua chung cư phải tìm hiểu quy định kỹ càng, xem chung cư đó có cho nuôi thú cưng hay không để đưa ra lựa chọn phù hợp.

Chó khi ở nhà thời gian dài không được chạy nhảy sẽ phát ra tiếng động gây ồn ào, ảnh hưởng đến xung quanh. Ảnh minh họa: Phạm Ngôn.

Theo anh Trung, những bức xúc tranh cãi giữa chủ nuôi và cư dân thường đến từ nhiều nguyên nhân. Có người vì không thích chó nên không muốn con vật này xuất hiện ở chung cư, người thì hiềm khích với chủ nhà từ trước nên con chó chỉ là tác nhân nảy sinh thêm mâu thuẫn.

Bên cạnh đó, cũng có một số cư dân yêu động vật nhưng cho rằng chủ nuôi không giữ vệ sinh sạch sẽ khiến trung gian lây một số bệnh, đồng thời không rọ mõm con vật sẽ gây nguy hiểm đến người khác hoặc gây ảnh hưởng tâm lý đến người sợ chó.

"Có những cư dân nuôi tới 4-5 chú chó cưng nhưng vào nhà không nghe mùi. Một số người chỉ nuôi một con chó nhưng nghe mùi hôi nồng và lông bay ảnh hưởng đến hàng xóm", anh Trung bộc bạch.

Anh Trung thông tin thêm chó, mèo khi không được chạy nhảy thường xuyên mà chỉ ở nhà một mình sẽ gây những tiếng ồn khiến nhiều người khó chịu. Trường hợp nghe phản ánh, chủ nuôi có thể đem con vật gửi nhờ nhà người quen hoặc đưa tới trung tâm nuôi dạy thú cưng khi vắng nhà.

Anh Trung đưa ra lời khuyên trước khi quyết định nuôi một con vật bầu bạn thì cư dân phải cân nhắc nhiều yếu tố. Nên xem ta chỉ thích con vật đó ở mức độ nhìn ngắm, chơi đùa hay ta yêu quý loại vật đó, hiểu được thuộc tính và có thể vệ sinh cơ thể, lo việc ăn uống, dắt chúng đi dạo,...

"Nhiều người nuôi theo phong trào, không sắp xếp được thời gian để nuôi rồi có thể bỏ bê. Chó, mèo với nhiều người là bạn nhưng với người khác thì nó chỉ là một con vật, ta không thể ép buộc ai cũng yêu quý chúng. Vấn đề là mình một khi quyết định nuôi thì phải giành nhiều thời gian chăm sóc và hãy là người nuôi có ý thức", anh Trung bày tỏ.

Bạn đọc ở TP.HCM có câu chuyện muốn chia sẻ hay vấn đề cần phản ánh có thể gửi thông tin về hộp mail .

Để tránh những phiền phức không đáng có, sau đây là 5 lưu ý khi nuôi cho mèo mà cư dân các khu chung cư cần biết.

Để tránh những phiền phức không đáng có, sau đây là 5 lưu ý khi nuôi cho mèo mà cư dân các khu chung cư cần biết.

Với các căn hộ cho phép cư dân nuôi thú cưng trong nhà, chủ nuôi vẫn cần quan tâm một số yếu tố nhất định để đảm bảo an toàn cho vật nuôi, đồng thời giữ hòa khí với hàng xóm của mình.

Chia sẻ với Zing, 5 nhân vật sau tiết lộ câu chuyện nuôi chó mèo ở chung cư với những kinh nghiệm đáng nhớ.

Chuyện của tôi

Hiện tại, nhà tôi đang nuôi một cặp mèo, chó. Không giống với chó có kích thước lớn và ít leo trèo, chú mèo 3 tháng tuổi lại là một nỗi lo đối với tôi.

Mèo có sở thích khám phá nên thường xuyên ra ban công ngắm nhìn bên ngoài. Dù nhà ở tầng 19, mèo con vẫn tự do đuổi bắt côn trùng bay vào nhà.

Có lần, mèo nhà tôi mải mê chạy theo một chú bướm nên đã nhảy hẳn lên cửa sổ. May mà tôi phát hiện kịp lúc và nhanh trí đóng cửa sổ lại ngay.

Tôi nhận ra

Một trong những lưu ý quan trọng nhất khi nuôi động vật ở chung cư là gia chủ phải rào cửa sổ và ban công cẩn thận.

Mức độ nguy hiểm khi thú cưng ngã từ tầng thấp hay tầng cao là như nhau, vừa nguy hiểm tính mạng của chúng, vừa tăng nguy cơ đi lạc vì chó, mèo không thể tự bấm thang máy về lại nhà.

Ước gì

Tôi ước mình đã chuẩn bị môi trường sống an toàn hơn để không có những pha "đứng tim" với thú cưng.

Sau lần đó, tôi đo kích thước ban công và tất cả cửa sổ trong nhà để đặt khung sắt về gia cố. Tôi mượn máy khoan của bạn và tự làm nên chỉ mất khoảng 250 nghìn đồng/khung. Đó là cái giá quá rẻ để bảo vệ những thành viên nhỏ trong gia đình tôi.

Chuyện của tôi

Đa phần nhà căn hộ không có nhiều diện tích, vì vậy nhiều người sẽ tận dụng đặt kệ, máy móc thiết bị ở những góc nhà. Tuy nhiên, nếu nhà có thú nuôi thì cần lưu ý các vị trí trên.

Do ít khi được đưa xuống sân, chú mèo nhà tôi thường tự chơi loanh quanh trong khu vực phòng khách, ban công. Đặc biệt, Lắc [tên mèo] trốn rất giỏi.

Không lâu trước đây, tôi từng mất cả đêm để tìm Lắc, thậm chí đi vòng quanh khu nhà vì lo lắng bé ngã ban công. Nghĩ đến trường hợp xấu nhất, tôi đã khóc rất nhiều.

Vậy mà ngay sau đó, tôi tìm thấy chú ở ban công. Ngoài đó có một khe rất hẹp kế cục nóng điều hòa, mèo chui vào được nhưng khó ra. Bình thường tôi chẳng bao giờ để ý tới.

Tôi nhận ra

Đã nuôi mèo trong căn hộ thì cần để ý những góc khuất, tốt nhất là cho mèo chơi trong tầm mắt của mình để đảm bảo an toàn.

Ước gì

Tôi cẩn thận hơn mỗi khi đi vắng và đóng cửa ban công lúc mèo không có nhu cầu vệ sinh. May mắn là tôi tìm ra Lắc trong thời gian ngắn nên chưa có vấn đề gì xảy ra. Tôi sợ nhất là mèo mắc kẹt lâu bị đói và khát nước.

Chuyện của tôi

Tôi nuôi chó với tâm lý khá thoải mái, không đặt nhiều kỳ vọng cho thú cưng và bản thân. Với vật cưng, tôi nghĩ chỉ cần quan tâm đến những vấn đề cơ bản như chích ngừa, ăn uống, sinh hoạt và bố trí nội thất để tránh thiệt hại là được.

Khi vừa nhận nuôi, tôi đã tham khảo ý kiến trên các hội nhóm chăm sóc động vật. Từ đó rút ra thêm một kinh nghiệm "xương máu" khi nuôi cún ở chung cư, đó là phải chú ý việc đi vệ sinh bên ngoài của cún.

Tôi nhận ra

Động vật khi còn nhỏ, chưa được huấn luyện sẽ không tự kiểm soát được nhu cầu vệ sinh của chúng. Mình phải là người chủ động "giữ ý" trước khi có ai phàn nàn.

Ước gì

Tôi may mắn chưa gặp rắc rối nào trong mấy tháng qua. Dù vậy, phòng bệnh hơn chữa bệnh. Tôi đã tập cún cưng đi vệ sinh ở những chỗ quen trong nhà như ban công, thau cát, đồng thời luôn cầm theo túi hốt chất thải khi dắt chó xuống các khu vực sinh hoạt chung.

Chuyện của tôi

Theo tôi, việc nuôi thú cưng ở căn hộ không có nhiều khác biệt so với bình thường. Nếu có, thì đó là căn hộ thường bị hạn hẹp về không gian khiến vật nuôi không thể tự do vận động.

Điều này ảnh hưởng ít nhiều đến tâm trạng của chúng, vì chó mèo vốn là những loài khá vui vẻ, thích hoạt động. Chúng buồn chán thì sẽ...cào ghế. Chiếc sofa nhà tôi đến nay đã chi chít vết cào.

Tôi nhận ra

Tôi từng tiết kiệm tiền mua đồ chơi cho thú cưng, nhưng giờ đây tôi nghĩ mình phải tìm cách để chúng giải trí.

Ước gì

Ngoài cần câu, tôi ước mình đã có thêm một vài món như trụ cào móng, cá vải. Nhà tôi nuôi đến 12 con mèo. Chúng tự chơi với nhau cũng vui, nhưng đồ chơi sẽ giúp phân tán sự tập trung, ít hư hại đồ đạc trong nhà hơn.

Chuyện của tôi

Tôi may mắn được ban quản lý chung cư cho phép nuôi cả chó lẫn mèo với điều kiện không ảnh hưởng đến hộ dân xung quanh.

Lúc đầu, tôi đơn thuần nghĩ chỉ cần giữ nhà mình thơm tho và thú cưng không ồn ào là chẳng phiền ai. Nhưng suy nghĩ đó đã thay đổi sau 2 tháng.

Vì chú shiba inu nhà tôi đã lớn hơn lúc mới đem về, khi vào thang máy, sự thân thiện, quấn quýt của chú đã làm một số em bé sợ hãi và người lớn e dè.

Tôi nhận ra

Dù chó cảnh hiền và không làm hại ai, việc rọ mõm vẫn là cần thiết. Mèo cũng cần được ở trong lồng khi ra ngoài để hạn chế đi lạc.

Ước gì

Tôi trang bị đầy đủ hơn trước khi nuôi. Dù nhà chung cư hay mặt đất, sự chấp thuận của hàng xóm vẫn là điều quan trọng. Và người nuôi phải có ý thức để sở thích của mình không ảnh hưởng đến người khác.

Video liên quan

Chủ Đề