Cách quản lý trường mầm non tư thục

em muốn mở trường mâm tư thục nhưng chưa hình dung được phải chuẩn bị như thế nào, cơ sở vật chất, quản lý giáo viên.., tiền thuế, kế toán....Mong được các chị giúp đỡ

Tôi muốn biết hiện nay thì mức kiêm nhiệm bên quản lý trường mầm non tư thục quy định tại nội dung văn bản nào? [Chủ tịch hội đồng quản trị, chủ trường, kế toán, thủ quỹ]. Bên cạnh đó trường mầm non tư thục có thể bố trí kế toán và thủ quỹ do cùng một người kiêm nhiệm không? Nguyên tắc xác định khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập như thế nào?

Tại khoản 3 Điều 10 Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục Thông tư 13/2015/TT-BGDĐT có quy định như sau:

"Điều 10. Chủ tịch Hội đồng quản trị
1. Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đứng đầu Hội đồng quản trị, do Hội đồng quản trị bầu bằng hình thức bỏ phiếu kín và được cơ quan có thẩm quyền công nhận.
2. Chủ tịch Hội đồng quản trị phải có phẩm chất, đạo đức tốt, có bằng trung cấp chuyên nghiệp trở lên, có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em hoặc chứng chỉ bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục theo quy định.
3. Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể đồng thời giữ chức vụ Hiệu trưởng nếu có đủ các tiêu chuẩn của Hiệu trưởng được quy định tại khoản 1 Điều 13 của Quy chế này.
4. Chủ tịch Hội đồng quản trị có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a] Chỉ đạo, điều hành hoạt động của Hội đồng quản trị; có quyền triệu tập các cuộc họp của Hội đồng quản trị; chịu trách nhiệm chính về các quyết nghị của Hội đồng quản trị, giám sát quá trình tổ chức thực hiện các quyết nghị của Hội đồng quản trị; chủ trì các cuộc họp của Đại hội đồng thành viên góp vốn.
b] Chịu trách nhiệm trước các cơ quan quản lý về toàn bộ hoạt động của nhà trường, nhà trẻ và kiểm soát việc điều hành của Hiệu trưởng.
c] Đầu tư và quản lý cơ sở vật chất trường lớp, cung cấp trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, tài liệu giảng dạy và học tập đáp ứng nhu cầu, chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
d] Trả tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, các chi phí khác cho Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng, giáo viên và nhân viên theo hợp đồng lao động.
đ] Được quyền ký hợp đồng lao động với Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, giáo viên và nhân viên.
e] Được quyền điều hành bộ máy tổ chức và sử dụng con dấu của nhà trường, nhà trẻ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng quản trị và ký các văn bản, quyết định của Hội đồng quản trị.
g] Được phép thỏa thuận mức học phí với cha mẹ hoặc người bảo trợ trẻ.
h] Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác theo Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường, nhà trẻ.
5. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản trị vắng mặt trong khoảng thời gian theo quy định của Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường, nhà trẻ thì phải ủy quyền cho Phó chủ tịch Hội đồng quản trị [nếu có], hoặc một trong số các thành viên của Hội đồng quản trị thực hiện các quyền và nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng quản trị. Việc ủy quyền phải được thực hiện bằng văn bản, thông báo công khai và báo cáo cho cơ quan quản lý trực tiếp.
Trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản trị bị bãi nhiệm hoặc miễn nhiệm thì cấp có thẩm quyền công nhận sẽ triệu tập cuộc họp Hội đồng quản trị bầu một trong số các thành viên làm Quyền chủ tịch Hội đồng quản trị. Việc bầu và công nhận Quyền Chủ tịch Hội đồng quản trị được thực hiện theo nguyên tắc như bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị. Thời gian làm Quyền chủ tịch Hội đồng quản trị không quá 6 tháng kể từ ngày có quyết định công nhận và không áp dụng thực hiện hai lần liên tiếp đối với một cá nhân."

Theo đó thì Chủ tịch hội đồng quản trị của trường mầm non tư thục có thể là đồng thời giữ chức vụ hiệu trưởng nếu như đủ các điều kiện được quy định tại Điều 13 Thông tư nêu trên và Điều lệ trường mầm non. Hiện nay không có quy định nào đề cập đến các việc kiêm nhiệm đối với hiệu trưởng, kế toán, thủ quỹ.

Mức kiêm nhiệm bên quản lý trường mầm non tư thục

Tại Điều 1 và Điều 4 Thông tư liên tịch 06/2015/TTLT-BGDDT-BNV có quy định về nguyên tắc xác định khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập; Danh mục khung vị trí việc làm.

Nguyên tắc xác định khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập

Theo khoản 2 Điều 1 Thông tư liên tịch 06/2015/TTLT-BGDDT-BNV quy định về nguyên tắc xác định khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập như sau:

- Thực hiện theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập.

- Bảo đảm thực hiện những nhiệm vụ tại các cơ sở giáo dục mầm non công lập theo quy định của pháp luật.

- Số lượng trẻ trong nhóm trẻ, lớp mẫu giáo quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch này là căn cứ xác định định mức giáo viên mầm non trong cơ sở giáo dục mầm non công lập;

Trường mầm non tư thục có thể bố trí kế toán và thủ quỹ do cùng một người kiêm nhiệm không?

Theo khoản 3 Điều 4 Thông tư liên tịch 06/2015/TTLT-BGDDT-BNV quy định về danh mục khung vị trí việc làm như sau:

“Điều 4. Danh mục khung vị trí việc làm
Danh mục khung vị trí việc làm trong nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non gồm:
1. Nhóm vị trí việc làm gắn với các nhiệm vụ quản lý, điều hành [02 vị trí]:
a] Hiệu trưởng;
b] Phó Hiệu trưởng.
2. Nhóm vị trí việc làm gắn với các nhiệm vụ hoạt động nghề nghiệp [01 vị trí]: Giáo viên mầm non.
3. Nhóm vị trí việc làm gắn với nhiệm vụ hỗ trợ, phục vụ [04 vị trí]:
a] Kế toán;
b] Văn thư;
c] Y tế;
d] Thủ quỹ.
Căn cứ vào khối lượng, tính chất công việc của nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non, các vị trí việc làm quy định tại điểm a, điểm b, điểm c và điểm d của Khoản này đều phải thực hiện kiêm nhiệm.
Căn cứ khối lượng công việc thực tế của nhiệm vụ kế toán, văn thư, y tế và thủ quỹ, các trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ xây dựng đề án vị trí việc làm, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt."

Như vậy, trường mầm non tư thục có thể bố trí vị trí kế toán và thủ quỹ là do một người kiêm nhiệm. Riêng đối với chức danh hiệu trưởng và kế toán, mặc dù hiện này không có quy định nào hạn chế việc kiêm nhiệm. Tuy nhiên, trên thực tế hai chức danh này thường không được kiêm nhiệm để đảm bảo cho hoạt động của trường được minh bạch, rõ ràng.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trường mầm non

Trường mầm non
Trường mầm non tư thục
Căn cứ pháp lý

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Trường mầm non có thể đặt câu hỏi tại đây.

Skip to content

Quản lý trường mầm non là công việc đòi hỏi nhiều kinh nghiệm và chuyên môn. Vậy quản lý trường mầm non gồm những công việc gì? cần những kỹ năng gì? có khó hay không? Là những thắc mắc chung của một số người khi quản lý ngôi trường mầm non. Cùng thiết bị mầm non Việt Mỹ đi tìm câu trả lời cho vấn đề đó qua bài viết này.

Quản lý giáo dục mầm non là gì?

Quản lý giáo dục mầm non theo định nghĩa tổng quát là sự quản lý,  điều hành, điều chỉnh hoạt động của toàn bộ trường mầm non nhằm nâng cao chất lượng môi trường giáo dục.

Công việc Quản lý giáo dục mầm non là đòi hỏi nhiều kỹ năng để có thể ứng phó, sẵn sàng xử lý các tình huống bất ngờ trong các hoạt động của trẻ nhỏ. Dù nghe có vẻ khá phức tạp nhưng đây cũng là một công việc mang lại niềm vui cho bạn vì liên tục được làm việc với trẻ nhỏ, là người tạo ra các dấu ấn vô cùng đặc biệt trong cuộc đời của trẻ thông qua việc giáo dục, chăm sóc trẻ.

Quản lý trường mầm non bao gồm những công việc gì?

Việc quản lý giáo dục ngôi trường mầm non là công việc đòi hỏi kỹ năng cao, bao gồm các việc:

  • Quản lý các hoạt động chung của trường.
  • Quản lý điều phối chuyên môn, giám sát việc thực hiện công việc hàng ngày của giáo viên mầm non.
  • Báo cáo tình hình hoạt động của trường cho ban lãnh đạo giáo dục.
  • Nghiên cứu triển khai giáo án cùng giáo viên để việc giảng dạy trẻ đạt hiệu quả cao nhất.
  • Tham gia tổ chức các hoạt động ngoại khóa, dã ngoại cho học sinh mầm non.
  • Trao đổi với phụ huynh về việc chăm sóc, giáo dục trẻ và chọn phương án giáo dục hợp lý.
  • Xây dựng kế hoạch phát triển và quảng bá hình ảnh của trường.
  • Các công việc khác theo sự phân công của ban lãnh đạo giao cho.
  • Quản lý về mục tiêu giáo dục, chăm sóc trẻ.
  • Quản lý về phương pháp giáo dục tốt nhất.
  • Quản lý nội dung giáo dục, chăm sóc học sinh.
  • Quản lý học sinh về các nhận thức, kiến thức, kỹ năng cho trẻ.
  • Quản lý giáo viên, nhân viên xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cnv nhà trường.
  • Quản lý về cơ sở vật chất của trường.
  • Quản lý về tài chính của trường.
  • Quản lý về chương trình ngày hội, ngày lễ trong năm.
  • Quản lý về quy chế hoạt động nội bộ trường.
  • Quản lý về phát triển số lượng học sinh trong trường.
  • Quản lý về kiểm định chất lượng học sinh.
  • Quản lý về thi đua khen thưởng cho giáo viên và học sinh.

>> Xem thêm:

Muốn mở trường mầm non tư thục cần những gì?

Mở trường mầm non tư thục cần bao nhiêu vốn

Chia sẻ kinh nghiệm quản lý trường mầm non hiệu quả

Để quản lý trường mầm non hiệu quả nhất, bạn cần tham khảo một số kinh nghiệm quản lý dưới đây.

Xây dựng biện pháp quản lý giáo dục

  • Thực hiện xây dựng chuyên môn sư phạm cho giáo viên mầm non.
  • Xây dựng nội bộ đoàn kết, giao việc công bằng cho các giáo viên trong trường.
  • Quan tâm đến đời sống giáo viên, nhân viên, thường xuyên khích lệ và tạo ra thi đua trong nhà trường.
  • Kiểm tra chất lượng tổng thể của giáo viên, kiểm tra chất lượng giảng dạy và học tập của học sinh.
  • Thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn, nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên.

Đảm bảo chất lượng giáo dục mầm non hiệu quả

  • Chú trọng vào việc giáo dục đạo đức cho giáo viên và học sinh.
  • Tạo mọi điều kiện, cơ hội, giúp đỡ để giáo viên tích cực đổi mới phương pháp để dạy trẻ tốt hơn.
  • Duy trì và phát triển các buổi học cho học sinh.
  • Thường xuyên cải thiện, nâng cao và đổi mới những chương trình lý thú, bổ ích cho học sinh.

Xây dựng các mối quan hệ trong và ngoài nhà trường tốt

  • Xây dựng mối quan hệ tốt với các cấp lãnh đạo.
  • Tạo mối quan hệ tốt với chính quyền địa phương, với các ban ngành đoàn thể trong trường và địa phương.
  • Thắt chặt mối quan hệ giữa thầy cô và phụ huynh học sinh.

Xây dựng, triển khai tốt công tác xã hội giáo dục mầm non

  • Xây dựng môi trường giáo dục mầm non lành mạnh thuận lợi cho việc giáo dục trẻ.
  • Xây dựng môi trường mầm non thân thiện, thoải mái.
  • Đa dạng hóa các hình thức học tập của giáo viên và học sinh.
  • Đa dạng hóa các nguồn nhân lực trong nhà trường.

>> Có thể bạn quan tâm:

Bàn ghế mầm non chất lượng cao giá rẻ cho trẻ

Bộ cầu trượt liên hoàn ngoài trời cực hấp dẫn

Giường ngủ mầm non giá tốt chất lượng cao nhiều mẫu mã đẹp cho bé

Xây dựng kế hoạch cụ thể,hồ sơ quản lý phải khoa học, khả thi và ngăn nắp

Quản lý giáo dục trường mầm non rất quan trọng trong các cơ sở giáo dục. Với mỗi một cơ sở trường mầm non lại có phương pháp giảng dạy khác nhau đòi hỏi người quản lý phải linh hoạt, sáng tạo và liên tục đổi mới các hoạt động, phương pháp giáo dục trẻ phù hợp.

Với những thông tin mà thiết bị mầm non Việt Mỹ chia sẻ trên hy vọng sẽ giúp ích cho cha mẹ và giáo viên mầm non trong vấn đề thắc mắc quản lý trường mầm non cần làm những gì. Hãy theo dõi Việt Mỹ thường xuyên để cập nhật những thông tin bổ ích trong công cuộc nuôi dạy trẻ nhé!

Video liên quan

Chủ Đề