Cách tính lương giáo viên tập sự

Chi tiết cách tính lương giáo viên đơn giản và nhanh nhất năm 2021

Gần đây, Thư Ký Luật nhận được khá nhiều ý kiến thắc mắc về việc lương giáo viên được tính như thế nào? Dưới đây là chi tiết cách tính lương giáo viên đơn giản và nhanh nhất năm 2021.

  • Cập nhật: Bảng lương chính thức của giáo viên các cấp 2021
  • Tổng hợp toàn bộ bằng cấp cần có của giáo viên tiểu học, THCS, THPT [dự kiến]

Cách tính lương giáo viên đơn giản và nhanh nhất [Ảnh minh họa]

Công thức tính lương giáo viên như sau:

Lương giáo viên =Mức lương cơ sở x Hệ số lương + Mức phụ cấp ưu đãi được hưởng + Mức phụ cấp thâm niên được hưởng - Mức đóng Bảo hiểm xã hội

1. Mức lương cơ sở

Ngày 12/11/2020, Quốc hội đãbiểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2021. Trong đó, đáng chú ý là nội dung mức lương cơ sở 2021 sẽ chưa thực hiện điều chỉnh tăng.

Cụ thể, trong Nghị quyết mới được thông qua, Quốc hội giao Chính phủ thực hiện một số biện pháp điều hành nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước năm 2021. Trong đó, chính thức chưa thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở trong năm 2021.

Như vậy, mức lương cơ sở 2021 sẽ không tăng và vẫn giữ nguyên 1.490.000 đồng/thángtheo quy định tạiNghị định 38/2019/NĐ-CPvề mức lương cơ sở đối với cán bộ công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

2. Hệ số lương

Theo quy định tại Điều 9Thông tư liên tịch 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV, Điều 9 Thông tư liên tịch 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV và Điều 9 Thông tư liên tịch 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV, hệ số lương của giáo viên các cấp cụ thể như sau:

Đối với giáo viên tiểu học:

  • Chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu họchạng II được áp dụng hệ sốlương viên chức loại A1:hệ số lương từ 2,34 đến 4,98;

  • Chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạngIII được áp dụng hệ sốlương viên chức loại A0: hệ sốlương từ 2,10 đến 4,89;

  • Chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng IV được áp dụng hệ số lương viên chức loại B: hệ số lương từ 1,86 đến 4,06.

Đối với giáo viên trung học cơ sở:

  • Chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng I được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2: hệ số lương từ 4,00 đến 6,38;

  • Chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1: hệ số lương từ 2,34 đến 4,98;

  • Chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng III được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0: hệ số lương từ 2,10 đến 4,89.

Đối với giáo viên trung học phổ thông:

  • Chức danh nghề nghiệp giáo viên trung họcphổ thông hạng I được ápdụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1: hệ số lương từ 4,40 đến 6,78;

  • Chức danh nghề nghiệp giáo viên trung họcphổ thông hạng II được ápdụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2: hệ số lương từ 4,00 đến 6,38;

  • Chức danh nghề nghiệp giáo viên trung họcphổ thông hạng III được ápdụng hệ số lương của viên chức loại A1: hệ số lương từ2,34 đến 4,98.

>>> Xem thêm: Cập nhật: Bảng lương chính thức của giáo viên các cấp 2021.

3. Mức phụ cấp ưu đãi được hưởng

Theo Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC hướng dẫn thực hiện Quyết định 244/2005/QĐ-TTG về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập quy định mức phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên các cấp phổ thông cụ thể như sau:

Mức phụ cấp ưu đãi được hưởng = Mức lương cơ sở *{hệ số lương theo ngạch, bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo [nếu có] + % [quy theo hệ số] phụ cấp thâm niên vượt khung [nếu có]}*tỷ lệ % phụ cấp ưu đãi.

4. Mức phụ cấp thâm niên được hưởng

Theo khoản 1 Điều 2Thông tư liên tịch 68/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXHhướng dẫn Điều 2, Điều 3Nghị định54/2011/NĐ-CP quy định về thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên, mức hưởng phụ cấp thâm niên của giáo viên như sau:

- Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên của giáo viên được xác định bằng tổng các thời gian sau:

  • Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục công lập;

  • Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập [đối với nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập mà trước đây đã giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục ngoài công lập].

- Mức hưởng phụ cấp thâm niên của giáo viên được tính như sau: Nhà giáo đang làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập có thời gian giảng dạy, giáo dục được tính hưởng phụ cấp thâm niên đủ 5 năm [60 tháng] thì được hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung [nếu có]; từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm [đủ 12 tháng] được tính thêm 1%.

Vậy, mức tiền phụ cấp thâm niên hàng tháng = {Hệ số lương + hệ số phụ cấp [nếu có]} * Mức lương cơ sở * Mức % phụ cấp thâm niên được hưởng.

>>> Xem thêm: Mức phụ cấp thâm niên của giáo viên từ năm 2021 được tính như thế nào?

5. Mức đóng Bảo hiểm xã hội

Theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội,Luật Việc làm, Nghị định 146/2018/NĐ-CPquy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, Quyết định 595/QĐ-BHXH và Nghị định 143/2018/NĐ-CPquy định chi tiết Luật Bảo hiểm y tế thì mức đóng bảo hiểm xã hội của giáo viên bao gồm:

  • Hưu trí tử tuất: 8%;

  • Bảo hiểm thất nghiệp: 1%;

  • Bảo hiểm y tế: 1,5%

Như vậy, mỗi tháng giáo viên sẽ đóng bảo hiểm xã hội tổng cộng bằng 10,5% tiền lương tháng.

Ví dụ:Thầy Lê Nguyễn Thanh Hòa là giáo viên Toán đang công tác tại Trường THCS Lam Sơn, quần đảo Hoàng Sa được 8 năm, nhận lương loại A2, hệ số lương 6,04. Vậy tiền lương mỗitháng của thầy Hòa được tính như sau:

- Thầy Hòa đang công tác tại Trường trung học cơ sở thuộc quần đảo Hoàng Sa sẽ được hưởng phụ cấp ưu đãi 35%:

Mức phụ cấp ưu đãi = 6.04 * 1.490.000 * 35% = 3.149.860 đồng

- Thầy Hòa có thời gian thâm niên là 8 năm tương ứng với mức phụ cấp thâm niên 8%:

Mức tiền phụ cấp thâm niên = 6.04 * 1.490.000 * 8% = 719.968 đồng

- Mức đóng bảo hiểm xã hội = 6.04 * 1.490.000 * 10.5% = 944.958 đồng

Áp dụng công thức: Tiền lương tháng = Hệ số lương * Mức lương cơ sở + Mức phụ cấp ưu đãi được hưởng + Mức phụ cấp thâm niên được hưởng -Mức đóng Bảo hiểm xã hội.

Vậy, tiền lương mỗi tháng của thầy Hòa là: 6.04 * 1.490.000 + 3.149.860 + 719.968 - 944.958 = 11.924.470 đồng

Lê Vy

  • Từ khóa:
  • lương giáo viên
  • Nghị định 38/2019/NĐ-CP

Video liên quan

Chủ Đề