Cách trình bày văn bản sáng kiến kinh nghiệm 2023-2023 năm 2024

Để hiểu rõ bản chất khái niệm sáng kiến kinh nghiệm là gì, trước tiên ta sẽ tìm hiểu thế nào là sáng kiến và thế nào là kinh nghiệm:

Theo từ điển tiếng Việt, “sáng kiến” được hiểu là những ý kiến mới, phương pháp mới mới để đối phó với một vấn đề trong công việc và nhờ áp dụng những sáng kiến này, công việc được tiến hành một cách tốt hơn. Còn “kinh nghiệm” là những kỹ năng hoặc kiến ​​thức có được nhờ tiếp xúc, từng trải với thực tế có thể áp dụng hữu hiệu cho công việc, cuộc sống.

Từ phân tích trên, ta có thể rút ra khái niệm sáng kiến kinh nghiệm là những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo được đúc rút, tích lũy từ thực tiễn công tác giảng dạy và giáo dục của tác giả. Thông qua những biện pháp, họat động cụ thể đã khắc phục được những khó khăn mà với những biện pháp thông thường không thể giải quyết được, từ đó góp phần thúc đẩy quá trình làm việc nhanh chóng, nâng cao chất lượng, hiệu quả của người giáo viên.

Cũng theo phân tích trên, ta thấy rằng sáng kiến kinh nghiệm thực chất là sự hội tụ của hai yếu tố chính: thứ nhất là tính mới, tức chưa ai phát hiện ra, chưa ai áp dụng và thứ hai là tính trải nghiệm, va chạm thực tế từ trong công tác quản lý, giảng dạy, học tập mà tích lũy được, từ đó khái quát lên thành kinh

2. Cấu trúc viết sáng kiến kinh nghiệm

Sau đây là bố cục mẫu khi làm sáng kiến kinh nghiệm các bạn có thể tham khảo:

– SKKN được soạn thảo và in trên máy vi tính, trang trí khoa học, in 01 mặt trên khổ giấy A4, Font Unicode kiểu chữ Times New Roman; cỡ chữ 14, định lề trên 2cm, lề dưới 2cm, lề trái 3 cm, lề phải 2,0 cm, dòng cách dòng 1,2 lines; số trang/tổng số trang được đánh ở giữa và được đóng thành tập có bìa cứng có tối đa 15 trang.

– Một bản SKKN gồm có trang bìa, mục lục, phần nội dung, tài liệu tham khảo, nhận xét đánh giá và được trình bày như sau:

1. Trang bìa: Nội dung trang bìa được trình bày trong đường kẻ khung chân phương. Tên cơ quan chủ quản và tên trường; các mục: tên SKKN, tên địa danh căn giữa. Tên tác giả, chức vụ, tên đơn vị công tác căn trái.

2. Mục lục:

Tên phần/chương:………………………………………………………………….. Trang

Tên các mục lớn:……………………………………………………………………

Tên các mục con:…………………………………………………………………..

Cách sắp xếp mục: Số thứ tự các mục được đánh như sau:

1………………………………………………………………………………………………………….

1.1……………………………………………………………………………………………………….

1.1.1…………………………………………………………………………………………………….

3. Nội dung:

I.PHẦN MỞ ĐẦU

1.Lý do chọn đề tài

2. Mục đích nghiên cứu

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

5. Phương pháp nghiên cứu

II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1. Cơ sở lý luận

2. Cơ sở thực tiễn

3. Các biện pháp nghiên cứu

III. KẾT QUẢ VÀ ỨNG DỤNG

– Kết quả (chính là hiệu quả của sáng kiến cũ – có sự so sánh kết quả của đầu năm và cuối năm)

– Ứng dụng: chính là phạm vi ứng dụng, ở độ tuổi nào? phạm vi toàn trường nào, toàn thành phố, toàn tỉnh).

IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

– Kết luận: + Nêu ý nghĩa của SKKN

+ Bài học kinh nghiệm

– Kiến nghị: Đối với Phòng GD&ĐT; Đối với nhà trường như thế nào?

4. Tài liệu tham khảo:

Tài liệu tham khảo được xắp xếp trên một trang riêng theo thứ tự ưu tiên như sau:

– Tài liệu trong nước xếp trước, tài liệu nước ngoài xếp sau theo thứ tự chữ cái tên tác giả: tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Đức.

– Cách viết tài liệu tham khảo: Số TT đặt trong [ ], Tên tác giả, năm xuất bản đặt trong ( ), tên sách/bài báo (in nghiêng), tên nhà xuất bản/tên báo (nếu là các bài báo thì viết tháng, năm xuất bản trước, tên bài báo in nghiêng sau đó đến tên nhà xuất bản/tên báo).

Ví dụ: TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Thanh Hải (2005), Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm vật lí 9, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

5. Nhận xét, đánh giá (trang cuối – theo mẫu):

Thể hiện nội dung đánh giá, xếp loại sáng kiến kinh nghiệm của Hội đồng khoa học

MẪU NHÃN BÊN NGOÀI GÓI SKKN

1. Của từng cấp học và từng môn/lĩnh vực

TÊN ĐƠN VỊ……………….

CẤP HỌC………………………….

MÔN hoặc LĨNH VỰC:

SỐ LƯỢNG SKKN:

2. Nhãn chung của cả đơn vị

TÊN ĐƠN VỊ……………….

TỔNG SỐ SKKN:

PHÒNG GDĐT……..

Đơn vị………………

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN CHẤM VÀ XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Tác giả :

Đơn vị :

Tên SKKN :

Môn (hoặc Lĩnh vực):

TTNội dungĐiểm Nhận xétIĐiểm hình thức (2 điểm)I.1Trình bày đúng qui định (Văn bản SKKN được in (font unicode, cỡ chữ 14, dãn dòng 1.2, đóng quyển (đóng bìa, dán gáy,…) (1 điểm).I.2Kết cấu hợp lý: Gồm 3 phần chính (đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, kết luận và khuyến nghị) (1 điểm).IIĐiểm nội dung (18 điểm)II.1Đặt vấn đề (2 điểm)

Nêu lý do chọn vấn đề mang tính cấp thiết (1 điểm);

Nói rõ thời gian, đối tượng, phạm vi nghiên cứu (0,5 điểm);

Có số liệu khảo sát trước khi thực hiện giải pháp (0,5 điểm).

II.2Giải quyết vấn đề (14 điểm)

Nêu tên SKKN, tên các giải pháp phù hợp với nội hàm (1 điểm);

Nói rõ tác dụng của từng giải pháp (0.5 điểm);

Cách làm của mỗi giải pháp thể hiện tính mới, tính sáng tạo, hiệu quả (3 điểm).

Phù hợp với thực tiễn của đơn vị và đối tượng nghiên cứu, áp dụng (1 điểm);

Nêu ví dụ tường minh áp dụng cho từng giải pháp cụ thể (3 điểm);

Có thể áp dụng được ở nhiều đơn vị (0,5 điểm);

Nội dung đảm bảo tính khoa học, chính xác ( 2 điểm);

Có các minh chứng cụ thể: phiếu điều tra chất lượng trước và sau khi thực hiện các giải pháp ứng dụng (1 điểm), biên bản thẩm định của tổ chuyên môn liên quan đến SKKN (1 điểm);

Khái quát hóa các giải pháp đã nêu (1 điểm).

II.3Kết luận và khuyến nghị (2 điểm)

Có số liệu khảo sát sau khi thực hiện giải pháp (0,5 điểm);

Có bảng so sánh đối chiếu số liệu trước và sau khi thực hiện các giải pháp của SKKN (0,5 điểm);

Khẳng định được hiệu quả mà mỗi SKKN mang lại (0,5 điểm);

Khuyến nghị và đề xuất với các cấp quản lý về các vấn đề có liên quan đến áp dụng và phổ biến SKKN (0,5 điểm).