Cẩm nang hướng dẫn tự thôi miên năm 2024

Bạn đã từng muốn khám phá sức mạnh tiềm thức của bản thân mình? Gần đây, thôi miên và khám phá tiềm thức đã trở thành những chủ đề rất được quan tâm. Thường thì để trải nghiệm thôi miên, chúng ta cần tìm đến những chuyên gia có kiến thức sâu về lĩnh vực này.

Tuy nhiên, có các vấn đề sau:

  1. Không phải ai cũng có đủ thời gian hoặc tài chính để tìm đến chuyên gia;
  2. Có những người ở xa trung tâm Hà Nội, Sài Gòn, việc tìm chuyên gia không hề dễ;
  3. Không phải mọi vấn đề đều cần sự can thiệp của một chuyên gia. Ví dụ tự thôi miên để có cảm giác thoải mái, bình an, tự tin hơn là những hoạt động ta có thể thực hiện hằng ngày, chẳng lẽ mỗi lần như vậy lại đặt phiên thôi miên của chuyên gia.

Điều tuyệt vời là bạn có thể tự thôi miên.

Nhưng có lẽ bạn đang tự đặt câu hỏi: “Tự thôi miên có nguy hiểm không?” Điều này hoàn toàn dễ hiểu, vì trong quá trình khám phá tiềm thức, sự an toàn và hiệu quả luôn được đặt lên hàng đầu.

Trong bài viết, với kinh nghiệm của một người thực hành thôi miên hơn 7 năm, tôi sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này. Ngoài ra, tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết và gợi ý để bạn có thể tự thực hành thôi miên một cách an toàn và hiệu quả.

Tự thôi miên không chỉ là một phương pháp thú vị để khám phá tiềm năng bên trong bạn mà còn có thể giúp bạn giải quyết những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày.

Đến nay, giới khoa học tâm lý vẫn chưa thống nhất được định nghĩa chung về thôi miên.

Thôi miên theo định nghĩa của Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ là đáng giá nhất: “Thôi miên là quy trình, hoặc trạng thái gây ra bởi quy trình đó, trong đó gợi ý được sử dụng để gợi lên những thay đổi trong cảm giác, nhận thức, cảm xúc hoặc kiểm soát hành vi vận động.”

Nếu muốn tìm hiểu kỹ hơn, bạn hãy đọc bài tôi phân tích định nghĩa thôi miên ở đây: Thôi miên là gì?

Trạng thái thôi miên ở đây được hiểu là một trạng thái đặc biệt của tâm trí, khi ở trong trạng thái thôi miên thì chúng ta sẽ:

  • Tập trung hơn
  • Nhạy bén, nhạy cảm hơn
  • Tiềm thức hoạt động mạnh mẽ hơn
  • Dễ dàng đón nhận những lời gợi ý. Đó có thể là lời gợi ý của một người khác hoặc lời gợi ý của chính chúng ta.

Có ba cách chính để đi vào trạng thái thôi miên

Thôi miên tự nhiên

Thôi miên tự nhiên xảy ra một cách tự nhiên trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Đây là những trạng thái thôi miên không được lên lịch hay tạo ra một cách chủ ý. Ví dụ, khi chúng ta chuẩn bị đi ngủ hoặc đang rơi vào trạng thái buồn ngủ vào ban ngày, khi chúng ta tập trung một cách cực độ vào một nhiệm vụ nào đó và quên mọi thứ xung quanh, hoặc khi chúng ta ngủ những giấc ngắn trong buổi trưa.

Thôi miên tự nhiên không đòi hỏi sự can thiệp hay hướng dẫn từ bên ngoài, mà là kết quả của quá trình tự nhiên trong tâm trí và cơ thể của chúng ta. Ai trong chúng ta cũng từng trải qua trạng thái thôi miên tự nhiên. Vậy nên dù có biết khái niệm thôi miên hay không, thì ta vẫn thường trải qua nó thường xuyên.

Thôi miên có chủ ý do một nhà thôi miên thực hiện

Thôi miên có chủ ý là một quá trình được tạo ra có mục đích và theo một quy trình nhất định.

Quá trình thôi miên có chủ ý thường bao gồm bốn bước: thư giãn, đi sâu hơn vào trạng thái thôi miên, ám thị thôi miên và thức tỉnh. Mục đích của thôi miên có chủ ý là giao tiếp với tiềm thức, thay đổi tiềm thức để thay đổi tư duy và hành vi, hoặc đạt được mục tiêu cá nhân như giảm căng thẳng, cải thiện sức khỏe tâm lý, khỏe mạnh hơn, tự tin hơn…

Thôi miên có chủ ý do người thôi miên tự thực hiện

Thôi miên có chủ ý khi được tự thực hiện bởi chính người thôi miên. Đây là phương pháp tự thôi miên mà chúng ta đề cập đến. Khác với việc tìm đến nhà thôi miên, trong trường hợp này, người thực hiện tự mình đưa mình vào trạng thái thôi miên.

Có nhiều phương pháp được sử dụng để đạt được trạng thái thôi miên trong tự thôi miên, như:

  1. Tự tưởng tượng và hòa mình vào những hình ảnh, cảm giác mà ta muốn trải nghiệm trong trạng thái thôi miên.
  2. Tự đọc kịch bản thôi miên để đưa mình vào trạng thái thôi miên.
  3. Nghe audio âm thanh thu sẵn để đưa mình vào trạng thái thôi miên.

Nhờ những phương pháp này, bạn có thể tự thôi miên và khám phá tiềm năng bên trong mình.

Tự thôi miên có nguy hiểm không?

Để trả lời cho câu hỏi “Tự thôi miên có nguy hiểm không?” thì tôi xin trả lời tiếp như sau:

Thôi miên là phương pháp không nguy hiểm. Chưa có ai bị mắc kẹt trong trạng thái thôi miên rồi không thoát ra được.

Thôi miên chỉ là một trạng thái, thiền cũng là một trạng thái. Sau khi thực hành thôi miên hoặc thực hành thiền xong, chúng ta có thể quay lại cuộc sống bình thường.

Cẩm nang hướng dẫn tự thôi miên năm 2024

Một lần, một học viên của tôi chia sẻ rằng cô ấy bị đau đầu sau khi tự thôi miên. Chúng tôi kiểm tra kỹ và thấy rằng cô ấy chọn một tư thế nằm thực hành thôi miên không đủ tốt. Vấn đề là cô ấy đã kê gối quá cao. Nằm ở tư thế đó, dù không thực hành thôi miên thì cô ấy cũng có cảm giác đau đầu.

Với những người bình thường, và với những chủ đề thôi miên bình thường, ví dụ như bình an hơn, tự tin hơn, nâng cao niềm tin vào cơ thể và tâm trí, cải thiện mối quan hệ và kết nối với người khác… thì câu trả lời cho câu hỏi “tự thôi miên có nguy hiểm không?” là tự thôi miên hoàn toàn an toàn và không có gì nguy hiểm.

Tự thôi miên có thể nguy hiểm trong những trường hợp nào?

Có một vài trường hợp đặc biệt không nên ứng dụng tự thôi miên. Bởi vì trạng thái thôi miên khiến cho tiềm thức, tâm trí trở nên rất nhạy cảm. Điều đó đồng nghĩa với việc bạn sẽ dễ bị tổn thương hơn.

Bạn cần phải cân nhắc kỹ và tham vấn ý kiến của chuyên gia khi tự thôi miên trong các trường hợp sau:

  1. Không tự thôi miên để chữa bệnh. Có bệnh thì cần đi đến bác sĩ. Bạn cần thăm khám sớm để tránh mọi thứ diễn biến quá xa.
  2. Không tự thôi miên để giải quyết các vấn đề thuộc về bệnh tâm lý hoặc hội chứng tâm lý, ví dụ: Rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD), Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), tâm thần hoang tưởng (Paranoid Personality Disorder), các vấn đề tổn thương tâm lý nghiêm trọng như bị bạo hành, bị xâm hại… Trạng thái thôi miên sẽ làm cho tâm trí rất nhạy cảm, rất dễ bị tổn thương. Không có chuyên gia bên cạnh, bạn sẽ không kiểm soát được vấn đề. Mặc dù giới chuyên gia đã sử dụng thôi miên cho các vấn đề trên, nhưng phải những người có chuyên môn phù hợp mới có thể thực hiện được.
  3. Không tự thôi miên khi đang tham gia các hoạt động cần sự tập trung cao như vận hành máy móc, lái xe,… vì điều đó có thể gây tai nạn cho bạn và những người khác.
  4. Không thực hành tự thôi miên nếu có tiền sử động kinh hoặc các bệnh thần kinh khác.

Những lợi ích của tự thôi miên

Có hàng trăm lợi ích và ứng dụng của thôi miên có thể thực hiện một cách đơn giản và an toàn.

Những lợi ích chính của tự thôi miên tôi có nêu ra ở đoạn tài liệu này: . Tôi sẽ liên tục cập nhật mới tài liệu trong thời gian tới.

5 lời khuyên để tự thôi miên một cách an toàn và hiệu quả?

Tự thôi miên cơ bản là một phương pháp an toàn. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả trong tự thôi miên, không phải ai cũng thành công. Điều quan trọng là hiểu rõ lợi ích của việc thực hiện tự thôi miên đúng cách và áp dụng những quy trình hiệu quả.

Đầu tiên, hiểu cơ bản về kiến thức thôi miên là cần thiết. Nắm vững các nguyên tắc cơ bản và kỹ thuật thôi miên sẽ giúp bạn tạo ra trạng thái thôi miên một cách chính xác và an toàn.

Thứ hai, để tự thôi miên an toàn và hiệu quả, bạn cần có những tài liệu phù hợp. Để bạn tự nghĩ ra kịch bản thôi miên cho mình thì cũng được, nhưng sẽ hơi khó. Bạn nên tham khảo tài liệu và kịch bản thôi miên của các chuyên gia.

Thứ ba, thực hành nhiều lần và đúc kết kinh nghiệm. Tự thôi miên là một kỹ năng, và như bất kỳ kỹ năng nào khác, nó cần thời gian và sự luyện tập. Bằng cách thực hành thường xuyên và ghi nhận những gì bạn học được từ mỗi buổi thôi miên, bạn sẽ ngày càng trở nên thành thạo hơn.

Thứ tư, bạn cần có một không gian – bối cảnh phù hợp để tự thôi miên. Tôi sẽ chia sẻ cho bạn tài liệu hướng dẫn thiết lập không gian, bối cảnh và một số chuẩn bị để tự thôi miên hiệu quả. Bạn có thể tải về tài liệu tại đây!

Thứ năm, hãy tìm một cộng đồng thực hành tự thôi miên. Tham gia một cộng đồng trong đó bạn có thể chia sẻ kiến thức, hướng dẫn nhau về các kỹ năng và giao lưu với những người có cùng sở thích sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của bạn.

Cẩm nang hướng dẫn tự thôi miên năm 2024

Tôi đang xây dựng một cộng đồng hướng dẫn tự học và thực hành thôi miên, nơi bạn có thể tiếp cận kiến thức và được hướng dẫn về các kỹ năng cần thiết. Tôi mời bạn tham gia cộng đồng này và chúng ta có thể cùng nhau khám phá thế giới thôi miên. Tham gia nhóm FB Tự Học Thôi Miên.

Tổng kết

Trong bài viết này, chúng ta đã khám phá và trả lời câu hỏi chính: tự thôi miên có nguy hiểm không? Kết luận là: tự thôi miên là một phương pháp an toàn, với điều kiện chúng ta tránh những trường hợp không nên tự thôi miên mà tôi đã đề cập ở trên.

Tuy nhiên an toàn không có nghĩa là hiệu quả. Để thực hiện tự thôi miên hiệu quả, chúng ta cần nắm vững kiến thức cơ bản về thôi miên. Hiểu rõ các nguyên tắc và kỹ thuật của thôi miên và thực hành nhiều để nâng cao kỹ năng của mình.

Tự thôi miên là một kỹ năng, và như bất kỳ kỹ năng nào khác, nó cần được rèn luyện và phát triển. Bằng cách thực hành thường xuyên, chúng ta sẽ ngày càng trở nên thành thạo hơn trong việc điều chỉnh tâm trí và tạo ra trạng thái thôi miên một cách tự nhiên và dễ dàng.

Khi biết cách tự thôi miên một cách an toàn và hiệu quả, chúng ta mở ra một thế giới mới, nơi chúng ta có thể tạo ra thay đổi tích cực trong cuộc sống của mình.

Tôi mời bạn tham gia cộng đồng học và thực hành tự thôi miên của tôi, nơi chúng ta có thể cùng nhau khám phá và phát triển khả năng thôi miên của chính bạn.

Có bất cứ câu hỏi hay thắc mắc gì, bạn vui lòng để lại dưới phần bình luận. Tôi sẽ dành thời gian đọc và trả lời bình luận của bạn.