Cấu tạo các bộ phận cơ thể con người

Cơ thể con người là toàn bộ cấu trúc của một con người bao gồm một đầu, cổ, thân[chia thành 2 phần là ngực và bụng], hai tay và hai chân . Cơ thể người được bao bọc bởi một lớp da. Trên da có nhiều lông nhỏ, mọc không đều nhau. Trong da có mạch máu, đầu mút các dây thần kinh và tuyến mồ hôi. Da bảo vệ các cơ quan trong cơ thể tránh được những ảnh hưởng có hại của môi trường ngoài, góp phần giữ nhiệt độ cơ thể không đổi. Dưới da là lớp mỡ, dưới lớp mỡ là cơ và xương. Cơ tạo nên hình dạng ngoài cơ thể, xương làm thành cái khung bảo vệ cơ thể và các nội quan.

Các phần cơ thể, hay còn gọi là các khoang cơ thể, là những khoảng không gian trong cơ thể chứa đựng và bảo vệ các cơ quan và hệ cơ quan, bao gồm:

  • Khoang sọ và ống xương sống: là các khoang xương chứa bộ não và tủy sống, nhờ đó mà các bộ phận quan trọng này của hệ thần kinh được bảo vệ chặt chẽ.
  • Khoang ngực: là khoang được giới hạn trong lồng ngực, ở phía trên cơ hoành ngăn cách với khoang bụng. Trong khoang này chứa các bộ phận chủ yếu của hệ hô hấp và hệ tuần hoàn như tim, hai lá phổi [ngoài ra còn có một bộ phận của hệ tiêu hóa đi qua khoang này là thực quản].
  • Khoang bụng: nằm bên dưới cơ hoành, là khoang cơ thể lớn nhất. Khoang này chứa gan, ruột, dạ dày, thận, tử cung [ở nữ],... là các cơ quan của hệ tiêu hóa, hệ bài tiết, hệ sinh dục.

Các cơ quan khác nhau có cùng một chức năng tạo thành một hệ cơ quan. Trong cơ thể có nhiều hệ cơ quan, nhưng chủ yếu là: hệ vận động, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết, hệ thần kinh, hệ nội tiết và hệ sinh dục.

  • Hệ vận động: gồm bộ xương và hệ cơ. Cơ thường bám vào hai xương khác nhau nên khi cơ co làm cho xương cử động, giúp cho cơ thể di chuyển được trong không gian, thực hiện được các động tác lao động
  • Hệ tuần hoàn: gồm có tim và các mạch máu [động mạch, tĩnh mạch và mao mạch], có chức năng vận chuyển các chất dinh dưỡng, ô-xi và các hooc-môn đến từng tế bào và mang đi các chất thải để thải ra ngoài
  • Hệ hô hấp: gồm có mũi, hầu, thanh quản, khí quản, phế quản và phổi, có nhiệm vụ đưa ô-xi trong không khí vào phổi và thải khí cac-bô-nic ra môi trường ngoài
  • Hệ tiêu hóa: gồm có miệng, thực quản, dạ dày, gan, ruột non, ruột già, hậu môn và các tuyến tiêu hóa. Hoạt động của hệ tiêu hóa làm thức ăn biến đổi thành các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và thải chất bã ra ngoài
  • Hệ bài tiết: nước tiểu gồm 2 quả thận, ống dẫn nước tiểu và bóng đái. Thận là cơ quan lọc từ máu những chất thừa và có hại cho cơ thể để thải ra ngoài. Trong da có các tuyến mồ hôi cũng làm nhiệm vụ bài tiết
  • Hệ thần kinh: gồm não bộ, tủy sống và các dây thần kinh, có nhiệm vụ điều khiển sự hoạt động của tất cả các cơ quan, làm cho cơ thể thích nghi với những sự thay đổi của môi trường ngoài và môi trường trong. Đặc biệt ở người, bộ não hoàn thiện và phát triển phức tạp là cơ sở của mọi hoạt động tư duy
  • Hệ nội tiết: gồm các tuyến nội tiết như tuyến yên, tuyến giáp, tuyến tụy, tuyến trên thận và các tuyến sinh dục, có nhiệm vụ tiết ra các hooc-môn đi theo đường máu để cân bằng các hoạt động sinh lý của môi trường trong cơ thể nên có vai trò chỉ đạo như hệ thần kinh
  • Hệ sinh dục: là hệ cơ quan có chức năng sinh sản, duy trì nòi giống ở người. Người phân tính nên cơ quan sinh dục có phân hóa thành tinh hoàn ở nam và buồng trứng ở nữ. Thông qua hoạt động tình dục mà sản phẩm của tinh hoàn và buồng trứng gặp nhau để tạo hợp tử rồi đến thai nhi, bắt đầu thời kì mang thai ở người mẹ

For faster navigation, this Iframe is preloading the Wikiwand page for Cơ thể người.

{{::readMoreArticle.title}}
{{bottomLinkPreText}} {{bottomLinkText}}
This page is based on a Wikipedia article written by contributors [read/edit].
Text is available under the CC BY-SA 4.0 license; additional terms may apply. Images, videos and audio are available under their respective licenses.

Thanks for reporting this video!

An extension you use may be preventing Wikiwand articles from loading properly.

If you're using HTTPS Everywhere or you're unable to access any article on Wikiwand, please consider switching to HTTPS [https://www.wikiwand.com].

An extension you use may be preventing Wikiwand articles from loading properly.

If you are using an Ad-Blocker, it might have mistakenly blocked our content. You will need to temporarily disable your Ad-blocker to view this page.

This article was just edited, click to reload

This article has been deleted on Wikipedia [Why?]

Back to homepage

Please click Add in the dialog above

Please click Allow in the top-left corner,
then click Install Now in the dialog

Please click Open in the download dialog,
then click Install

Please click the "Downloads" icon in the Safari toolbar, open the first download in the list,
then click Install

{{::$root.activation.text}}

Install on Chrome Install on Firefox

Cấu tạo cơ thể người rất phức vì người là loài động vật bậc nhất cao trên trái đất. Nhưng với chữ “con người” nếu tách ra thì cơ thể người vẫn còn phần “con” giống các loài vật khác và phần “người” là khác. Cùng chúng tôi tìm hiểu cơ thể người được cấu tạo như thế nào nhé!

1. Nguồn gốc của con người?

Nguồn gốc con người

Từ trước đến giờ chúng ta luôn luôn cho rằng con người đã được tiến hoá từ loài vượn người. Chúng buộc phải phát triển các đặc điểm của con người để thích nghi với sự thay đổi của môi trường.

Nhưng chúng ta có nghĩ sâu xa hơn các loài vượn người đã được sinh ra từ đâu không. Theo thuyết tiến hoá của Darwin thì con người bắt nguồn từ vũ trụ, vi khuẩn,… theo quá trình tiến hoá ngày càng phức tạp trở thành con người như hiện tại.

Cũng nhiều người phản đối cho rằng Darwin không có bằng chứng xác thực rõ ràng các giai đoạn tiến hoá. Cũng có nhiều người cho rằng thượng đế sinh ra chúng ta. Còn nhiều giả thuyết chúng ta không thuộc về trái đất,…

Nên nguồn gốc của con người đến từ đâu? Vẫn còn tùy thuộc vào quan điểm nhận thức của mọi người tự nêu ra.

2. Cấu tạo cơ thể người?

Theo bài viết chúng tôi sẽ nói đến cấu tạo cơ thể người từ trên xuống dưới đối với cơ thể người.

2.1. Cấu tạo cơ thể người phần đầu

2.1.1. Bộ phận đặc biệt

Đây chính là phần giúp chúng ta khác biệt so với phần “con” giống như các động vật khác. Nó chính là thành phần chính cấu tạo nên phần “người” ở chúng ta.

Đã bao giờ bạn nghĩ đến ngoài các cơ quan phía ngoài có thể quan sát được, ngoài não thì cấu tạo cơ thể người bên trong phần đầu của chúng ta nó phức tạp đến mức nào không. Nó phức tạp hơn các đường dẫn điện trong TP.HCM gấp hàng nghìn lần đấy. Đến bây giờ các nhà khoa học vẫn chưa khám phá hết tất cả về bộ não của chúng ta đấy.

2.1.2. Cấu tạo bộ não

Thật vậy, bên trong hộp xương sọ của chúng ta được cấu tạo chính từ các cơ quan như:

Cấu tạo não bộ con người

  • Đại não: là phần não lớn nhất. Được chia làm hai bán cầu não trái và phải, được phân cách bởi một khe não dọc. Lớp bao bọc bên ngoài đại não được gọi là vỏ não hay gọi là chất xám. Tại đi cách dân thần kinh nơron liên kết lại với nhau tại ra nhiều vùng trắng, gọi là chất trắng.
  • Thân não gồm: trung não, cầu não và hành não. Thân não nằm phía trước tiểu não và liên tục với tiểu não, nó hoạt động như một trung gian chuyển tiếp, truyền thông tin giữa các bộ phận trong cơ thể và vỏ não.
  • Tiểu não: Nằm phía sau của não bộ, bên dưới thùy chẩm, ngăn cách với đại não bởi lều tiểu não. Mặt dù tiểu não ít chức năng nhưng đối với tiểu não là nơi rất nguy hiểm nếu chỉ cần một tác động mạnh tại đây bạn có thể mất mạng ngay lập tức
  • Các dây thần kinh: có 12 cặp dây thần kinh từ não đi đến các cơ quan trong cơ thể quy định nhiều chức năng khác nhau như: vị giác, xúc giác, khứu giác, điều khiển các cửa động, suy nghĩ của chúng ta,… Nó như các đường dây tải điện từ bắc đến nam cho việc sử dụng điện năng.
  • Vùng hạ đồi hay vùng đồi thị dưới: là cơ quan cấu trúc nhỏ chứa các liên kết thần kinh gửi tín hiệu đến tuyến yên. Tuyến yên phát triển từ phần mở rộng của vùng hạ đồi xuống dưới và từ vòm miệng mở rộng lên.

Cấu tạo cơ thể người phần thân

Đây là nơi chứa rất nhiều các cơ quan chức năng trong cấu tạo cơ thể người. Nó như là một tòa nhà chung cư chứa rất nhiều các công ty kinh doanh các dịch vụ, các mảng khác nhau.

Cấu tạo cơ thể người tính từ phần cổ trở xuống được chia thành hai khoang: khoang ngực và khoang bụng. Chúng được ngăn cách nhau bởi cơ hoành nằm giữa hai khoang.

2.2.1. Cấu tạo phần khoang ngực

Cấu tạo cơ thể người phần khoang ngực con người

  • Khí quản: là ống dẫn không khí vào trong cơ thể người dùng cho việc hô hấp.
  • Phổi: bao gồm hai lá phổi có kích thước khác nhau, đa số là lá phổi bên phải sẽ to hơn bên trái. Do vị trí của quả tim nằm lệch về phía bên trái. Phổi có tác dụng lọc lấy khí oxy cho cơ thể và đưa khí CO2 ra khỏi cơ thể người.
  • Tim: Có 4 ngăn, có tác dụng bơm máu đến nuôi các cơ quan trong cơ thể người thông qua các vòng tuần hoàn máu trong cơ thể.

Vòng tuần hoàn ở cơ thể người

Vòng tuần hoàn nhỏ:

  • Máu thẫm từ khoang phải của tim theo động mạch đến mao mạch phổi, để phổi để lọc bỏ CO2 và cung cấp oxy vào máu thành máu tươi theo tĩnh mạch phổi về khoang trái của tim.
  • Từ khoang trái của tim máu được bơm theo động mạch chủ đến với mao mạch chủ đầu trên và mao mạch chủ đầu dưới để nuôi các cơ quan trong cơ thể.
  • Máu tư đã trở thành máu thẫm theo các tĩnh mạch chủ về khoang bên phải của tim và lặp lại các vòng tuần hoàn.

Bạn có biết tại sau máu chỉ đi một chiều, mà không đi ngược chiều như các chị Ninja Lead không? Áp lực mạnh trên động mạch chủ, van một chiều trong tĩnh mạch chủ đã giúp hết đấy!

2.2.2. Cấu tạo phần khoang bụng

Cấu tạo cơ thể người phần khoang bụng

  • Gan: có chức năng lọc bỏ đi các độc tố trong cơ thể và thải ra ngoài thông qua các đường bài tiết. Gan có khả năng tự to ra như kích thước ban đầu nếu chỉ còn một mảnh nhỏ.
  • Dạ dày: là khoang chứa thức ăn. Cắt nhỏ các protein thành các cấu trúc cực nhỏ thông qua enzym pepsin.
  • Túi mật: có tác dụng tiết dịch mật phân hoá chất béo trong thức ăn.
  • Tuyến tụy: tiết dịch tụy tiêu hóa thức ăn. Đồng thời tiết insulin chuyển hóa đường glucose dư thừa thành glycogen dự trữ trong gan tránh tiểu đường. 
  • Ruột non: sau khi cắt nhỏ thức ăn từ dạ dày được đưa xuống ruột non để hấp thụ các chất dinh dưỡng. Ruột non có tổng chiều dài lên đến 6m để hấp thụ được hết các chất dinh dưỡng trong thức ăn đấy!
  • Ruột già: thức ăn sau khi được hấp thụ hết chất dinh dưỡng được chuyển đến ruột già lúc này ruột già hấp thụ phần còn sót lại trong thức ăn chính là nước. Và chuyển hóa bã còn lại thành phân theo trực tràng xuống hậu môn và thải ra ngoài.
  • Ruột thừa: là ruột tịt ở các loài động vật ăn cỏ không thoái hoá hết để lại. Không có chức năng gì ở người. Nhưng khi ăn các loại hại khó tiêu hoá như hại: ổi, dưa,… dễ bị tồn đọng tại đây gây ra chứng viêm ruột thường cần phải phẫu thuật cắt ngay.
  • Hai quả thận: nằm ở phía sau các cơ quan đã nêu trên. Thận có chức năng bài tiết nước tiểu. Giúp cho việt thải độc ra khỏi cơ thể người.

Cấu tạo cơ thể người phần thân dưới

Tính từ phần bụng dưới trở xuống thì phần thân dưới sẽ bao gồm:

  • Bàng quan: là nơi chứa nước tiểu được đưa từ thận xuống để thải ra ngoài.
  • Hậu mô: là nơi bài tiết chất thải từ thức ăn hay gọi là phân.
  • Các cơ quan sinh dục:

Ở nam: dương vật, tinh hoàn, bìu, tuyến tiền liệt, tuyến hành niệu, các ống dẫn. Cơ quan sinh dục nam có tác dụng là thải nước tiểu, sản xuất tinh trùng,…

Ở nữ: âm đạo, buồng trứng, tử cung, các ống dẫn. Cơ quan sinh dục nữ có tác dụng thải nước tiểu, sản xuất ra trứng,… Ngoài ra ở nữ từ tuổi dậy thì sẽ bắt đầu có hiện tượng kinh nguyệt hàng tháng.

2.4. Cấu tạo cơ thể người ở các phần khác

2.4.1. Các bó cơ

Cấu tạo của các bó cơ trên cơ thể người

Được hình thành từ các sợi protein liên kết với nhau tại thành bó lớn. Được phân bổ ở hầu hết cơ thể để bảo vệ phần nội tạng bên trong như đã nêu ở phần trên.

Nó giúp cho các hoạt động hằng ngày của con người như: đi đứng, khuân vác, cầm nắm,….

Các bó cơ cứ phát triển liên tục nếu ta bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và để các bó cơ hoạt động ma sát với nhau.

2.4.2. Bì

Cấu tạo da người

Hay còn gọi là da, ở người nó nằm ở ngoài cùng bảo vệ các cơ quan còn lại bên trong.

Da được cấu tạo bởi ba lớp: biểu bì, trung bì và hạ bì. Trên da có các lỗ chân lông là nơi để góp phần bài tiết các chất độc bên trong cơ thể người.

2.4.3. Xương

Cấu tạo khung xương con người

Khung xương của người cũng rất phức tạp.

Nó bao gồm:

  • Xương sống: là cơ quan xương nâng đỡ toàn bộ phần trên của cơ thể chúng ta tính từ hong trở lên. Nó rất quan trọng đối với cuộc sống chúng ta. Nhưng khi về già gần như ai cũng có các triệu chứng khác nhau về cột sống như: thoái hóa, thoát vị đĩa đệm, gai,…
  • Xương sườn: là xương bảo vệ phần lòng ngực của chúng ta. Ở nam có nhiều hơn ở nữ 2 thanh sườn.
  • Hộp sọ: bảo về phần não bộ.
  • Xương cánh tay, xương chân: nâng đỡ các cơ quan tay chân.
  • Ngoài ra còn rất nhiều xương khác: xương chậu, xương hàm, xương cụt, xương hóc tai, xương ngón tay, ngón chân,…

Cấu tạo của xương người bao gồm:

Cấu tạo xương người

  • Đầu xương là các sụn giúp giảm ma sát ở các khớp xương. Tại đây xương ở dạng xốp và nan xương giúp phân tán lực tác động và tại các lỗ xốp là nơi chứa tủy đỏ
  • Bên ngoài phần thân xương là màng xương phát triển theo chiều ngang và các mô xương cứng bảo vệ các thành phần bên trong, tại đây là nơi cái mạch máu bao quanh để cung cấp máu đến nuôi xương.
  • Bên trong xương là khoang xương chứa tủy đỏ ở trẻ em vàng tuỷ vàng ở người lớn.

Qua bài viết chúng tôi đã cho bạn biết được những kiến thức về cấu tạo cơ thể người. Bao gồm các cơ quan não bộ, phần tim và các cơ quan nội tạng khác. Ngoài ra chúng tôi còn cho bạn biết về một phần cơ bản về cấu tạo của xương ở người. Đồng thời nói về các chức năng cơ bản của các cơ quan ấy. Nếu bạn thấy chúng tôi đã phần nào cung cấp được kiến thức cơ bản về sinh học cấu tạo cơ thể người, và các chức năng của các cơ quan trong cơ thể người. Hãy thường xuyên theo dõi trang web của chúng tôi để có thể tận hưởng được nhiều bài viết hay sau này bạn nhé!

Video liên quan

Chủ Đề