Cấu trúc to have subject verb dịch như thế nào năm 2024

Sau have ta có thể dùng tân ngữ + động từ nguyên thể không to / V-ing / Phân từ quá khứ.

1. Have + tân ngữ + V-ing / động từ nguyên thể không to Cấu trúc have + tân ngữ + động từ nguyên thể không to có thể được dùng với nghĩa "yêu cầu/khiến ai làm gì". Cấu trúc này được dùng chủ yếu trong tiếng Anh Mỹ khi đưa ra chỉ dẫn hay yêu cầu, ra lệnh. Ví dụ: I'm ready to see Mr Smith. Have him come in, please. (Tôi đã sẵn sàng gặp ông Smith rồi. Cho ông ấy vào đi.) The manager had everybody fill out a form. (Người quản lý yêu cầu mọi người điền vào 1 tờ đơn.)

Cấu trúc have + tân ngữ + V-ing thì được dùng với nghĩa "khiến cho ai ở trong trạng thái nào đó/khiến cho ai làm gì" Ví dụ: He had us laughing all through the meal. (Anh ấy khiến chúng tôi cười suốt bữa ăn.)

2. Have + tân ngữ + phân từ quá khứ Cấu trúc have + tân ngữ + phân từ quá khứ có thể được dùng với nghĩa "khiến/làm cho việc gì được làm bởi ai đó". Phần tân ngữ + phân từ quá khứ mang nghĩa bị động. Ví dụ: I must have my watch repaired. (Tớ phải đi sửa đồng hồ thôi.) I'm going to have my hair cut this afternoon. (Chiều nay tớ sẽ đi cắt tóc.) If you don't get out of my house, I'll have you arrested. (Nếu anh không ra khỏi nhà tôi, tôi sẽ khiến anh bị tống giam đấy.)

Get cũng được sử dụng tương tự như have trong trường hợp này.

3. Khi have mang nghĩa trải nghiệm Cấu trúc Have + tân ngữ + V-ing / động từ nguyên thể không to còn có thể được dùng để diễn tả việc ai đó trải qua việc gì. Ví dụ: I had a very strange thing happen to me when I was fourteen. (Tớ đã từng trải qua 1 chuyện rất lạ khi tớ 14 tuổi.) We had a gipsy come to the door yesterday. (Ngày hôm qua có 1 người Di-gan đến trước cửa nhà chúng tôi.) It's lovely to have children playing in the garden again. (Thật vui khi lại được thấy những đứa trẻ chơi đùa trong vườn.) I looked up and found we had water dripping through the ceiling. (Tớ nhìn lên và thấy nước đang nhỏ xuống từ trần nhà.) Lưu ý sự khác biệt giữa dạng động từ nguyên thể không to trong 2 ví dụ đầu (nói về sự việc đã xảy ra) và dạng V-ing trong 2 ví dụ sau (nói về sự việc đang xảy ra), cũng tương tự như sự khác biệt giữa các thì đơn giản và tiếp diễn.

Cấu trúc have + tân ngữ + phân từ quá khứ cũng có thể được dùng để miêu tả ai đó đã trải qua việc gì. Phần tân ngữ + phân từ quá khứ mang nghĩa bị động. Ví dụ: We had our roof blown off in the storm. (Mái nhà của chúng tôi bị thổi bay đi trong cơn bão.) King Charles had his head cut off. (Vua Charles bị chặt đầu.) She's just had a short story published in a magazine. (Cô ấy vừa mới được đăng tải 1 câu chuyện ngắn trên tạp chí.)

5. I won't have Cấu trúc I won't have + tân ngữ + động từ có thể được dùng với nghĩa "Tôi sẽ không cho phép/để..." Ví dụ: I won't have you telling me what to do. (Tớ sẽ không để cho cậu chỉ bảo tớ phải làm gì.) I won't have my house turned into a hotel. (Tớ sẽ không để cho nhà tớ bị biến thành cái khách sạn.)

Chủ ngữ là chủ thể của hành động trong câu, thường đứng trước động từ (verb). Chủ ngữ thường là một danh từ (noun) hoặc một ngữ danh từ (noun phrase – một nhóm từ kết thúc bằng một danh từ, trong trường hợp này ngữ danh từ không được bắt đầu bằng một giới từ). Chủ ngữ thường đứng ở đầu câu và quyết định việc chia động từ.

Chú ý rằng mọi câu trong tiếng Anh đều có chủ ngữ (Trong câu mệnh lệnh, chủ ngữ được ngầm hiểu là người nghe. Ví dụ: “Don’t move!” = Đứng im!).

Milk is delicious. (một danh từ)

That new, red car is mine. (một ngữ danh từ)

Đôi khi câu không có chủ ngữ thật sự, trong trường hợp đó, It hoặc There đóng vai trò chủ ngữ giả.

It is a nice day today.

There is a fire in that building.

There were many students in the room.

It is the fact that the earth goes around the sun.

2. Verb (động từ):

Động từ là từ chỉ hành động hoặc trạng thái của chủ ngữ. Mọi câu đều phải có động từ. Nó có thể là một từ đơn hoặc một ngữ động từ. Ngữ động từ (verb phrase) là một nhóm từ gồm một hoặc nhiều trợ động từ (auxiliary) và một động từ chính.

I love you. (chỉ hành động)

Chilli is hot. (chỉ trạng thái)

I have seen the movie three times before. (auxiliary: have; main verb: seen)

I am going to Sai Gon tomorrow. (auxiliary: am; main verb: going)

3. Complement (vị ngữ):

Vị ngữ là từ hoặc cụm từ chỉ đối tượng tác động của chủ ngữ. Cũng giống như chủ ngữ, vị ngữ thường là danh từ hoặc ngữ danh từ không bắt đầu bằng giới từ, tuy nhiên vị ngữ thường đứng sau động từ. Không phải câu nào cũng có complement. Vị ngữ trả lời cho câu hỏi What? hoặc Whom?

John bought a car yesterday. (What did John buy?)

Jill wants to drink some water. (What does he want to drink?)

She saw John at the movie last night. (Whom did she see at the movie?)

4. Modifier (trạng từ):

Trạng từ là từ hoặc cụm từ chỉ thời gian, địa điểm hoặc cách thức của hành động. Không phải câu nào cũng có trạng từ. Chúng thường là các cụm giới từ (prepositional phrase), phó từ (adverb) hoặc một cụm phó từ (adverbial phrase). Chúng trả lời câu hỏi When?, Where? hoặc How? Một cụm giới từ là một cụm từ bắt đầu bằng một giới từ và kết thúc bằng một danh từ (VD: in the morning, on the table,…). Nếu có nhiều trạng từ trong câu thì trạng từ chỉ thời gian thường đi sau cùng.

John bought a book at the bookstore. (Where did John buy a book?)

She saw John at the movie last night. (Where did she see John? When did she see him?)

She drives very fast. (How does she drive?)

Chú ý rằng trạng từ thường đi sau vị ngữ nhưng không nhất thiết. Tuy nhiên trạng từ là cụm giới từ không được nằm giữa động từ và vị ngữ.