Cây thù lù nấu nước uống trị bệnh gì

Cây thù lù có lẽ không còn xa lạ với các gia đình ở vùng nông thôn nước ta, loài cây này mọc hoang dại khá nhiều ở các bãi đất trống, ngoài vườn, bờ ruộng. Trước đây, có rất ít người quan tâm đến loại cây này, chỉ coi đây là một loại rau ăn tuy nhiên cây thù lù còn là một loại dược liệu quý trong y học cổ truyền giúp điều trị nhiều bệnh lý như tiểu đường, sốt, cảm cúm, hỗ trợ điều trị ung thư,... Cụ thể cây thù lù chữa bệnh gì, cây thù lù có tác dụng gì và đặc điểm nhận biết loại cây này ra sao, bạn đọc đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé.  

Đôi nét về loài cây thù lù

Trước khi đi tìm hiểu cây thù lù có tác dụng gì, cây thù lù chữa bệnh gì, bạn cần nhận biết đúng cây thù lù để tránh nhầm lẫn với các loại cỏ dại khác. Tên khoa học thường gọi của cây thù lù là Physalis angulata L., đây là một cây thân thảo thuộc họ cà. Ở mỗi vùng quê, mỗi khu vực ở nước ta, loài cây này có những tên gọi khác nhau như thù lù cạnh, cây lồng đèn [do hình thái quả giống như chiếc lồng đèn], cây tầm bóp, cây bôm bốp, cây bùm bụp, cây lu lu cái. Cây thù lù rất dễ sinh sống, có khả năng sinh trưởng và phát triển ở hầu hết các vùng khí hậu ở nước ta.

Cây thù lù có thể dễ bị nhầm lẫn với cây lu lu đực, vì vậy để phân biệt và thu hái đúng loại cây này bạn cần lưu ý những đặc điểm hình thái của cây thù lù như sau:

  • Thù lù là cây thân thảo, thân phân chia thành nhiều cành, nhiều nhánh, có chiều cao từ 60 đến khoảng 90cm, đường kính thân từ 1 đến 2cm.
  • Lá cây thù lù có hình bầu dục, màu xanh, các lá mọc so le nhau và được nối với thân bằng một cuống dài khoảng 3 - 4cm. Chiều dài của lá thù lù sẽ dao động từ 3 đến 15cm và rộng khoảng 2 đến 10cm.
  • Hoa của cây thù lù có 5 cánh mỏng màu trắng, phần nhụy màu vàng, mọc đơn độc từng hoa. Một vài hoa có thể có chấm tím ở gốc. Đài hoa có hình chuông, phía bên ngoài sẽ được phủ bởi một lớp lông tơ mịn.
  • Đặc điểm dễ nhận dạng nhất của cây thù lù đó chính là quả của loại cây này. Quả cây thù lù có hình tròn, bề mặt nhẵn, khi còn non có màu xanh và khi chín chuyển qua màu đỏ. Bao bọc bên ngoài sẽ có một lớp đài dài khoảng 2 đến 4cm, bảo vệ quả cây thù lù phía trong. Lớp đài này có hình thái giống như chiếc lồng đèn, dùng tay bóp sẽ gây ra tiếng kêu bộp bộp. Cái tên cây lồng đèn, cây bùm bụp hay cây bồm bộp dường như cũng được bắt nguồn từ đây. Quả cây thù lù có thể ăn được và sẽ ra quanh năm.

Ngoài việc hái các ngọn non của cây thù lù làm thức ăn hàng ngày thì người dân còn thu hái toàn bộ các bộ phận của loại cây này từ rễ, thân, lá, quả để phơi khô làm dược liệu. Các nghiên cứu về thành phần của loại cây này đã xác định được nhiều hoạt chất tốt như alkaloid, chất xơ, chất béo, các loại vitamin nhóm A, vitamin C, các khoáng chất cần thiết như kẽm, magie, sắt hay photpho. Với những thành phần này, cây thù lù trị bệnh gì hiệu quả, cây thù lù có tác dụng gì với sức khỏe của con người, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về chủ đề này trong nội dung phần mục dưới đây.

Cây thù lù chữa bệnh gì?

Tất cả các bộ phận của cây thù lù đều có thể sử dụng làm thuốc trị bệnh, bạn có thể dùng tươi hoặc phơi khô để sử dụng được lâu hơn. Những tác dụng của cây thù lù có thể kể đến:

1. Trị đái tháo đường

Các bài thuốc từ cây thù lù được cho là có thể đem lại hiệu quả cao trong việc điều trị bệnh tiểu đường nhờ khả năng tăng nồng độ insulin trong máu người bệnh. Phổ biến nhất là sử dụng rễ thù lù tươi cùng tim lợn và chu sa đem nấu nhừ và sử dụng liên tiếp khoảng 5 đến 7 lần. Trong quá trình điều trị tiểu đường bằng loại cây này, bạn cần chú ý kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên để theo dõi thay đổi và ngưng sử dụng nếu lượng insulin trong máu ở mức ổn định. Cây thù lù trị bệnh gì, bạn hãy tham khảo bài thuốc trị tiểu đường từ loại cây này nhé.

2. Ngăn ngừa sỏi tiết niệu hình thành

Hàm lượng vitamin A có trong cây thù lù có khả năng thúc đẩy hình thành canxi photphat từ đó góp phần giảm nguy cơ hình thành sỏi tiết niệu.

3. Bổ mắt

Cây thù lù có tác dụng gì, bạn đọc không thể bỏ qua tác dụng bổ mắt, giúp mắt sáng, khỏe mạnh, phòng ngừa nguy cơ đục thủy tinh thể của loại cây này. Lý giải cho tác dụng trên, các chuyên gia cho rằng trong cây thù lù có chứa lượng vitamin A khá lớn, có thể đáp ứng nhu cầu vitamin A hàng ngày của con người.

4. Hỗ trợ điều trị cảm lạnh, hạ sốt

Như chúng tôi đã thông tin ở trong bài viết, cây thù lù có chứa hàm lượng lớn vitamin C cùng nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể. Sử dụng một lượng cây thù lù vừa đủ trong việc ăn uống hàng ngày sẽ giúp bạn nâng cao hệ miễn dịch trong những ngày đang bị cảm lạnh, sốt, giúp cơ thể chống chọi lại với bệnh tật, nhanh chóng phục hồi sức khỏe trở lại. Cây thù lù chữa bệnh gì, bạn cũng hãy lưu lại tác dụng hỗ trợ chữa cảm lạnh, sốt của loại cây này nhé.

5. Hỗ trợ điều trị ung thư

Cây thù lù có tác dụng gì, cây thù lù trị bệnh gì, bạn không thể bỏ qua khả năng hỗ trợ điều trị ung thư tuyệt vời của cây thù lù. Một số hợp chất trong loại cây này có khả năng ức chế sự phát triển của các tế bào ác tính, tiêu diệt chúng, làm hạn chế sự phát triển của căn bệnh ung thư. Ngoài ra, việc bổ sung thường xuyên loại cây này cũng giúp cơ thể tăng cường miễn dịch, tăng khả năng chống chọi lại với mầm bệnh gây ung thư.

6. Kiểm soát mỡ máu và phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Bổ sung cây thù lù thường xuyên có thể giúp bạn tăng khả năng kiểm soát lượng cholesterol trong máu từ đó hạn chế nguy cơ các vấn đề về tim mạch, đột quỵ. Bạn có thể sử dụng cây thù lù tươi để làm thức ăn, xào chung thịt heo, thịt bò để tăng thêm phần dinh dưỡng hoặc có thể xay tươi lá cây thù lù, lọc lấy nước để sử dụng như nước ép rau củ thông thường.

7. Trị rôm sảy cho trẻ nhỏ

Không chỉ gắn liền với nhiều trò chơi của tuổi thơ, cây thù lù còn được các bà, các mẹ sử dụng để tắm cho trẻ nhỏ vào những ngày hè nóng bức để giảm những khó chịu do rôm sảy gây ra. Bạn có thể dụng các bộ phận của cây đem rửa sạch sau đó nấu cùng nước để tắm, duy trì 2 ngày thực hiện 1 lần, bạn sẽ thấy giảm rôm sảy đáng kể.

8. Trị mụn nhọt

Cây thù lù trị bệnh gì, có tác dụng gì, khả năng trị mụn của loại cây này chắc chắn sẽ khiến bạn hài lòng. Với các trường hợp bị mọc mụn đinh hoặc bị mụn nhọt ở vú chị em có thể sử dụng quả cây thù lù giã nát, lấy phần cốt để đắp lên chỗ mụn. Sau một vài lần thực hiện, các nốt mụn nhọt sẽ giảm sưng đau, không gây khó chịu cho người bệnh.

9. Hạn chế tổn thương mô cơ do vận động

Nhắc đến những tác dụng của cây thù lù với sức khỏe con người bạn cũng không thể bỏ qua khả năng ngăn ngừa triệu chứng đau nhức mô cơ sau khi tập thể dục, tập luyện thể thao. Để tránh những tổn thương và các cơn đau cơ sau vận động, bạn có thể bổ sung vitamin C từ cây thù lù qua đường ăn uống.

Cần chú ý gì khi dùng cây thù lù chữa bệnh?

Mặc dù cây thù lù được cho là có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên khi sử dụng loại cây này hoặc các sản phẩm từ cây thù lù, bạn cần lưu ý những điểm sau:

  • Không nên sử dụng cây thù lù kéo dài, bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ về liều lượng, thời hạn sử dụng điều trị trong từng trường hợp bệnh lý.
  • Nếu đã từng bị dị ứng hoặc sau khi sử dụng có phản ứng dị ứng với cây thù lù bạn cần ngừng sử dụng ngay lập tức.
  • Bạn cũng cần hỏi ý kiến bác sĩ nếu muốn sử dụng cây thù lù điều trị bệnh trong khoảng thời gian đang sử dụng các loại thuốc tây y hay bất cứ thảo dược nào khác.
  • Trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai không sử dụng cây thù lù khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Cây thù lù rất dễ nhầm với lu lu đực [loại cây này có chứa độc tố] vì vậy hãy đảm bảo chắc chắn rằng bạn đang sử dụng đúng loại cây để tránh những hậu quả không đáng có.

Tóm lại qua bài viết này chúng tôi đã giúp bạn đọc giải đáp các thắc mắc cây thù lù trị bệnh gì, cây thù lù có tác dụng gì, hy vọng bài viết đã đem lại nhiều thông tin bổ ích cho độc giả. Các thông tin về tác dụng điều trị bệnh của cây thù lù chỉ mang tính chất tham khảo, để điều trị các bệnh lý và được tư vấn về cách sử dụng cây thù lù hiệu quả bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn trước khi thực hiện.

//phongkhamdakhoahungthinh.webflow.io/

Chủ Đề